Nữ sinh làm đơn xin hỗ trợ chi phí học tập
Trong đơn có đoạn viết: “Nay con làm đơn này vì lý do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Mẹ con mất đã lâu, cha có gia đình mới, chị hai có gia đình ở xa. Hiện tại con đang sống với ông, bà nội.
Nhận thấy con đường đến trường của mình quá gian nan khi sống trong cảnh mồ côi mẹ, cha bỏ nhà ra đi, ông nội già bán từng tờ vé số lo cho em ăn học, em Đào Thị Kim Thi (16 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) đã có ý định bỏ học giữa chừng nhưng với lời khuyên của ông nội, cô bé đã cố gắng vượt khó để đến trường và viết đơn xin hỗ trợ chi phí học tập.
Em Đào Thị Kim Thi
Kim Thi là học sinh lớp 10A6, Trường THPT Nguyễn Khuyến, ngay từ đầu năm nhận thấy việc đi học từ xã Vĩnh Khánh đến thị trấn Phú Hòa khá xa, cộng thêm hoàn cảnh khó khăn nên em nản chí và có ý định nghỉ học. Biết tin, ông nội của em là ông Đào Văn Nhiên đã động viên, khuyến khích cháu tiếp tục đi học để có tương lai tốt đẹp hơn. Thấy vậy, Thi đã trình bày hoàn cảnh của mình để nhà trường nắm thông tin, đồng thời viết đơn gửi UBND và Hội Khuyến học xã Vĩnh Khánh mong được giúp đỡ chi phí học tập.
Trong đơn có đoạn viết: “Nay con làm đơn này vì lý do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Mẹ con mất đã lâu, cha có gia đình mới, chị hai có gia đình ở xa. Hiện tại con đang sống với ông, bà nội. Ông thì đi bán vé số, thấy ông bà lớn tuổi mà còn bị bệnh nữa nên con định nghỉ học để đi làm phụ phần nào ông bà, nhưng ông nội đã khuyên con đi học để sau này có công việc tốt hơn. Con rất mong UBND xã Vĩnh Khánh, Hội Khuyến học xã Vĩnh Khánh giúp đỡ cho con được cắp sách đến trường, đủ điều kiện tiếp bước con đường học vấn”.
Trực tiếp đến gia đình, gặp ông Nhiên (năm nay đã 70 tuổi), ông bộc bạch: Ngày trước, lúc còn ruộng vườn, tôi nuôi 6 đứa con (5 trai, 1 gái) nhưng sau này do làm ăn thất bại nên tôi bán hết ruộng nương rồi đi làm thuê, mướn. Đến tuổi xế chiều không còn sức khỏe lao động, tôi bán vé số mưu sinh. Con dâu không may mất sớm, con trai thứ tư là cha của cháu Thi bỏ đi biệt xứ, tôi phải cố gắng nuôi 2 đứa cháu gái thay con. Một đứa lớn đã theo chồng ở xa, nay còn có cháu Thi đang tuổi đi học. Mấy năm trước khi còn sức khỏe mỗi ngày tôi bán được vài trăm tờ vé số, còn giờ sau tai biến, sức khỏe giảm sút, tôi bán được vài chục đến trăm tờ mỗi ngày. Hôm trời nắng còn bán được, mưa đành phải ở nhà. Mong ước hiện giờ của tôi là cho cháu Thi học lấy bằng tốt nghiệp THPT để sau này cháu không phải thiệt thòi khi ra đời mưu sinh”.
Video đang HOT
Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh Thành Võ Ngọc Thạo cho biết: “cầm trên tay lá đơn của cháu Thi ,tôi đã nhanh chóng đến nhà tìm hiểu. Qua xác minh mới biết căn nhà em đang ở kề cận nhà ông, bà nội là căn nhà trước đây cha mẹ em từng sinh sống, nay đã xuống cấp và hư hỏng nặng, nhà chỉ còn mỗi di ảnh của mẹ cháu và chiếc giường xập xệ. Căn nhà của ông, bà nội cháu cũng lụp xụp. Ông nội cháu đã từng bị tai biến nhẹ cũng gắng gượng đi bán vé số, còn bà nội nay đau mai yếu và mắc bệnh tiểu đường.
