Nữ sinh lớp 10 lấy thầy giáo làm ví dụ ‘cực hay’ trong bài thi học kỳ 1

Theo dõi VGT trên

Nữ sinh lớp 10 Trường THPT Lê Hồng Phong ( huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã lấy ví dụ thầy giáo của mình để chứng minh sự khác nhau giữa nhận thức cảm tínhnhận thức lý tính trong bài thi học kỳ 1 năm học 2019 – 2020.

Sau khi được thầy giáo chụp, đăng lên trên mạng xã hội Facebook kèm theo dòng Status “Hợp lý… rất hợp lý, bài thi ấn tượng nhất học kỳ”, bài thi kết thúc học kỳ 1 của một em học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện VạnNinh, tỉnh Khánh Hòa) đã nhận được hàng trăm lượt like và comment của cộng đồng mạng như “cho 10 điểm luôn thầy”, “yêu cầu thầy Tâm phải công tâm, minh bạch”, “đây chỉ là ví dụ thôi mà”, “học sinh dạo này thông minh quá”, thật biết cách lấy lòng mà” hay “lại làm sai nữa rồi, đề thầy cho khó quá”…

Nữ sinh lớp 10 lấy thầy giáo làm ví dụ 'cực hay' trong bài thi học kỳ 1 - Hình 1

Phần thi tự luận môn Giáo dục công dân của nữ sinh lớp 10.

Theo đó, trong bài thi môn Giáo dục công dân lớp 10 Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) có 2 phần gồm trắc nghiệm và tự luận. Trong phần tự luận, nữ sinh nữ sinh T.H.T (đã đổi tên) với sự ngưỡng mộ hay… thầy nên em đã lấy ví dụ chính thầy của mình là “Thầy Tâm đẹp trai” hay “Thầy Tâm siêu tốt bụng và nghiêm khắc” để chứng minh cho sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Cụ thể, trong câu hỏi phần tự luận “so sánh giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính”, nữ sinh T.H.T (học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Hồng Phong) đã lấy ví dụ nhận thức lý tính là “Thầy Tâm siêu tốt bụng và nghiêm khắc” và nhận thức cảm tính là “Thầy Tâm đẹp trai” để chứng minh sự khác nhau.

Trao đổi với PV Infonet, thầy Nguyễn Tâm – Giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khách Hòa) cho biết, “đây là trường hợp đầu tiên gặp học sinh do mình giảng dạy lấy ví dụ về thầy hay và 2 ví dụ của em nữ sinh đều đúng, đạt điểm tối đa câu hỏi đó”.

Nữ sinh lớp 10 lấy thầy giáo làm ví dụ 'cực hay' trong bài thi học kỳ 1 - Hình 2

Dòng status của thầy giáo và hình ảnh bài thi được đăng trên Facebook.

Được biết, thầy Nguyễn Tâm tốt nghiệp Trường ĐHSP Huế và đến giảng dạy môn Giáo dục công dân tại Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) từ năm 2013 đến nay.

Theo infonet

Có một thứ "mật ngọt" mang tên pháp luật

Những "chú ong" làm ra thứ mật ngọt đó không ai khác là những con người tâm huyết với công cuộc giáo dục pháp luật cho trẻ em với nguyện vọng và quyết tâm biến pháp luật khô cứng thành những câu chuyện của cuộc sống, để hướng các em đến những điều hay, điều đúng của cuộc đời....

Video đang HOT

Chuyện của người thầy "phải lòng" môn Giáo dục công dân

Câu chuyện về những bài giảng lấy nước mắt học trò của thầy giáo Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM) trong tâm trí của những người đã từng là học sinh của thầy không hề phai mờ và luôn là niềm ao ước của những người chưa từng được học thầy.

