Nữ sinh người Chứt tự tin vào đại học
Tin Hồ Thị Sương thi đỗ đại học không còn là niềm tự hào của riêng gia đình em, mà là niềm vui nức lòng của đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre.
Hồ Thị Sương – nữ sinh người Chứt đầu tiên đậu đại học.
Hơn 30 năm định cư tại bản, đây là lần đầu tiên người Chứt có con em vào đại học.
Người con đặc biệt
Đã nhiều tuần trôi qua, nhưng bà con tại bản Rào Tre vẫn hoan hỉ với “sự kiện lịch sử” Hồ Thị Sương – người con đầu tiên của bản đậu đại học. Sương đạt 22,88 điểm khối M01 ( Ngữ văn, Năng khiếu đọc diễn cảm, kể chuyện, năng khiếu hát, nhạc), ngành Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Hà Tĩnh.
Với đồng bào dân tộc Chứt, từ lâu Sương là đứa con đặc biệt. Sinh ra tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), bố mẹ chia tay, mới học lớp 1, Sương đã theo mẹ lên bản Rào Tre sinh sống rồi lập nghiệp tại đây. Trong ký ức của Sương, hình ảnh những cô giáo cắm bản đến tận nhà gọi học sinh đi học in sâu từ lúc ấy.
Rồi mẹ Sương đi bước nữa, Sương chính thức mang họ Hồ – dòng họ của người Chứt tại bản Rào Tre. Cũng từ đó, người Chứt có thêm một thành viên mới. Khi mẹ vừa sinh em thứ 4, bố dượng cũng bỏ đi biệt tích. 5 mẹ con Sương bươn chải, bám víu vào nhau để sinh sống qua ngày. Là chị cả trong gia đình, mẹ làm ăn xa nên từ nhỏ, sau mỗi buổi học, Sương đã biết lên rừng kiếm củi bán lấy tiền trang trải phụ giúp mẹ.
Từ năm lớp 6, Sương bắt đầu cuộc sống tự lập ở Trường THCS, THPT Dân tộc Nội trú Hà Tĩnh (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê). Quãng đường từ nhà tới trường gần 30 cây số, thỉnh thoảng, Sương mới được về thăm nhà.
Thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, Sương càng nỗ lực, quyết tâm và từng bước đạt được những mục tiêu mà bản thân đặt ra. Ước muốn trở thành cô giáo là động lực chính để em vượt qua khó khăn. Dù điều kiện kinh tế lẫn tinh thần đều thiếu hụt, nhưng chưa bao giờ Sương có suy nghĩ sẽ bỏ dở ước mơ của mình.
Sương tâm sự: Từ nhỏ, em chỉ thấy các anh chị trong bản học hết cấp 2, cấp 3 rồi lại quẩn quanh trong bản vì không có nghề nghiệp. Cái nghèo, cái khổ cứ lay lắt, nên em tự hứa phải bước chân vào giảng đường đại học.
Một góc bản Rào Tre (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).
Video đang HOT
Cô giáo mầm non tương lai
Học tập ở trường nội trú, mọi thứ vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đây cũng chính là môi trường để Sương rèn luyện bản thân. Không có điều kiện để học thêm, nữ sinh người Chứt cho biết, phương pháp học tập tốt nhất chính là tự học.
“Ở trường, các thầy cô luôn nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Cô giáo bộ môn thường xuyên gửi tài liệu để em học tập, ôn thi thật tốt. Nhờ vậy, em đã đạt được kết quả cao trong kỳ thi vừa qua. Có thời điểm trước kỳ thi rất căng thẳng, em sợ bản thân không vượt qua, nhưng được thầy cô động viên, dạy cho em bài học về niềm tin vào chính mình và tự tin vào những nỗ lực của bản thân, giúp em trưởng thành từng ngày”, Sương tâm sự.
Nhắc đến cô học trò người Chứt, cô Trần Thị Lê Na (giáo viên chủ nhiệm) có rất nhiều kỷ niệm. Trong ấn tượng của cô Lê Na, Sương là học sinh chịu khó và luôn nỗ lực hết mình.
“Dù điều kiện thua thiệt so với các bạn nhưng ở Sương luôn toát lên sự tự tin và tinh thần ham học hỏi. Mỗi khi có bài nào chưa hiểu em không ngại hỏi cô và các bạn học giỏi hơn. Ngoài ra, em còn là thành viên tích cực của các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa của nhà trường. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của em trong suốt thời gian qua”, cô Lê Na chia sẻ.
Hồ Thị Sương được Bộ đội Biên phòng Bản Giàng chở đến Trường ĐH Hà Tĩnh để làm thủ tục nhập học.
Kỳ tuyển sinh năm nay, Sương nộp hồ sơ vào Trường Đại học Hà Tĩnh. Với số điểm 22,88, Sương chính thức trở thành tân sinh viên của Khoa Giáo dục Mầm non. Em cũng vừa được các chú bộ đội tại Đồn Biên phòng Bản Giàng (thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Hà Tĩnh) chở xuống trường làm thủ tục nhập học.
