Nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ 1 tỷ đồng của Chính phủ Trung Quốc
Không chỉ tốt nghiệp thủ khoa song bằng loại xuất sắc ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Dương Hồng Nhung còn giành được suất học bổng toàn phần trị giá 1 tỷ đồng đến từ Chính phủ Trung Quốc.
Dương Thị Hồng Nhung được biết đến là nữ sinh “ siêu thành tích” của Khoa Ngoại ngữ, Trường Ngoại ngữ – Du lịch thuộc Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Trong 4 năm đại học, Nhung có 5/8 kỳ giành học bổng và 4 năm đạt khen thưởng sinh viên giỏi và xuất sắc.
Đạt tổng điểm trung bình chung toàn khóa là 3,69/4.0, Hồng Nhung là thủ khoa đầu ra loại xuất sắc của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và ĐH Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với chương trình liên kết quốc tế đào tạo sinh viên.
Cô còn đạt thành tích ấn tượng khi hồi tháng 7 năm nay đã giành được học bổng toàn bậc thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc trị giá gần 1 tỷ đồng.
Với suất học bổng này, Nhung được hỗ trợ toàn bộ học phí, tiền ở ký túc xá, bảo hiểm và trợ cấp sinh hoạt 3.000 Nhân dân tệ mỗi tháng (tương đương khoảng 11 triệu đồng) tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh (ngôi trường top 1 đào tạo ngành Sư phạm tại Trung Quốc).
Nhung còn giành được học bổng Khổng Tử toàn phần hệ thạc sĩ – loại học bổng giáo viên Tiếng Trung quốc tế tại Trường ĐH Sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải) với mức hỗ trợ trị giá tương tự.
Dương Thị Hồng Nhung giành suất học bổng toàn phần trị giá 1 tỷ đồng đến từ Chính phủ Trung Quốc tại tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh.
Chia sẻ với VietNamNet, Hồng Nhung cho hay tấm bằng tốt nghiệp đại học loại xuất sắc là “trái ngọt” ghi nhận cho những cố gắng, nỗ lực suốt 4 năm học đại học của em.
Học như là một thứ đam mê, Nhung rất chủ động lên kế hoạch cho lộ trình của mình.
Video đang HOT
Chia sẻ về bí quyết học tốt, theo Nhung, việc tạo cảm hứng khi học tập là vô cùng quan trọng. “Bởi chỉ có khi bạn thực sự yêu thích, đam mê và hết mình, thì mục tiêu mới đạt được nhanh chóng”.
Nhung rất coi trọng những kiến thức mà thầy cô mở rộng, liên hệ thực tế trong bài giảng trên lớp, coi đó là những “kiến thức vàng” và đều ghi chép cẩn thận, dành thời gian nghiên cứu.
Riêng về Tiếng Trung, Nhung thường học hết kiến thức trong sách, thậm chí không bỏ sót những dòng nhỏ mở rộng kiến thức kèm theo.
“Trên lớp, xác định học theo tiêu chí ‘muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học’, em không ngại giơ tay xin giảng viên giải đáp nếu chưa hiểu bài. Em thường ghi lại những kiến thức mở rộng mà giảng viên chia sẻ trên lớp, vì đó thường là những kiến thức mà thầy cô đã tích lũy suốt quãng thời gian giảng dạy, thậm chí có thể không có trong sách vở”.
Nhung cho hay em không quá vội vàng đi làm thêm ở những năm đầu. Ở những năm cuối đại học, em cũng dành thời gian đi làm thêm, song chỉ chọn những công việc liên quan đến ngành học với mục đích trau dồi thêm chuyên môn và tiêu chí ưu tiên là không để ảnh hưởng đến học tập.
“Đó cũng là một cách để tăng thêm kỹ năng mềm”, Nhung nói.
Nhung cho rằng, học chưa bao giờ là khó, song duy trì được sự kiên trì mới là thử thách lớn nhất với mỗi người.
