Nữ sinh Thạch Hà được tuyển thẳng vào 4 trường đại học top đầu cả nước
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, em Trần Thanh Bình (SN 2004, trú thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) xuất sắc được tuyển thẳng vào 4 trường đại học top đầu cả nước gồm: Học viện An ninh nhân dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Nữ sinh Trần Thanh Bình (thứ 2 từ trái qua) và các bạn “làm dáng” bên cô giáo dạy văn Trần Thị Lam.
Thành quả đó có được từ chuỗi thành tích ấn tượng trong suốt 12 năm học của em Trần Thanh Bình (học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh). Ngoài việc nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, Bình là “chủ nhân” của hàng loạt giải thưởng như: Giải ba Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2016; 2 giải nhì học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh vào các năm năm 2021 và 2022; giải nhất học sinh giỏi tiếng Anh cấp huyện năm 2018; liên tục từ năm 2019-2022 nhận học bổng của Quỹ khuyến học – khuyến tài Nguyễn Du…
Cô học trò tuy nhỏ nhắn nhưng lại có ý chí phấn đấu vô cùng lớn, khiến thầy cô và các bạn hết sức khâm phục. Dù được gia đình tạo điều kiện về mọi mặt thế nhưng với Bình, không điều gì giá trị bằng việc tự bản thân mình nỗ lực, cố gắng. Đây là lý do 12 năm học, em chưa từng tìm đến các lớp học thêm mà tự tìm tòi, học hỏi, khám phá qua sách vở, mạng internet và trao đổi kinh nghiệm với người đi trước.
Bình luôn nêu cao tinh thần tự học, tự khám phá.
“Với Trần Thanh Bình, trước mọi “chướng ngại vật” trên con đường chinh phục tri thức, em luôn tự mình phấn đấu để vượt qua. Đây cũng là cách Bình thử “sức bền” của bản thân, tự trưởng thành qua từng chặng hành trình”, cô giáo Phan Lệ Trang – giáo viên chủ nhiệm của Bình tại lớp 9G, Trường THCS Phan Huy Chú (thị trấn Thạch Hà) nhận xét.
Chính nội lực ấy đã giúp Bình rẽ hướng thành công. Từng là một trong những “cây Toán” của lớp trong các năm học tiểu học, THCS, tưởng rằng, em sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê về hình học, con số, thế nhưng, năm lớp 9, nhận thấy bản thân có niềm đam mê đặc biệt với môn tiếng Anh, Bình quyết tâm chinh phục môn học thú vị này.
Từ một học sinh “chuyên Toán” đột ngột chuyển hướng qua ngoại ngữ vào năm cuối cùng của bậc học, quyết định của Bình khiến không ít người cảm thấy có phần “mạo hiểm”. Thế nhưng, với bản tính quyết tâm làm bằng được, em đặt ra mục tiêu thi đỗ vào lớp chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.
Và, tại kỳ thi tuyển sinh vào THPT năm học 2019-2020, Trần Thanh Bình chính thức ghi danh vào lớp 10 Anh 1 – Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Kết quả này đã minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô trò nhỏ và cũng từ đây, giúp em có thêm động lực để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao.
Niềm vui bình dị của Bình là được trò chuyện, đọc sách báo, tài liệu cùng bà nội vào những lúc rảnh rỗi.
So với các bạn trong lớp, điểm đầu vào của Bình không quá ấn tượng. Điều đó càng thôi thúc em nỗ lực nhiều hơn để chứng minh học lực của mình. Sau 3 năm học tập và rèn luyện tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Bình thực sự trưởng thành về mọi mặt.
Không chỉ là một học sinh xuất sắc trong học tập, em còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường tại Câu lạc bộ thiện nguyện BoNE, Câu lạc bộ Ngọt (làm bánh), sự kiện TedxYouth NamHa được cấp bằng từ trụ sở tại Mỹ, tổ chức “The PEA Organization” – tổ chức giáo dục phi lợi nhuận và sự kiện EC 2022 do khối chuyên Anh thực hiện… Ngoài ra, Bình còn làm thêm online tại Trung tâm Tiếng Anh KynaForKids (TP Hồ Chí Minh) và tham gia công việc dịch thuật tự do.
