Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa với 44 môn học đạt điểm A và A+
Với điểm tổng kết 3,91/4, Lê Thị Nguyệt, 22 tuổi trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Những ngày cuối tháng 9 khi đang công tác công tác tại Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Lê Thị Nguyệt, 22 tuổi nhận được thông báo mình là thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc 3.91/4, tham gia nhiều hoạt động đoàn hội và nghiên cứu khoa học, cô gái Hà Tĩnh nhận được lời mời ở lại trường công tác. Muốn đóng góp cho quê hương, Nguyệt quyết định sẽ ở lại Hà Tĩnh.
Lê Thị Nguyệt, 22 tuổi, thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: NVCC.
Hai lần đạt danh hiệu thủ khoa
Bốn năm trước, Nguyệt đăng ký vào ngành Công tác xã hội, khoa Xã hội học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với mong muốn được trải nghiệm, học hỏi và góp sức mình cho cộng đồng. Cô gái Hà Tĩnh đạt 28,5 điểm ở tổ hợp khối C00, trở thành thủ khoa đầu vào của ngành.
Ngay từ những ngày đầu đại học, Nguyệt chăm chỉ và chú tâm học tập. Nữ sinh học hỏi kinh nghiệm từ các anh, chị khóa trên ở phần kiến thức chuyên ngành.
Ở phần kiến thức chung, đa số các môn có hình thức thi tự luận, Nguyệt rút ra kinh nghiệm cần đạt điểm cao là đúng và đủ. Đặc biệt ở những môn có lượng kiến thức lớn như Lịch sử Văn minh thế giới, Logic học đại cương, Triết học Mác – Lênin, người học cần có sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng. Để việc học đỡ vất vả và đạt hiệu quả cao, trên lớp Nguyệt nghe giảng, ghi chép lại những ý chính ngắn gọn, dễ nhớ nhất có thể.
Về nhà Nguyệt đọc lại giáo trình rồi đối chiếu xem bài mình ghi trên lớp có thiếu ý gì hay sai chỗ nào không và sửa lại ngay. Nguyệt sử dụng phương pháp học “quả cà chua” Pomodoro.
Đối với những môn nhiều nội dung, phân khúc, Nguyệt sẽ tổng hợp tài liệu và làm đề cương cho mỗi phần. Sau đó cô tiến hành chia nhỏ các nội dung và học theo hình thức cuốn chiếu.
Theo như phương pháp Pomodoro, mỗi nội dung Nguyệt sẽ tập trung học trong vòng 30 phút, sau đó nghỉ ngơi (nghe nhạc hoặc tập yoga) trong khoảng 10 phút, rồi lại học tiếp các phần khác.
Phương pháp này giúp Nguyệt tận dụng được thời gian tối đa, giúp nữ sinh tiếp cận với nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian, không bị mệt mỏi hay căng thẳng. “Khi chúng ta chia nhỏ nội dung để học sẽ hình thành thêm tư duy logic và tính vận dụng cao hơn”, nữ thủ khoa chia sẻ.
Lúc làm bài thi, Nguyệt cố gắng viết rõ bằng cách thường xuyên xuống dòng, trình bày mạch lạc, cùng nhiều ví dụ thực tiễn để chứng minh, làm bài cho có chiều sâu.
Đạt điểm 10 khóa luận tốt nghiệp
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Nguyệt còn đạt nhiều giải cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Nữ thủ khoa có hai bài nghiên cứu ở cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, nữ sinh giành một giải ba với đề tài: “Ứng dụng công tác xã hội cá nhân nhằm trang bị kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ tự kỷ”.
Nữ sinh cũng đạt giải ba giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka” năm 2019 cấp Thành phố do Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Nguyệt đảm nhiệm các vị trí Bí thư chi Đoàn, lớp phó Học Tập lớp K62 Công tác Xã hội, Ủy viên Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa Xã hội học, thành viên của Ban Hỗ trợ học tập và Nghiên cứu khoa học WEPASS (thuộc Đoàn Thanh niên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn); tình nguyện viên Đội Máu Nhân văn, Hội thanh niên vận động hiến máu thành phố Hà Nội.