Có một thứ mật ngọt mang tên pháp luật - Hình 1


Thầy Trần Tuấn Anh trong một tiết dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 6

Chuyện rằng, vào giờ học bài "Biết ơn" của môn Giáo dục công dân lớp 6, thầy mang vào lớp hình ảnh và câu chuyện cá chuối mẹ dùng thân mình làm mồi nhử kiến để mang thức ăn về cho đàn con. Thầy kể hình ảnh người mẹ giặt áo cho con đến quá giờ giới nghiêm bị bắt về đồn - hoàn cảnh ra đời bài hát "Lòng mẹ" của nhạc sĩ Y Vân.

Rồi những hình ảnh thai nhi từ trong bụng mẹ đến từng giai đoạn trẻ thơ được mẹ cha chăm sóc, bế bồng; hình ảnh người mẹ với gánh hàng rong, ngủ vỉa hè giữa trời mưa lạnh; hình ảnh người cha dầm mưa, dãi nắng kiếm tiền nuôi con ăn học. Lớp học bắt đầu có tiếng sụt sùi.

Cao điểm đến đoạn âm thanh nói về tâm sự của người con khi cha mẹ không còn, rồi bài hát "Lòng mẹ" nhạc nền có tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc... Lớp học vỡ òa tiếng khóc của những cô cậu học trò lớp 6.

Lý Trương Kim Hoàn, một học sinh của thầy kể: "Hôm học bài "Biết ơn" vào tiết cuối buổi sáng, đến giờ ăn trưa nhiều bạn nức nở, nghẹn ngào. Cả lớp đều khóc. Chiều về nhà mắt vẫn còn sưng, cha mẹ hỏi vì sao khóc, có bạn ôm chầm mẹ. Cả tuần sau nhóm bạn em vẫn còn xôn xao về bài học đó".

Ở ngôi trường nơi thầy giáo Trần Tuấn Anh công tác, theo chương trình của ngành Giáo dục, mỗi tuần chỉ có một tiết Giáo dục công dân nhưng thầy giảng rất nhiều, bài nào cũng hay, những câu chuyện của thầy nhớ thật lâu. Thầy thường cho lớp viết cảm nghĩ sau bài học, từ đó thầy biết bạn nào có tâm tư gì.

Giờ ra chơi thầy gọi riêng các bạn có hoàn cảnh đặc biệt ra hỏi thăm, giải thích cái gì đúng, cái gì chưa đúng. Từ những câu chuyện của thầy, nhiều học sinh thay đổi. Nhiều học sinh cá biệt trong lớp cũng sửa đổi, siêng năng hơn... Môn Giáo dục công dân từ đó học rất nhẹ nhàng.

Với thầy giáo Trần Tuấn Anh, trở thành thầy giáo dạy môn Giáo dục công dân là một niềm khát khao mãnh liệt. Trước câu hỏi "Chọn trường cho mình hay cho mẹ cha?" của học sinh hiện nay thầy đã kể lại câu chuyện của đời mình.

Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động, ba đi bán vé số dạo, mẹ bán quán nước ở vỉa hè. Cái nghèo khó, nợ nần, chạy ăn từng bữa của gia đình nuôi nấng và thôi thúc thầy học lên cao để vượt qua hoàn cảnh.

Khi học luyện thi đại học từ số tiền vay mượn của cha mẹ, với những bài giảng chuyên đề đạo đức đầy cảm xúc của nhà giáo Đàm Lê Đức, một cô giáo tóc pha sương, thầy nung nấu trong lòng một ước mơ trở thành thầy giáo.

Sau đó, thầy thi đỗ hai trường Kinh tế và Sư phạm và thầy quyết định chọn học kinh tế theo lời cha mẹ để sau này có thể cải thiện đời sống gia đình. Nhưng rồi, sau 4 năm đại học, thầy hiểu mình đã chọn nhầm nghề.

Thầy quyết tâm làm lại từ đầu và đã thi đỗ ngành Sư phạm giáo dục công dân Trường Cao đẳng Sư phạm TP HCM (nay là Đại học Sài Gòn). Vừa đi học thầy vừa đi bán vé số kiếm tiền làm học cụ, ngày ra trường năm 2007 thầy đạt danh hiệu thủ khoa Khoa sử - Giáo dục công dân.