Trước tình cảnh trên, địa phương đã trích nguồn gạo từ các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Đồng thời, đang vận động các nhà hảo tâm để có tiền mua tole, lát nền gạch, lợp lại mái nhà dột nát giúp cháu có chỗ ở đàng hoàng hơn. Cùng với đó, chúng tôi đang tìm kiếm nguồn tài trợ để giúp đỡ cháu Thi có điều kiện học tập lâu dài hơn. Rất mong có thêm sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức giáo dục, thiện nguyện, tấm lòng nhân ái để cháu Thi thực hiện ước mơ cắp sách đến trường”.
Nữ sinh mồ côi cha bán xe đạp điện để có tiền nhập học
'Ngay sau khi biết mình đậu đại học, em ấy đã bán chiếc xe đạp điện mình đi học mỗi ngày để lấy tiền lo học phí nhập học. Giờ em ấy mong được ở ký túc xá, rồi đi làm thêm để tự lo việc học'.
TS Lâm Thị Kim Liên thông tin hướng hỗ trợ của nhà trường với Võ Thị Bích Thuận chiều 19-10 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Cô Đinh Thị Phương Chi - giáo viên Trường THPT Trường Chinh (Gia Lai) - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online như vậy về "em học trò giỏi, đầy nghị lực vượt khó" Võ Thị Bích Thuận, học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Gia Lai).
Vừa học vừa làm nhưng học rất giỏi
Cô giáo Phương Chi cho biết thêm: "Em Bích Thuận không phải học sinh trường tôi, nhưng nhà ngoại em ấy gần nhà tôi nên tôi biết rất rõ hoàn cảnh của em. Bố em bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, mẹ sau đó lấy chồng khác, nợ nần không lo được cho hai con nên gửi bà ngoại nuôi. Bích Thuận vừa học vừa đi làm. Theo các giáo viên của trường, dù hoàn cảnh vô cùng khốn khó nhưng em ấy học rất giỏi".
Ký ức tuổi thơ của Võ Thị Bích Thuận vẫn khắc sâu hình ảnh những ngày bố bị bệnh liên miên, phải lo chạy chữa khắp nơi từ bệnh viện ở Gia Lai, rồi xuống tận Sài Gòn. Nhưng do bố Thuận mắc phải căn bệnh ung thư quái ác, tiền bạc trong nhà vốn đã khó khăn cứ "đội nón" ra đi. Đến lúc bố mất, khi đó Bích Thuận mới 12 tuổi, mẹ đành phải bán luôn căn nhà nhỏ lấy tiền trả nợ...
Vài năm sau mẹ "đi thêm bước nữa", gửi hai chị em Thuận ở nhà bà ngoại. Gia đình mới của mẹ cũng vất vả, với hai con nhỏ thuê nhà trọ ở xã Ia HLốp nên lâu lâu mới ghé về thăm hai chị em Thuận.
Bà Hồ Thị Hường, mẹ Thuận - chia sẻ: "Tôi làm giáo viên mầm non, tiền lương mỗi tháng phải trả nợ ngân hàng (còn nợ khoảng 100 triệu đồng) chỉ còn hơn 2 triệu đồng, không đủ lo cho hai đứa con nhỏ chồng sau, hằng tháng tôi chỉ phụ bà 500.000 đồng lo cho hai đứa con lớn. Nay cháu Thuận đậu đại học, tôi phải dời nhà trọ ra thị trấn, đưa em trai nó, đang học lớp 12 về ở cùng để cháu tiện vừa học vừa làm".
Bà ngoại Thuận năm nay đã 65 tuổi, vẫn xin làm tạp vụ, quét dọn ở xã. Cả nhà sống dựa vào khoản tiền 1,5 triệu đồng mỗi tháng bà kiếm được nên cả hai chị em Bích Thuận đều phải tranh thủ đi làm thêm ngoài giờ học, đặc biệt là dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bà.
"Đang cố xoay xở nhưng khó khăn quá"
Nói về cô bạn thân từ lớp 3 của mình, Đỗ Thị Kim Ngân (học sinh lớp 12A7, bạn cùng lớp Bích Thuận), cho biết: "Bích Thuận luôn là người truyền cảm hứng cho tụi em. Thuận là người chăm chỉ nhất lớp, bọn em rủ đi chơi mà bạn ấy có khi nào đi đâu. Hoàn cảnh bạn ấy rất khó khăn nên phải đi làm thêm đủ thứ để có thêm tiền trang trải. Đậu đại học học, Thuận phải chạy vạy khắp nơi, ngay cả chiếc xe đạp điện cũ Thuận đi học mỗi ngày cũng do bạn đi làm tích góp mua được, nhưng phải bán xe để gom tiền nhập học."