Nhờ nỗ lực trong học tập và các hoạt động đoàn hội, Nguyệt đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương” năm 2020, “Sinh viên 5 tốt tiêu biểu” cấp ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020, năm 2021.
Video đang HOT
Lê Thị Nguyệt nhận giải thưởng sinh viên 5 tốt cấp trung ương năm học 2019-2021. Ảnh: NVCC.
Để giữ vững thành tích học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động đoàn hội, Nguyệt bày tỏ có những lúc cô cảm thấy áp lực và căng thẳng. Nữ thủ khoa cố gắng sắp xếp tham gia các hoạt động ngoại khóa vào cuối tuẩn để có thời gian cho học tập và nghiên cứu. Cô bạn chia sẻ có những lúc nhiều việc mình phải thức đêm nhưng cũng dần quen với điều này.
Tháng 12/2020 cô đạt điểm 10 khóa luận tốt nghiệp: “Ứng dụng tham vấn tâm lý cá nhân trong công tác xã hội hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục”. Với đề tài này, Nguyệt mất hơn 6 tháng để nghiên cứu thực tiễn và thực tế. Nguyệt hoàn thành chương trình đào tạo trong 3,5 năm (trước thời hạn 1 kỳ).
Là giáo viên chủ nhiệm, tiến sĩ Mai Tuyết Hạnh, khoa Xã hội học nhận xét Nguyệt là sinh viên có thành tích học tập rất tốt, có thể nói là cao nhất trong các khóa cô từng dẫn dắt. Ngoài ra, Nguyệt còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội và nghiên cứu khoa học.
Dõi theo các hoạt động của học trò ở Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, nữ giảng viên nhận thấy Nguyệt đã vận dụng kiến thức chuyên môn, phát huy những thế mạnh của ngành Công tác xã hội vào công việc.
Nữ thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ- Địa chất với profile 'cực chất': Cứ thấy thầy cô sáng đèn là hỏi bài!
Với quan niệm học để hiểu bản chất, Nguyễn Thị Minh Nguyệt - sinh viên K61 khoa Kỹ thuật môi trường, ĐH Mỏ- Địa chất luôn tìm cho mình nhiều phương pháp học tập riêng, độc đáo.
Minh Nguyệt được biết đến là nữ sinh có bảng thành tích dài dằng dặc, trong đó cô xuất sắc trở thành nữ thủ khoa đầu ra của ĐH Mỏ - Địa chất.
Infonet đã có cuộc trò chuyện với Minh Nguyệt xung quanh những nỗ lực cũng như bí quyết học tập, nghiên cứu khoa học của nữ sinh này.
PV: Ngành kỹ thuật được biết đến là ngành tương đối khó với con gái. Trước khi chọn học ngành Kỹ thuật môi trường em đã tìm hiểu chưa?
Trước khi chọn ngành Kỹ thuật môi trường em cũng đã tìm hiểu rất kỹ, em thấy đây là một ngành phát triển rất tốt trong tương lai.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có tiềm năng về phát triển các khu công nghiệp.
Nữ sinh Nguyễn Thị Minh Nguyệt - thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ - Địa chất
Đặc biệt tại Bắc Ninh, nơi mà em đang sinh sống, có rất nhiều các khu công nghiệp lớn nhỏ nên chắc chắc sẽ có chất thải phát sinh (trong môi trường đất, nước, không khí) gây ô nhiễm. Do vậy em đã quyết định theo đuổi ngành Kỹ thuật môi trường để hy vọng có thể góp sức mình cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em nhận thấy ngành này phù hợp cho cả nam và nữ, vì con gái có thể làm các mảng về tư vấn, quản lý môi trường khu công nghiệp cũng không vất vả lắm.
PV: Trong quá trình học tập em đã giành được rất nhiều thành tích đáng nể. Vậy em có thể chia sẻ về bí quyết học tập cũng như việc cân bằng thời gian học, nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động tập thể không?
Trong những giờ lên giảng đường, em luôn cố gắng chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, nhất là những phần nhấn mạnh của thầy cô. Thường thì em cố gắng nắm bắt được bài giảng luôn, không hiểu chỗ nào em cũng mạnh dạn trao đổi với thầy cô để được làm rõ.