"Buổi đầu tiên đứng trên bục giảng ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP HCM), buổi đầu tiên đứng trên bục giảng mà cứ ngỡ đây là thiên đường, tôi hạnh phúc tột cùng khi được học sinh gọi hai tiếng "Thầy ơi!". Tôi cố gắng mang vào bài giảng những câu chuyện về tình thương, về công cha, nghĩa mẹ với những đoạn nhạc, bài ca dao, câu tục ngữ... Nhiều học trò đã cảm động, yêu thích môn Giáo dục công dân hơn, ngoan hơn, biết trả lại đồ lấy cắp của bạn" - thầy nhớ lại.

"Dự án Nhà ga xanh" và nữ luật sư yêu con trẻ

Dự án "Nhà Ga Xanh" là dự án của Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội với mục tiêu nghiên cứu và triển khai các chương trình đào tạo, làm công tác tư vấn tâm lý - pháp lý và kỹ năng sống cho trẻ em từ 7 đến 17 tuổi hiện đang học tại các trường trên toàn quốc, để từ đó hỗ trợ sự phát triển dài hạn của thế hệ trẻ.

Nhằm phát triển nhân lực cho tư vấn tâm lý - pháp lý lưu động miễn phí tại các trường học phổ thông, dự án đã ký kết Quy chế phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với trẻ em tại thành phố Hà Nội với Hội Phụ nữ luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội. Theo đó, Hội Phụ nữ luật sư Hà Nội sẽ phối hợp bằng hình thức cử gần 1.000 nữ luật sư để thực hiện công việc "Từ thiện tri thức" miễn phí đến các trường phổ thông công lập trên toàn thành phố Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn, một nữ luật sư có nhiều gắn bó với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thông qua các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho Ngôi nhà Bình yên, một cộng tác viên trợ giúp pháp lý thường xuyên của Sở Tư pháp Hà Nội, là một trong những nữ luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội tham gia dự án "Nhà ga xanh".

Có một thứ mật ngọt mang tên pháp luật - Hình 2


Nữ Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh trong những giờ tuyên truyền pháp luật cho học sinh

Với nữ Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và học sinh nói riêng không chỉ là trách nhiệm được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các tổ chức hành nghề về pháp luật hay trách nhiệm của một luật sư thuộc Đoàn Luật sư mà đó còn là niềm yêu thích của cá nhân chị.

Trò chuyện với phóng viên, chị cho biết, mặc dù công việc của một luật sư rất bận rộn, nhưng dấu chân chị cũng đã đặt ở nhiều trường học vùng sâu, vùng xa như các trường dân tộc nội trú ở Điện Biên, ở huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình... trong hành trình mang pháp luật đến với học sinh, người dân.

"Sau mỗi buổi tuyên truyền pháp luật ở trường học đều để lại trong tôi nhiều kỉ niệm khó quên. Có những câu hỏi, câu trả lời của các em học sinh khiến tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều, cũng có câu hỏi khiến tôi ngạc nhiên..." - chị cho biết.

Trong một buổi tuyên truyền pháp luật cho học sinh trung học cơ sở tại một trường của huyện ngoại thành Hà Nội về chủ đề "Phòng, chống bạo lực học đường", sau buổi tuyên truyền, một em học sinh nữ chờ nữ luật sư rất lâu ở cầu thang để xin gặp riêng. Em khóc rất nhiều và kể về việc bố em là hiệu trưởng trường em đang học. Bố gây quá nhiều áp lực cho em về việc học, bố muốn em phải thật xuất sắc để bố không bị mang tiếng, trong khi khả năng của em thì có hạn.

