Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc gợi ý cách nâng cấp bản thân ở đại học
Nếu bạn muốn nâng cấp bản thân mình ‘xịn’ hơn ở thời sinh viên thì học thôi là chưa đủ.
Theo Đặng Thị Ngoan, có một số điều bạn nên làm để 4 năm đại học tích lũy được thật nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và mối quan hệ.
Đại học là đích đến nhưng cũng là điểm khởi đầu. Đại học cho sinh viên nhiều cơ hội để khám phá bản thân và thể hiện mình trong những trải nghiệm mới. Ở môi trường mới mẻ này, ngoài việc học tập rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn, tân sinh viên đừng quên khám phá thêm những hoạt động khác để hiểu hơn về bản thân và tích lũy kinh nghiệm.
Cô bạn Đặng Thị Ngoan (Bắc Ninh) tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội ( ULIS) năm 2019, với GPA đạt 3.78. Cô cũng giành học bổng hầu hết loại A (một kỳ loại B) ở cả 8 kỳ đại học.
Đặng Thị Ngoan tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) năm 2019.
Thành tích này có được nhờ Ngoan xác định mục tiêu ngay từ năm thứ nhất đại học, cô bạn đã lập kế hoạch học tập từ sớm và duy trì thành tích luôn ổn định. Ngoan cũng lập 1 bảng, ghi mục tiêu và kết quả đạt được cho mỗi học kỳ để thấy mình đã làm được những gì, cần cố gắng những gì. Bên cạnh đó, cô ưu tiên các công việc làm thêm, thực tập để có thêm kinh nghiệm và thu nhập ngay từ khi còn đi học nên chỉ tham gia một số hoạt động nhất định.
Ngoan gợi ý các hoạt động sinh viên nên trải nghiệm trong quãng thời gian ở đại học để có thêm được thật nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và mối quan hệ mới.
1. Tham gia các cuộc thi
Đây có thể là các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho các bạn học ngành kỹ thuật, các cuộc thi thuyết trình, hùng biện với các bạn theo ngành ngôn ngữ hoặc các cuộc thi khác dành cho sinh viên nói chung (thi sáng tạo khởi nghiệp, tài năng sinh viên, thi review sách…).
Video đang HOT
Tham gia thi không chỉ giúp bạn tự tin thể hiện bản thân mình trước mọi người mà còn giúp bạn làm quen với việc chuẩn bị cho những dự án quan trọng, hiểu hơn về ngành học, kết nối với các doanh nghiệp tiềm năng và có thể mang giải thưởng về nè. Các cuộc thi như vậy bạn có thể tìm kiếm trên Ybox.
2. Tham gia các tổ chức tình nguyện, tổ chức phi chính phủ
Ở đây Ngoan đề xuất các bạn sinh viên tham gia các tổ chức tình nguyện của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ vì ngoài việc mở rộng networking, học được cách làm việc chuyên nghiệp thì bạn sẽ có một môi trường rất tốt để rèn luyện tiếng Anh. Việc tham gia này cũng sẽ làm đẹp hồ sơ của bạn hơn rất nhiều nếu bạn có dự định đi du học, trao đổi sinh viên hoặc ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn nước ngoài nha.
3. Tham gia chương trình trao đổi sinh viên
Thông thường, các trường có liên kết hoặc hợp tác với các trường đại học ở nước ngoài sẽ có các chương trình trao đổi sinh viên hàng năm để các bạn sinh viên có thể sang trường đối tác tham quan, học tập, sinh hoạt khoảng 1-2 tháng. Đây là cơ hội rất tốt để bạn được ra nước ngoài, mở rộng hiểu biết của bản thân và kết giao với bạn bè mới. Thông tin về chương trình bạn có thể xem trên website hoặc các kênh thông tin khác của trường.
4. Tham gia các Workshop, Offline, Webinar
Nếu có mặt các group Content, HR, Creative trên facebook, bạn sẽ thấy các group này thường xuyên tổ chức các buổi Offline thành viên hay Workshop, Webinar online (sự kiện trực tuyến) về một chủ đề nhất định nào đó.
