Nữ sinh Việt giỏi công nghệ, siêu tiếng Nhật và triết lý sống ‘2 mét’
Hoàng Hồng Thúy luôn là cái tên đặc biệt tại Viện công nghệ Việt – Nhật, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khi giỏi công nghệ, siêu tiếng Nhật. Cô gái Việt tài năng này còn có những gì đặc biệt?
Cô gái giỏi công nghệ, siêu tiếng Nhật Hoàng Hồng Thúy – ẢNH THÚY HẰNG
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng việc học tiếng Nhật của sinh viên
Có tình cảm đặc biệt với đất nước Mặt trời mọc nên ngay khi có điểm ĐH, Thúy đã nộp hồ sơ vào Viện công nghệ Việt Nhật, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Cô gái là cựu học sinh Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cũng không ngờ mình là thủ khoa của viện và toàn trường năm học đó.
Luôn coi ngoại ngữ là một công cụ, muốn phát triển công cụ đó cần kiến thức chuyên ngành, Thúy vừa học ngành quản trị kinh doanh tại trường, vừa tự học thêm tiếng Nhật và tiếng Anh. Ngay từ cuối năm 2 đại học, cô đã đạt trình độ N2 (trong tiếng Nhật, trình độ xếp thứ tự từ N5 tới N1, N1 là cao nhất). Thúy chia sẻ: “Mỗi giai đoạn, với tôi luôn là những nhiệm vụ phải thực hiện. Đi học là mình bỏ tiền, bỏ thời gian đi mua kiến thức, do đó nhất định không được hời hợt. Trường chúng tôi có đặc thù đó là được học những môn chuyên ngành trước, các môn đại cương sẽ dạy ở những năm cuối nên mọi người đều rất có hứng thú”, Thúy chia sẻ.
Năm thứ 2, nhờ điểm học tập cao, Thúy giành suất học bổng 1 tháng sang Nhật, khóa trao đổi diễn ra tại ĐH công nghệ Kanazawa và công ty tại đây, chương trình không chỉ giúp sinh viên được thực tập về chuyên môn, trau dồi ngôn ngữ mà còn hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống tại Nhật. Trở về Việt Nam, vì có thành tích thực tập xuất sắc, ở năm thứ 3 ĐH, Thúy đã đi xin việc làm ở doanh nghiệp. Những kiến thức học được giúp cô có thể làm rất tốt công việc tiếp khách hàng Nhật Bản, dịch tài liệu tiếng Nhật sang tiếng Anh, tổ chức các buổi họp với khách hàng Nhật.
Khoảng thời gian này, Thúy sắp xếp thời gian cùng 2 người bạn thực hiện nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc học tiếng Nhật của sinh viên”, đây cũng chính là luận văn tốt nghiệp ĐH của Thúy, được hội đồng giám khảo chấm 9/10 điểm.
Hồng Thúy được tuyên dương Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư 2 năm liên tiếp 2018 và 2019 – ẢNH NVCC
Video đang HOT
Nữ sinh chỉ ra, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc học tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam, có thể kể đến 3 nhân tố chính, là động cơ học tập, môi trường học, người truyền cảm hứng.
“Nhóm chúng tôi mất 8 tháng thực hiện nghiên cứu, thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn với các bạn sinh viên các trường ĐH, các trung tâm Nhật ngữ. Tôi nhận ra, tiếng Nhật học rất khó, nên động cơ học rất quan trọng, nếu có động cơ thuyết phục, khi muốn bỏ cuộc bạn sẽ nghĩ về lý do để mình bắt đầu và không nản chí. Môi trường học cũng vậy, bạn không chỉ học ở trên lớp mà phải nói thường xuyên với bạn bè, người thân. Và quan trọng không kém, đó là người truyền lửa để mình luôn yêu thích việc học”, Thúy chia sẻ.
Con người, dù là ai cũng chỉ cần không gian 2 m để ăn, 2 m để ngủ và lỡ có lìa đời cũng chỉ có 2 m nên cần biết cân bằng mọi việc. Ngoài công việc, tôi còn có một gia đình với những niềm hạnh phúc giản dị như nói chuyện với bố vào mỗi buổi tối, nấu ăn cùng với mẹ và hỏi thăm việc học của em gái.