Theo Nhung, không chỉ riêng học tập, mà khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần sự kiên trì. “Thích thôi là chưa đủ, kiên trì và có kỉ luật sẽ giúp bạn chinh phục được những mục tiêu mà mình đặt ra. Ngoài ra, cần xác định rõ mục tiêu tương lai của mình, kiên định tiến về phía trước, không bỏ cuộc giữa chừng. Bằng sự nỗ lực bền bỉ, em tin nhất định sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn”.
Theo Nhung, để giành được học bổng thạc sĩ không quá khó, nhưng phải có cách thức và đường hướng rõ ràng.
Nhận thấy bản thân có nhu cầu, Nhung đã tìm tất cả các thông tin về học bổng Trung Quốc trên Google và các trang mạng xã hội.
“Em hạn chế hỏi người khác những câu hỏi mà trên Google đã có giải đáp. Tuy nhiên, khi thật sự không tìm được câu trả lời trên các nền tảng, em sẽ chủ động tìm hỏi các anh chị đi trước.
Em cũng thường xuyên ‘nằm vùng’ ở các hội, nhóm trên Facebook về du học và tìm đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm mà các anh chị đi trước chia sẻ. Bên cạnh đó, em theo dõi những cập nhật, chia sẻ của các anh chị ấy để phần nào hiểu hơn về cuộc sống ở nước bạn.
Đồng thời, bản thân phải học tập tốt. Điểm GPA tích lũy cao cũng sẽ giúp mình tăng cơ hội cạnh tranh. Cần có kế hoạch học tập cụ thể và cố gắng học thật tốt các chứng chỉ về tiếng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường top đầu.
“Một điều cũng rất quan trọng nữa đó là cần tìm hiểu thật kỹ ngôi trường mà mình muốn nộp hồ sơ, để lúc phỏng vấn có thể trả lời được tốt nhất. Luôn thể hiện sự tự tin và mỉm cười trong quá trình phỏng vấn cũng là một bí kíp để ghi điểm”, Nhung chia sẻ.
Ngoài việc học, Nhung cũng năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cô cho rằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa là cách để làm phong phú, tạo sự ấn tượng thêm cho hồ sơ cá nhân.
Nhung từng tham gia khá nhiều các cuộc thi và giành được các giải thưởng như: Giải Nhì cuộc thi viết luận về mối quan hệ thương mại giữa các nước thuộc hiệp định RCEP; Giải Khuyến khích cuộc thi “Kĩ năng giảng dạy tiếng Trung quốc tế”; Chứng nhận cuộc thi “thư pháp và thiết kế” (đều do tỉnh Quảng Tây tổ chức); Giải nhất cuộc thi “Thử thách 1 phút sáng tạo”; Giải Nhất cuộc thi “Thuyết trình tiếng Trung về kiến thức trên thế giới”; Giải Nhì cuộc thi chụp ảnh “Ước hẹn thanh xuân”; Giải Nhì cuộc thi “dạy tiếng Trung cho người nước ngoài” (đều do Trường ĐH Khoa học Kĩ thuật Quảng Tây tổ chức); Giải Ba cuộc thi “Tài năng Hán ngữ” do Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội tổ chức năm 2019…
Hiện tại, Hồng Nhung đã quyết định chọn theo học thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh.
Nhung nhìn nhận quá trình học thạc sĩ tới đây chắc chắn rất vất vả, song em đặt quyết tâm sẽ tiếp tục sự nhiệt huyết và đam mê thời đại học để khắc phục những khó khăn ở môi trường mới.
“Em sẽ cố gắng cân bằng thời gian, sắp xếp việc học để đạt kết quả tốt nhất”, Nhung khẳng định.
Nữ sinh thi chạy ở trường nhìn bình thường, cho đến khi ngó chiếc quần cô nàng mặc mà ai cũng "đỏ mặt" giùm
Nữ sinh này là tâm điểm của cả trường vì trang phục thi chạy của mình.