Em nói rằng, em cố gắng hết khả năng thì lực học của em chỉ đạt loại khá nhưng không hiểu sao năm nào em cũng đạt học sinh giỏi. Bạn bè trong lớp xì xèo, nghi ngờ khiến em cảm thấy xấu hổ. Em xin bố cho chuyển trường, bố không những không nghe em giải thích còn đánh, mắng em và dọa đuổi em ra khỏi nhà. Sau câu chuyện của mình em đặt câu hỏi với luật sư: "Bố em làm thế với em có là vi phạm pháp luật không?"...

"Qua hành trình mang luật đến với học sinh của mình, tôi nhận thấy một điều rằng quan niệm học sinh không thích học luật là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, học sinh ở các cấp học ngày nay đều đã có sự hiểu biết nhất định về pháp luật. Thế hệ của các em tiếp xúc nhiều với công nghệ nên thông tin đến với các em khá nhiều. Vì thế, để định hướng cho các em có những hiểu biết tích cực, lựa chọn thông tin, kiến thức bổ ích là rất quan trọng, nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường là rất cần thiết" - Luật sư Hạnh cho biết.

Cũng theo Luật sư Hạnh, kiến thức pháp luật thường khô khan nên khó nhớ ngay cả với người lớn nữa là với các em học sinh. Vậy để các em đón nhận kiến thức pháp luật, đòi hỏi mỗi tuyên truyền viên phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực. Không nên chỉ đơn thuần phân tích sâu về quy định của pháp luật mà nên lồng ghép các ví dụ, các tình huống thật (nên lấy các tình huống được dư luận xã hội đang quan tâm) để minh họa cho vấn đề mình cần đề cập.

Nên tạo điều kiện cho các em tương tác càng nhiều càng tốt với tuyên truyền viên. Ngoài việc tuyên truyền viên đặt câu hỏi để các em trả lời, nên tạo điều kiện cho các em đặt câu hỏi cho mình. Sau khi nghe câu hỏi của các em, tuyên truyền viên không nên trả lời ngay, mà hỏi lại câu hỏi đó cho các em khác trả lời, sau đó tổng hợp lại và đưa ra đáp án.

Được biết, trong các buổi "nói luật với trẻ em" của nữ Luật sư Hạnh, luôn có một không khí sôi nổi, thân thiện khi "cô giáo" trông nghiêm nghị thế mà lại mời cả lớp đứng dậy, bật một đoạn nhạc vui hiện hành để cả lớp cùng nhảy theo, cùng hát một bài hát vui nhộn, cùng chơi một trò chơi...

Cũng như thầy giáo Trần Tuấn Anh và như nhiều cá nhân khác có nguyện vọng và quyết tâm mang "mật ngọt" pháp luật đến cho đời, nữ Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh luôn ấp ủ một hình thức tuyên truyền pháp luật cho học sinh THCS và THPT bằng việc tổ chức các phiên tòa giả định phù hợp với lứa tuổi của các em.

"Các luật sư sẽ lên kịch bản, cho các em tự đóng các vai như trong một phiên tòa thực sự. Mỗi một vụ án sẽ là một đề tài về tuyên truyền pháp luật, ví dụ như: "Phòng, chống bạo lực học đường", "Phòng, chống tác hại của ma túy", "Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em", "Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn"... Mỗi phiên tòa đó sẽ được quay video để làm tài liệu tuyên truyền cho các trường hoặc có thể coi là các tư liệu để thầy, cô dạy môn Giáo dục công dân áp dụng vào các bài giảng của mình" - chị bày tỏ.

Hồng Minh

Theo baophapluat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoàiTàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài
14:54:32 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?

Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?

Sao châu á

18:15:23 01/02/2025
Vào hôm 31/1, 1 blogger hơn 40 ngàn fan khiến netizen ngỡ ngàng khi bất ngờ đào xới lên tin tình ái liên quan tới Song Ji Hyo và Thái tử Joo Ji Hoon cách đây gần 20 năm.
Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Pháp luật

18:11:29 01/02/2025
Điều này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước trong việc làm trong sạch môi trường kinh doanh và bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.
Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Thế giới

18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.