Video đang HOT
Nhận xét về học trò của mình, thầy Trần Văn Trung – giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Anh 1 – Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết: Thanh Bình đã chứng minh được bản thân bằng kết quả học tập xuất sắc (điểm trung bình các môn học là 9,5). Năng khiếu môn tiếng Anh của Bình thể hiện qua các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh và các kì lấy chứng chỉ quốc tế IELTS (hiện tại, Bình đạt IELTS 7.5). Điều đặc biệt ấn tượng về Bình là em luôn khiêm tốn, hòa đồng với mọi người và thường xuyên nêu cao tinh thần làm chủ trong quá trình học tập, sáng tạo. Mỗi khi đặt ra mục tiêu cụ thể nào, Bình đều nỗ lực, quyết tâm thực hiện khiến thầy cô, các bạn vô cùng thán phục.
Những phần thưởng trong chuỗi học tập của Trần Thanh Bình suốt 3 năm theo học tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.
Chính vì vậy, thông tin em Trần Thanh Bình được tuyển thẳng vào 4 trường đại học top đầu cả nước gồm: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Học viện An ninh nhân dân không khiến nhiều người quá bất ngờ. Và, “bến đỗ” mà Bình quyết định lựa chọn để tiếp tục chặng hành trình chinh phục ước mơ của mình là ngành Nghiệp vụ an ninh, Học viện An ninh nhân dân.
Chia sẻ về lựa chọn của mình, Bình cho biết: “Quyết định của em khiến bố mẹ không khỏi lo lắng bởi con gái theo học ngành này sẽ vất vả. Thế nhưng, được khoác lên màu áo xanh của lực lượng an ninh là ước mơ từ bé của em. Vào trường, em không chỉ được phát huy sở trường tiếng Anh, khả năng học tập mà còn được rèn luyện thể chất để trở thành một cán bộ an ninh có đủ phẩm chất, năng lực” – ánh mắt Bình khấp khởi niềm hy vọng.
Được biết, Bình cũng là 1 trong 3 học sinh của Hà Tĩnh được tuyển thẳng vào ngôi trường danh giá này (ngoài Bình, còn có thêm 1 học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà) là em Nguyễn Công Nguyên và 1 học sinh lớp chuyên Lý – Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là em Trần Tuấn Đạt).
Việc lựa chọn Học viện An ninh nhân dân làm “bến đỗ” sẽ giúp Trần Thanh Bình tiếp tục hành trình chinh phục ước mơ của mình trong màu áo xanh của lực lượng an ninh.
“Dẫu rằng, chặng đường phía trước còn rất nhiều chông gai nhưng càng khó khăn sẽ càng tôi luyện cho em ý chí phấn đấu. Em tin vào lựa chọn của mình và sẽ không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng với niềm kỳ vọng, sự tin yêu của tất cả mọi người” – Bình chia sẻ.
Chuyện tân sinh viên đi thuê trọ: 1001 cái khó "ập" đến!
Thời điểm này, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới.
Thời điểm này, cùng với việc thực hiện thủ tục nhập học, các tân sinh viên đang rục rịch tìm thuê phòng trọ để phục vụ cho 4 năm đại học sắp tới. Tuy đã rất cố gắng nhưng hệ thống ký túc xá (KTX) của các trường cao đẳng, đại học chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Do đó, phần lớn các bạn sinh viên năm đầu đều phải tự tìm phòng trọ.
Tại các khu vực có nhiều trường cao đẳng, đại học như: Bách - Kinh - Xây, Kiến Trúc, Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia... thì nhu cầu về phòng trọ của sinh viên càng "nóng" hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản đối với các bạn tân sinh viên.