Những buổi như vậy rất đáng tham gia (dù là miễn phí hay trả phí) vì các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các anh chị có thâm niên trong nghề. Họ có thể giúp mình giải đáp những vấn đề mà mình đang băn khoăn và đưa ra cho mình những lời khuyên hữu ích.
Ngoan có công việc làm thêm từ khoảng năm 2 nhưng không vì mải kiếm tiền mà bỏ bê học hành.
5. Đi làm
Ngoan cho rằng, các bạn sinh viên nên đi làm các công việc có liên quan đến ngành học của mình, bắt đầu từ vị trí intern (thực tập) để nâng cao năng lực chuyên môn. Các công việc không liên quan đến chuyên ngành như bán hàng, phục vụ… có thể giúp bạn kiếm tiền nhưng về lâu dài, nếu bạn muốn có các công việc đúng ngành thì rất nên bắt đầu ngay từ khi còn là sinh viên. Bởi vì, sau 1-2 năm tích lũy kinh nghiệm như vậy, khi ra trường bạn sẽ không phải newbie (người mới) trong ngành nữa mà ít nhất cũng ở vị trí Junior (nhân viên) rồi, những công việc và đãi ngộ mà bạn có thể có được cũng sẽ tốt hơn.
Ngoan có công việc làm thêm từ khoảng năm 2 nhưng không vì mải kiếm tiền mà bỏ bê học hành. Cô cũng luôn có thời gian biểu nghiêm ngặt dành cho việc học và luôn ưu tiên việc học trên hết (vì cô biết khi đã ra trường rồi có muốn chuyên tâm học hành cũng không được nữa). Ngoan học vào các buổi không có tiết học trên trường và buổi tối từ 8h -11h.
10 trường đại học khối kinh tế hợp tác trao đổi sinh viên
Sáng nay 29.10, tại Hà Nội, 10 trường đại học, học viện khối kinh tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên.
Đó là các trường, học viện:Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Thương mại; Học viện Tài chính; Học Viện Ngân hàng; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện lãnh đạo 10 trường khối kinh tế cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác
Mục đích của hợp tác nhằmtrao đổi thống nhất về các nội dung, phương thức hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên đa phương và song phương;Xác định và xây dựng các chương trình đào tạo mời sinh viên của các trường cùng học hàng năm; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý đào tạo, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và các vấn đề liên quan trong bối cảnh tự chủ;Ký thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên đa phương giữa 10 trường.
Theo đó, 10 trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên/học viên. Các khóa dài hạn (01 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần): cho phép sinh viên/học viên của các trường được đăng ký học tập/thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ.
Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với người học của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập của trường.
Các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần): các trường đại học tổ chức khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ.
Ngoài thời gian lên lớp, người học có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng... Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả người học của các trường tham gia.
Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện của các trường).
Về đăng ký, tuyển chọn sinh viên/học viên,người học có nhu cầu đăng ký học chương trình trao đổi tại trường khác, thì trường cử đi có trách nhiệm lập danh sách người học đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi chậm nhất 02 tuần trước khi học kỳ bắt đầu.
Số lượng người học và điều kiện đầu vào (bao gồm kết quả học tập, điều kiện ngoại ngữ...) của người học tham gia chương trình trao đổi cho từng năm học sẽ được trường tiếp nhận công bố ít nhất 01 kỳ trước khi năm học bắt đầu. Trường tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận người học và biên chế vào các lớp phù hợp.
Người học đăng ký các chương trình trao đổi sinh viên sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Người học không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo. Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) do người học tự chi trả.Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình.
Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ) của người học, hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.
Trường cử đi có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người học trong thời gian thực hiện chương trình trao đổi về chính sách học bổng hỗ trợ học tập, sinh hoạt đoàn thành niên...
Ngoài ra, các trường phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên về đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, chia sẻ bài giảng điện tử, các khóa học trực tuyến dùng chung; Chia sẻ dữ liệu thư viện điện tử dung chung; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; công tác sinh viên, công tác hợp tác quốc tế và các hoạt động khác...
Sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các trường sẽ có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Sinh viên 10 trường ĐH khối ngành Kinh tế được tự do đăng ký sang học trường bạn Tham gia chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường nhóm ngành kinh tế, sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Ngày 29/10, 10 trường khối kinh tế trên...