Nhìn học bạ của Bích Thuận với điểm số vô cùng ấn tượng, nhiều môn trên 9 điểm, điểm tổng kết cả năm lớp 12 đạt 8,5, nên việc cô học trò nghèo trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với điểm thi khối A00 đạt 24,55, không mấy ai bất ngờ. Nhưng bạn bè cùng lớp đều lo Bích Thuận không đủ khả năng tài chính để theo học suốt 4 năm đại học. "Thuận đang cố xoay xở, quyết tâm phải học đại học mà em thấy bạn còn nhiều khó khăn quá!", Kim Ngân chia sẻ.
Võ Thị Bích Thuận cho hay từ hè năm lớp 9 nữ sinh này đã đi làm thêm đủ thứ việc, phụ quán ăn từ 5h sáng đến 20h tối mỗi ngày để kiếm tiền nộp học phí cho cả năm học. "Từ khi bố mất, em từng rất chán chản và cảm thấy lạc lõng vô cùng. Nhưng sau đó nhờ bà ngoại cưu mang em suy nghĩ rất nhiều và nhận thấy mình cần phải cố gắng học, tìm việc làm thêm, kiếm thêm chút ít tiền phụ bà...", Thuận tâm sự.
Cũng vì phải làm thêm nhiều nên học kỳ 1 năm lớp 10, kết quả học tập của Thuận chỉ đạt loại khá, nhưng sau đó cô học trò nghèo nhanh chóng lấy lại phong độ và liên tục là học sinh giỏi.
Thuận chia sẻ: "Khi biết kết quả đậu đại học em vui lắm nhưng cũng là lúc em lo lắng nhất vì khoản tiền nhập học quá lớn, chưa biết làm sao có đủ tiền... nên em quyết định bán chiếc xe đạp điện được 3,5 triệu đồng. Bà con, hàng xóm, thầy cô... mỗi người cho một ít, cộng thêm số tiền em đi làm tiết kiệm được vừa đủ để em nhập học. Em biết những ngày tới đây mình sẽ phải vất vả hơn một chút nữa nhưng em sẽ cố gắng tìm việc làm thêm... Hi vọng đất Sài Gòn rộng lớn sẽ giúp em có nhiều cơ hội".
"Chúng tôi sẽ không để em Thuận bỏ học"
Chiều 19-10, phóng viên Tuổi Trẻ đã cùng Bích Thuận đến Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, hoàn tất các thủ tục chuẩn bị chính thức vào học.
TS Lâm Thị Kim Liên - trưởng phòng công tác sinh viên nhà trường - đã tiếp xúc, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của Bích Thuận để có hướng xem xét hỗ trợ. "Qua tìm hiểu, tôi được biết tuy không thuộc diện chính sách nhưng hoàn cảnh em rất khó khăn. Trước mắt, nhà trường sẽ có những hỗ trợ ban đầu, xét trao học bổng Tương hỗ để có khoản tiền chi phí ban đầu. Chúng tôi sẽ không để em vì khó khăn phải bỏ học", cô Liên nói với Thuận.
Đồng thời, bà Kim Liên cũng đã tặng Bích Thuận bộ áo dài đồng phục đi học. Trung tâm hỗ trợ sinh viên trường cũng cho biết sẽ giúp Thuận được làm ở quán cà phê khởi nghiệp của trường để có thêm chi phí sinh hoạt.
Bà Nguyễn Thị Nhung - trưởng Ban quản lý ký túc xá Cỏ May - cũng cho hay khi báo Tuổi Trẻ thông tin hoàn cảnh của Võ Thị Bích Thuận, ký túc xá đã quyết định tiếp nhận đơn để xem xét cho nữ sinh này vào ở.
Khuyến học đồng hành cùng giáo dục Trong thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài được các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát huy hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, nhiều HS, SV hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường... Quỹ khuyến học huyện Hồng Ngự trao quà, học bổng cho HS nhân Tháng Khuyến học năm 2020. Nở rộ phong...