Đau đầu khi giá phòng trọ tăng cao "ngất ngưởng"
Vào thời buổi vật tư leo thang như hiện nay, giá phòng trọ dành cho sinh viên cũng theo đó mà tăng lên. Tại một số khu vực trung tâm, tập trung nhiều trường cao đẳng đại học, để có thể thuê được một phòng trọ với đầy đủ nội thất như: Điều hòa, nóng lạnh, tủ, giường... người thuê phải bỏ ra không dưới 3 triệu đồng/ tháng. Đối với những khu trọ được thiết kế theo kiểu chung cư mini có phòng khép kín thì giá thuê có thể trên 4 triệu đồng.
Tại những khu vực khác như: Quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm..., giá thuê có "hạ nhiệt" hơn so với những khu vực trung tâm nhưng nhược điểm là xa, đi lại bất tiện.
Để tìm được phòng trọ ưng ý là một việc không hề đơn giản với các bạn tân sinh viên
Song, đâu chỉ có tiền phòng trọ. Khi đi thuê phòng, các bạn sinh viên phải gánh chịu thêm những khoản phụ phí kèm theo như: Tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền vệ sinh chung, tiền gửi xe... Nếu chi tiêu chắt chiu thì sinh viên mất vài trăm một tháng cho những khoản phụ phí này, nhưng vào những ngày thời tiết Hà Nội nóng bức, thì chỉ tính riêng tiền điện có thể lên đến vài triệu đồng. Bởi lẽ, giá điện chung của các phòng trọ hiện nay dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kW (theo quy định của Nhà nước về giá điện sinh hoạt tại Hà Nội, các chủ nhà trọ không được thu quá 2.300 đồng/kWh). Biết là đắt hơn so với quy định nhưng nhiều người vẫn phải "cắn răng chịu đựng" vì không có lựa chọn nào khác.
Ở trọ cùng người lạ hay ở nhờ nhà họ hàng/người quen?
Có thể nói, để thuê được một căn phòng "gần trường, sạch sẽ, an ninh tốt" thì số tiền bỏ ra là không hề nhỏ. Do đó, một giải pháp mà nhiều bạn sinh viên áp dụng đó là ở ghép để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, việc ở ghép từ 2 -3 người/phòng cũng không đơn giản bởi còn liên quan đến thói quen, tính cách, giờ giấc sinh hoạt, đi lại... của từng thành viên.
Bạn Trần Nam Huân, sinh viên năm nhất Học viện Ngân hàng chia sẻ: "Mình thấy việc ở với người lạ rất dễ gây khó chịu vì mỗi người lớn lên với những điều kiện, nếp sống khác nhau và khó thể dung hòa trong một sớm một chiều. Đặc biệt vào những lúc không may mất đồ, hỏng hóc đồ đạc, từ nghi ngờ sẽ có thể dẫn đến lời ra tiếng vào".
Ngoài ra, theo Trần Lê Anh Hoàng (tân sinh viên Học viện Ngoại giao), đa số các bạn nam ở ghép dễ hơn các bạn nữ, một phần cũng là do tính cách nhạy cảm. Vậy nên, bạn nữ ở ghép sẽ tìm hiểu và yêu cầu cao hơn so với bạn nam.
"Mình từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện hai người bạn thân là con gái, ở chung phòng với nhau sau một thời gian nảy sinh bất đồng quan điểm khiến cho mối quan hệ của họ bị rạn nứt ", Anh Hoàng chia sẻ.
Nam Huân cho rằng việc sống chung với một người lạ không phải là chuyện dễ dàng
Ở một diễn biến khác, một phương án mà được các bậc phụ huynh ưu tiên chọn cho tân sinh viên năm nhất chính là ở cùng họ hàng/người quen. Bởi ai cũng có tâm lý: "Con mình lạ nước lạ cái, lên thành phố lớ ngớ lại bị lừa". Chính vì vậy, phụ huynh thường gửi gắm con ở nhà họ hàng để nhờ bảo ban. Tuy nhiên, khi được hỏi giữa việc ở trọ bên ngoài với người lạ và việc ở cùng họ hàng/người quen, đa số các bạn đều lựa chọn việc ở trọ bên ngoài.