Theo Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác bản Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Sương là trường hợp đặc biệt. Hơn 30 năm kể từ khi được phát hiện và định cư tại Rào Tre, lần đầu tiên người Chứt có con em đậu đại học.
“Trong những năm qua, dù các cấp chính quyền cùng bộ đội biên phòng có nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài nhưng các em chỉ mới học tới cấp 3, không đáp ứng đủ điều kiện để học lên cao. Một phần do người dân chưa quan tâm việc học khiến tình trạng thanh niên trong bản thất nghiệp rất nhiều. Đây cũng là vấn đề trăn trở của nhiều cấp ngành. Việc em Sương đậu đại học có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với bà con người Chứt. Đó là động lực để bà con trong bản quan tâm hơn đến việc học của con em mình”, Trung tá Tịnh cho hay.
Để đường đến trường của Sương bớt chông gai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã nhận đỡ đầu em học đại học với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng quyết định hỗ trợ Sương mỗi tháng một triệu đồng trong bốn năm đại học (mỗi năm được cấp kinh phí 10 tháng), nguồn kinh phí trích từ “Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. “Theo quy định của Quỹ, học sinh phải đạt 3 môn thi đại học trên 27 điểm mới được nhận học bổng. Nhưng, Sương là hoàn cảnh đặc biệt nên được đặc cách”, ông Đoàn Đình Anh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh thông tin.
Sương bắt đầu chặng đường học tập mới của mình tại giảng đường đại học. Mọi tư trang và tâm lý được em chuẩn bị trong nhiều ngày qua. “Đan xen giữa niềm vui là sự tự hào vì em đã khép lại hành trình phấn đấu miệt mài với kết quả trọn vẹn. Phía trước là chặng đường mới nhiều thử thách nhưng em sẽ cố gắng đạt ước mơ của mình”, nữ sinh người Chứt tự tin nói.
Trước 17h ngày 23/8, thí sinh sẽ biết mình đỗ hay trượt đại học
Trước 17h ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Văn bản này Bộ giáo dục và Đào tạo gửi các đại học, học viện, trường đại học; Các cơ sở đào tạo sĩ quan có đào tạo trình độ đại học; Các cơ sở đào tạo cao đẳng tuyển sinh ngành giáo dục mầm non; Các sở Giáo dục và Đào tạo và Sở giáo dục - Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các mốc thời gian chi tiết cho quá trình tuyển sinh năm 2021.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục đào tạo phải công khai Đề án tuyển sinh và gửi đề án tuyển sinh về Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay khi công bố Đề án trên cổng thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước ngày 12/4.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Các sở giáo dục và Đào tạo, điểm thu nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh, nhập thông tin đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ từ ngày 27/4 đến 17h ngày 11/5. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến từ ngày 27/4 đến 17h ngày 15/5.
Từ ngày 20/5-30/5, cơ sở đào tạo phải tải dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển từ Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ để tham khảo.
Trước ngày 30/5, thí sinh phải gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trước ngày 10/6, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đến các cơ sở đào tạo.
Dự kiến trước ngày 15/6, lãnh đạo và cán bộ tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ được tập huấn Quy chế tuyển sinh.
Trước 17h 00 ngày 28/7, cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh.
Trước 17h 00 ngày 10/8, thí sinh trúng tuyển thẳng gửi Hồ sơ và xác nhận nhập học tại các cơ sở đào tạo.
Trước 17h 00 ngày 15/8, cơ sở đào tạo báo cáo kết quả xét tuyển thẳng.
Trước ngày 30/6 đối với xét tuyển đợt 1 và trước các đợt xét tuyển bổ sung do cơ sở đào tạo quy định, cơ sở đào tạo Cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả sơ tuyển, kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) kết quả thi các môn năng khiếu (nếu có).
Trước 17h 00 ngày 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.
Trước 17h 00 ngày 5/8, cơ sở đào tạo điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Từ ngày 7/8 đến 17h 00 ngày 17/8, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến, điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực.
Trước 17h 00 ngày 19/8, hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh sai sót của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ ngày 20/8 đến 17h 00 ngày 22/8, thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 theo Quy chế tuyển sinh.
Trước 17h 00 ngày 23/8, công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Trước 17h 00 ngày 1/9 (tính theo dấu bưu điện), Xác nhận nhập học đợt 1.
Dự kiến từ ngày 8/9, xét tuyển bổ sung (các cơ sở đào tạo chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 15 ngày so với ngày xét tuyển).
Từ tháng 8 đến tháng 12/2021, xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
Vì sao ngành giáo dục tiểu học và mầm non Đại học Hà Tĩnh trở nên "hot"? Trường Đại học Hà Tĩnh đang có một mùa tuyển sinh khá bận rộn, đặc biệt ngành giáo dục tiểu học và mầm non trở nên "hot" khi số hồ sơ nguyện vọng 1 tăng gần gấp đôi so với chỉ tiêu. Trường Đại học Hà Tĩnh Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Hà Tĩnh cho...