Khi về nhà em dành 2-3 tiếng để ôn tập lại. Trước kỳ thi em thường có kế hoạch ôn luyện phù hợp, môn khó ôn thật kỹ bằng hiểu mới thôi, có thể thay chỉ số để tính toán ôn luyện.
Nhiều khi em cũng nhờ tới các anh chị khóa trên hoặc các bạn cùng nhóm để nâng cao hiệu quả học tập.
Nhờ cách học tập hiệu quả mà Nguyệt giành được nhiều học bổng giá trị.
Vì chúng em học theo tín chỉ nên nhiều khi có tiết học mới phải đến lớp. Tuy nhiên em thường ở trường cả ngày, hễ trống tiết là em lại lên thư viện học tập để tối về có thời gian nghiên cứu.
Trong hoạt động tập thể, phong trào thi đua thì nhà trường cũng đã cố gắng chọn thời điểm thích hợp để không làm ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.
PV: Em tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) từ khá sớm, điều đó có lợi thế gì?
Theo quy định của nhà trường thì sang năm học thứ 3 là sinh viên có thể tham gia NCKH.
Em thích NCKH về các lĩnh vực tự nhiên thiên về khoa học trái đất như: trượt lở, sự nóng lên của trái đất, về địa chất, về các di sản thiên nhiên và sự xáo trộn môi trường trong tự nhiên.
Ưu thế của sinh viên khi tham gia NCKH là có thể hiểu sâu về lĩnh vực theo đuổi, tạo cho sinh viên một môi trường năng động, tính tự giác được nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình.
Nhóm nghiên cứu của Nguyệt xuất sắc giành giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.
Điều may mắn nhất của em là thầy cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong cả học tập, nghiên cứu và cuộc sống.
Thầy cô luôn tạo cho chúng em một không gian học vui vẻ, xen lẫn chuyên môn cùng các lời khuyên khi ra cuộc sống.
Khi chúng em chưa hiểu bài thầy cô luôn nhẹ nhàng giảng đi giảng lại, không chỉ trên lớp mà tối đến sinh viên muốn hỏi bài thầy cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ kể cả đang lúc nửa đêm. Cứ thấy thầy cô sáng đèn trên mạng là em nhắn tin hỏi bài.
Hiện tại, nhiều sinh viên năm thứ nhất đã đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ, trang trải phí sinh hoạt. Theo em, sinh viên có nên đi làm thêm không?
Em được sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ em cũng rất vất vả để nuôi 2 chị em ăn học. Theo em sinh viên nên đi làm thêm, nhưng năm nhất thì chưa nên đi làm thêm vội vì để bản thân thích nghi trước đã.
Em nghĩ tầm năm 2, 3 trở đi thì nên đi làm thêm để phát triển bản thân hơn, em khuyên là các bạn nên đi làm thêm theo ngành mình học (có thể là không có lương hoặc lương thấp) để lấy kinh nhiệm.
Tuy nhiên một số bạn có thể khó khăn hơn thì có thể vẫn sắp xếp đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ nhưng phải cố gắng phân bổ thời gian sao cho hợp lý tránh làm ảnh hưởng tới việc học.
Khó khăn nhất trong quãng thời gian làm sinh viên của em là lúc em bắt đầu bước sang năm thứ 4. Bố mẹ em lúc đó cũng khó khăn nên em tự phải cố gắng để nuôi bản thân và em trai ăn học.
Tình cờ em bén duyên vào kinh doanh online nho nhỏ nhưng cũng đủ chi tiêu cho 2 chị em. Em chỉ làm công việc này vào lúc rảnh.
Một thời gian sau em đã đi làm tại 1 công ty về môi trường để học hỏi kinh nhiệm từ các anh chị đi trước.
Em có lời khuyên gì với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường không?
Em nghĩ rằng, trong cuộc sống các bạn hãy luôn vững tin và sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình, có ước mơ có cố gắng thì chắc chắc sẽ có thành công.