Hoàng Hồng Thúy
Không ru ngủ mình trên các thành tích
Từ năm nhất ĐH, Thúy đã là trưởng nhóm cùng thực hiện nhiều dự án. Cùng với nghiên cứu khoa học về việc học tiếng Nhật, Thúy cùng các bạn trong nhóm mình cùng làm nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam”. Đây cũng là sản phẩm giúp nhóm cô vào vòng bán kết giải thưởng Eureka 2019. Cô gái 23 tuổi chia sẻ: “Tôi luôn tâm đắc với ý kiến muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi tới cùng phải đi với đồng đội. Người lãnh đạo giỏi phải nhìn mặt để giao việc, để tất cả cùng phát triển và đóng góp thành tựu chung”.
Không chỉ là thủ khoa kép của Viện công nghệ Việt – Nhật, 2 năm liên tiếp 2018 – 2019, nữ sinh giỏi công nghệ, siêu tiếng Nhật nhận danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư, được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên; có nghiên cứu khoa học vào vòng bán kết giải thưởng Eureka 2019.
Nhận xét về học trò mình, thạc sĩ Lê Thiên Huy, Phó viện trưởng Viện công nghệ Việt – Nhật, cho hay Thúy là một cô học trò tuyệt vời khi ngoan ngoãn, lễ phép và thành tích học tập giỏi.
Năm thứ 3 ĐH, Thúy có một khoảng thời gian là trợ giảng tiếng Nhật thương mại ở một trung tâm. Trước khi ra trường, cô đã có việc làm chính thức là vai trò quản lý dự án tại một công ty xây dựng có đối tác là khách hàng Nhật.
Hiện tại, Thúy đang làm tại một công ty khởi nghiệp có đối tác là phía Nhật Bản. Là một biên phiên dịch công nghệ thông tin, trước hết chính Thúy phải am hiểu về công nghệ, hiểu về chính các phần mềm với các tính năng, nghiệp vụ để có thể là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đặc thù công việc, Thúy có thể phải làm việc lúc 1 giờ sáng hay tới tối muộn các ngày cuối tuần, tuy nhiên cô luôn cảm thấy sẵn sàng.
“Khi lựa chọn công ty start-up, tôi mong muốn mình được trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau để học được nhiều. Nhờ công việc hiện tại, tôi được học thêm về các công nghệ hiện đại như blockchain, bitcoin… Tôi nghĩ mình còn trẻ, còn phải học rất nhiều, hiện tại tôi vẫn học thêm khóa lập trình vào buổi tối”, nữ thủ khoa đầu ra Viện Công nghệ Việt – Nhật với điểm học tập 3,8/4 chia sẻ.
Triết lý sống ‘2 mét’
Thúy cho hay, ước mơ của cô là khởi nghiệp về công nghệ thông tin, lĩnh vực mà cô có thể phối hợp với đối tác Nhật Bản trong khi thị trường Việt Nam còn rất nhiều nhu cầu. Phương châm sống của cô là yêu công việc của mình làm, nhưng không chỉ biết dành hết cả thanh xuân với nó.
Cô gái Việt giỏi công nghệ, siêu tiếng Nhật bộc bạch triết lý sống “2 mét” mang lại hạnh phúc cho mình: “Con người, dù là ai cũng chỉ cần không gian 2 m để ăn, 2 m để ngủ và lỡ có lìa đời cũng chỉ có 2 m nên cần biết cân bằng mọi việc. Ngoài công việc, tôi còn có một gia đình với những niềm hạnh phúc giản dị như nói chuyện với bố vào mỗi buổi tối, nấu ăn cùng với mẹ và hỏi thăm việc học của em gái. Tôi cảm ơn cha mẹ vì đã luôn lắng nghe và cho tôi những bệ đỡ cần thiết để có thể làm những gì mình dự định”.
Đề thi các môn KHXH: Thí sinh than khó có điểm cao
10h30 sáng 10-8, các thí sinh đã kết thúc bài thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Thí sinh tại điểm thi THPT Nguyễn Thượng hiền. Ảnh: Nguyệt Nhi
Bước ra từ phòng thi, Hoàng Trân, học sinh trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh cho biết đề thi 3 môn Khoa học xã hội không quá khó. 3 môn trên thí sinh có thể dễ lấy điểm 7. Nhưng để đạt điểm cao hơn, đòi hỏi thí sinh có kiến thức rộng.