Lý giải về điều đó, nhiều người cho rằng việc ở nhờ nhà họ hàng có thể đem lại khá nhiều rắc rối, phiền toái mà cả bố mẹ và tân sinh viên đều không thể lường trước được. Bởi lẽ, "quốc có quốc pháp, gia có gia quy", mỗi một gia đình sẽ có nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế, khi ở nhà họ hàng/người quen sẽ phải tiếp thu một nếp nhà mới và học cách dung hòa.
Nhan nhản những chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Thời buổi công nghệ phát triển, các chủ phòng trọ vì thế mà cũng "công nghệ hóa", đưa thông tin lên mạng xã hội để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Khi đã tìm được một phòng trọ ưng ý, hầu hết sinh viên phải đặt tiền cọc từ 1 - 2 triệu đồng và nộp trước 2 - 3 tháng tiền phòng để "giữ chỗ". Lợi dụng điều đó, nhiều "cò" phòng trọ nảy sinh những chiêu thức lừa đảo, có người sai khi đặt cọc đã bị mất trắng số tiền đó.
Ngoài ra, một chiêu thức lừa đảo khác cũng khá phổ biến là tự ý phát sinh nhiều khoản tiền vô lý. Lúc đầu khi đến hỏi thuê phòng, chủ nhà sẽ đưa ra giá thuê rẻ, các khoản chi phí hàng tháng hợp lý, tiền điện nước tính như hộ dân, gửi xe miễn phí,... nhưng khi ở một thời gian lại là câu chuyện khác.
Bạn Trần Hoàng Minh, sinh viên năm 2 trường Học viện Ngân hàng cũng từng rơi vào tình trạng này: "Sau khi mình ở được một vài tuần thì người cho thuê phòng trọ bắt đầu lật lọng rằng tiền điện nước tăng giá và bắt mình phải đóng thêm. Khoản đóng thêm này không hề ít, có thể gấp 2-3 lần chi phí 'hứa hẹn' trước đó. Mức phí quá cao khiến mình không thể chấp nhận và buộc phải chuyển đi mà không hề lấy lại được tiền đặt cọc, thậm chí là phải bồi thường hợp đồng".
Trần Hoàng Minh từng là nạn nhân của chiêu thức lừa đảo cho thuê phòng trọ
Làm cách nào để lựa chọn phòng trọ tốt?
Những lời khuyên khi chọn phòng trọ cho thuê bạn nên đọc:
- Thuê phòng ở gần trường luôn là lựa chọn tối ưu.
- Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ; Hàng xóm có vẻ thân thiện, đàng hoàng.
- Nước dùng sạch (không mùi), tránh những nhà trọ dùng nước giếng. Có công tơ điện đặt trước cửa phòng - tiện theo dõi, tránh câu trộm, chỉnh công tơ.
- Trao đổi trước với chủ nhà về tất cả những chi phí. Hỏi kĩ khi xem nhà về điện nước, hợp đồng, có phải đặt cọc như thế nào.
- Cửa, cửa sổ chắc chắn, được khóa an toàn.
- Giá thuê không quá đắt so với những nhà tương tự.
- Tìm hiểu trước về nội quy xóm trọ.
- Tham khảo những thông tin nhà trọ chính thống từ người quen, anh chị khóa trên, thầy cô giáo...
Điểm chuẩn khối ngành Kinh tế lại "lên ngôi" Dù trường top trên hay top dưới thì khối ngành kinh tế của các trường vẫn luôn có điểm chuẩn cao nhất. Từ trưa 15/9, các trường đại học đã bắt đầu công bố điểm chuẩn năm 2022, sau sáu lần Bộ Giáo dục và Đào tạo lọc ảo. Đến nay, hầu hết trong khoảng 230 trường đã công bố điểm chuẩn. Theo...