Hội thao là một trong những sự kiện thường xuyên được tổ chức tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Trung Quốc. Thông qua sự kiện này, nhà trường mong muốn tinh thần đoàn kết, tương trợ, nỗ lực vượt qua khó khăn của sinh viên sẽ được phát huy. Đồng thời, đây cũng là dịp nhắc nhở mỗi sinh viên chú ý rèn luyện thể thao để bảo vệ sức khỏe.
Một trường Cao đẳng tại Quảng Châu cũng tổ chức hội thao thường niên vào tháng 11 vừa qua. Năm nay, sự kiện được nhiều người chú ý hơn mọi năm, không phải bởi vì thành tích hay kỷ lục mà vì trang phục của một nữ sinh khi tham gia hội thao.
Một nữ sinh đại diện cho khoa Ngoại ngữ tham gia thi đấu điền kinh. Cô nàng này chọn trang phục khác hoàn toàn so với các vận động viên còn lại. Trong khi hầu hết đều mặc trang phục đơn giản, dễ vận động như áo thun, quần đùi thì nữ sinh chọn cho mình một chiếc áo crop top được mặc phía bên trong, khoác thêm một lớp áo khác bên ngoài. Nhưng nửa thân phía dưới mới là điều khiến nhiều người ái ngại.
Theo đó, cô nàng chọn cho mình một chiếc quần lửng dài hơn một gang tay màu hồng, đặc biệt, nữ sinh còn phối chung với một chiếc quần tất dạng lưới phía bên trong cùng một đôi vớ đen dài quá đầu gối ở ngoài cùng.
Cách ăn mặc này đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng bởi nhiều người cho rằng trang phục này khó phù hợp với các sự kiện thể thao, các hoạt động yêu cầu người tham gia phải vận động mạnh. Nhiều người lên tiếng "chê bai" nữ sinh ăn mặc quá yểu điệu và không ra dáng một vận động viên. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến bênh vực rằng, việc mang vớ hay quần tất có lẽ là để bảo vệ cô khỏi xây xước khi chạy mà thôi.
Bỏ qua những gương mặt chỉ trỏ, trêu ghẹo về trang phục của mình, nữ sinh bước vào vạch xuất phát cho phần thi chạy nước rút. Ngay khi tiếng còi vang lên, nữ sinh đã có màn xuất phát ngoạn mục và bứt tốc mạnh mẽ, qua đó nhanh chóng về đích với vị trí thứ nhất trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Có thể thấy, việc có trang phục tương đối rườm rà như cô gái trong ảnh không làm ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của cô.
Ở môi trường đại học, nhà trường sẽ không còn yêu cầu khắt khe về trang phục đối với sinh viên như thời phổ thông. Chỉ cần sinh viên đảm bảo trang phục mình đi học không phản cảm, phù hợp với môi trường học đường là đủ. Vì vậy, trang phục của nữ sinh trong quy mô của một giải đấu thể thao thì vẫn không quá phản cảm.
Song lời khuyên của một số netizen có kinh nghiệm chơi thể thao cho rằng, mặc quần tất với chất liệu khá trơn sẽ khá nguy hiểm vì dễ khiến vận động viên vấp ngã, nhất là ở những môn đòi hỏi tốc độ. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết, các vận động viên chuyên nghiệp chỉ mặc các trang phục đơn giản quần đùi - áo thun và đi giày kèm vớ...
Xinh đẹp như thần tiên tỷ tỷ, thư kí một công ty sản xuất điện tử "gây bão" Ngày 12/11, cô gái này bỗng nhận được sự quan tâm lớn từ CĐM. Ngày 12/11, cái tên Mạnh Vũ Đồng bất ngờ lọt vào top tìm kiếm trên Weibo. Lí do là bởi cô gái 22 tuổi này được một doanh nhân Trung Quốc có tiếng lựa chọn làm thư kí riêng. Bà Đổng Minh Châu, hiện là chủ tịch Gree Electric...