Là sinh viên hãy cố gắng học thật tốt, học để tích lũy thêm cho bản thân để khi ra trường với tấm bằng tốt thì cơ hội xin việc cũng sẽ có nhiều lựa chọn.
Ngoài ra, các bạn cũng nên rèn luyện nâng cao các kỹ năng mềm cơ bản để phục vụ công việc tốt nhất.
Dự định sắp tới của em là gì?
Đợt trước em nộp hồ sơ vào Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Foxconn và may mắn đảm nhận vị trí công việc ở khối trung ương của Tập đoàn.
Em sẽ vừa làm vừa học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn về ngành Kỹ thuật môi trường. Tuy biết là sẽ vất vả khó khăn hơn nhưng em tin nếu cố gắng thì sẽ có cơ hội để thành công.
Thành tích nổi bật của Minh Nguyệt:
Về thành tích học tập:
- Đạt danh hiệu sinh viên có thành tích học tập Tốt năm học 2016-2017, danh hiệu sinh viên Xuất Sắc năm học 2017-2018, 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021
- Được Quỹ khuyến học HUMG trao tặng giấy khen Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhất năm học 2018-2019
- Được trao tặng Học bổng của tổ chức Khoa học và Giáo dục gặp gỡ Việt Nam, học bổng Odon Vallet năm học 2019-2020
Về thành tích Nghiên cứu khoa học:
- Top 11 sinh viên Triển vọng nhất cả nước, có thành tích Nghiên cứu Khoa học xuất sắc, nhận giải thưởng KOVA Prize lần thứ 18, năm 2020.
- Đạt giải Nhì Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 32, năm học 2018-2019.
- Đạt giải Nhất Nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa học sinh viên lần thứ 33 năm học 2019-2020.
- Đạt giải Ba NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020".
Về thành tích hoạt động Đoàn - Hội:
- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2017
- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp trường năm học 2017-2018
- Đạt danh hiệu SV có thành tích tốt trong phong trào Văn - Thể năm 2018
- Đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Thành phố Hà Nội năm học 2018-2019
- Được khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên năm học 2018-2019
Gửi thư cho 'Tiếp sức đến trường' nhưng... không xin học bổng Không còn là những dòng nước mắt ướt con chữ, trăn trở đứng giữa lựa chọn học tiếp hay bỏ học, những lá thư gửi về cho quỹ học bổng Tiếp sức đến trường 2021 như ngọn gió mát lành, tiếp thêm sức mạnh cho tân sinh viên bước đến giảng đường. Long Thu Nguyệt, sinh viên năm 2 Học viện Tòa án...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hot: Báo Hàn công bố bạn trai bí mật của "nàng cháo" Kim So Eun, liệu có phải Kim Bum?
Sao châu á
21:56:46 23/04/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Tiểu Vy - Nam Anh đọ sắc "khét lẹt", 1 mỹ nhân gây sốc vì nhan sắc hậu giảm 20kg
Hậu trường phim
21:54:01 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025
EU phạt Apple và Meta tổng cộng gần 800 triệu USD
Thế giới
21:43:42 23/04/2025
Thảm đỏ hot hôm nay: Tiểu Vy - Quế Anh lên đồ hở đọ sắc căng, Ý Nhi chiếm spotlight trong ngày vắng bạn trai
Sao việt
21:40:33 23/04/2025
Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị
Tin nổi bật
21:36:58 23/04/2025
Cựu thiếu úy CSGT tham ô hơn 4,1 tỉ đồng tiền lệ phí đăng ký xe
Pháp luật
21:32:44 23/04/2025
Áo bra top đã ở một 'tầm cao' mới
Thời trang
21:20:10 23/04/2025
Người yêu cũ của em rể dắt theo 2 đứa con sinh đôi vào lễ đường đám cưới và nói rằng muốn hôn lễ này nát bét như cuộc đời của mình
Góc tâm tình
20:42:10 23/04/2025
Trưởng nhóm ban nhạc huyền thoại gây sốc khi "quỳ lạy" thành viên hát hay nhất BLACKPINK
Nhạc quốc tế
20:25:02 23/04/2025