Minh Châu, học sinh trường THPT Gia Định tham dự bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. Năm nay em xét tuyển khối Toán, Hóa, Sinh vì thế môn Lý em không tập trung lắm, riêng môn Hóa và Sinh em làm chắc được 30 câu đầu tiên Những câu sau khó dần và đáp án cũng khá mơ hồ.
Thạch Anh, học sinh cùng trường với Minh Châu, cũng tham gia thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. Em thấy đề Lý khá ổn, em làm được khoảng 80%. Còn 2 môn Hóa, Sinh chủ yếu em "lụi".
Thạch Anh, thí sinh đến từ Trường THPT Gia Định cho biết em làm tốt môn Lý. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tại điểm thi Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM, hầu hết các thí sinh đều hài lòng với đề năm nay. Em Thanh Phúc cho biết, em thi tổ hợp bài Khoa học tự nhiên. Trong đó, môn Hóa và Lý vừa sức. Mỗi môn có khoảng 30 câu đầu dễ nên bạn nào cũng có thể làm được nếu có học bài. Riêng 10 câu cuối dành cho các bạn khá giỏi, đòi hỏi vận dụng cao hơn. Riêng môn Sinh học, theo Phúc, môn này khó hơn vì có khoảng 15 câu nâng cao. Đề thi các môn chủ yếu ở lớp 12, một số câu ở lớp 11 nhưng không khó.
Thanh Phúc (giữa) cho biết đề thi môn Lý và môn Hóa vừa sức với em. Ảnh: PHẠM ANH
Tại điểm thi THPT Trưng Vương, quận 1, các thi sinh đều cảm thấy khá hài lòng với buổi thi hôm nay.
Thí sinh tạo điểm thi THPT Trưng Vương. Ảnh: Minh Tâm
Em Nguyễn Đắc Ngọc Anh thi khối xã hội cho biết đề thi tương đối dễ các câu hỏi vận dụng nhiều để chống liệt, em nghĩ đa số các bạn làm trên 6.5 điểm. Trong 3 môn thi thì em thấy các kiến thức nằm hết trong phần ôn tập. Địa lý chủ yếu là vận dụng vào Alat, không học lý thuyết nhiều nên rất dễ. Còn sử khá khó vì hỏi nhiều về các năm chứ không hỏi về mốc lịch sử nên không dễ làm. Em đánh giá tổng thể ba môn hôm nay khoảng 60-70%."
Em Trần Gia Bảo được cha đón tại cổng, là thí sinh bước ra đầu tiên tại điểm thi Trưng Vương.
Đa số thí sinh dự thi khối Khoa học xã hội tại điểm thi THPT Trung Mỹ Tây 1 đều cho rằng môn Lịch sử là môn khó nhất trong ba môn. Em Nguyễn Ngọc Pháp, học sinh trường Nguyễn Văn Cừ cho biết đề khá vừa sức, em làm bài tạm ổn, chỉ môn Lịch Sử là hơi khó, em dự đoán trung bình ba môn trên 6 điểm.
Cùng chung suy nghĩ, Huỳnh Ngọc Nhi, học sinh trường THPT Bà Điểm cho hay, em thấy đề tương đối dễ, trừ môn Lịch sử ra thì môn nào em cũng làm được, em dự đoán điểm của em sẽ trên trung bình. Tương tự, Quỳnh Nhi, học sinh trường THPT Bà Điểm cũng cho rằng đề thi năm nay tương đối dễ và em cũng làm được.
Quỳnh Nhi (trái) và Ngọc Nhi (phải) đang xem lại đề thi trong lúc đợi phụ huynh đón
Tại điểm thi trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội), thí sinh Ái Vân thi tổ hợp bài thi Khoa học xã hội chia sẻ, đề Sử năm nay khó hơn so với em dự đoán, có tới 30% câu hỏi em khoanh bừa vì không thể nhớ được kiến thức các phần đó. Ái Vân cho biết đề Địa khá vừa sức, vận dụng được Atlat địa lý trong 1 số câu. "Địa lý dễ lấy điểm cao hơn so với Lịch Sử, em đoán mình được 7 điểm Địa, còn môn Sử em đang lo không đủ điểm trung bình" - Vân nói.
Học bổng hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) vừa quyết định dành 2 tỷ đồng trao học bổng hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên khóa mới tuyển sinh năm 2020. PGS.TS. Lưu Trang, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cho hay nhằm khuyến khích và thu hút thí sinh giỏi đăng ký xét tuyển, Nhà...