Nữ sinh đam mê lập trình chia sẻ bí quyết giành học bổng 10 trường đại học Mỹ
Phạm Phương Thúy (lớp 12, Trường trung học phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) quyết định theo học Đại học Cornell, với học bổng gần 7 tỷ đồng.
Những ngày đầu tháng tư, Phạm Phương Thúy (sinh năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh) liên tục nhận tin vui khi trúng tuyển vào 10 trường đại học của Mỹ với mức học bổng cao, bao gồm các trường: Union, Cornell, Lehigh, Centre College, Worcester Polytechnic Institute, Minnesota-Twin Cities, Massachusetts – Amherst, Northeastern, Georgia và Arizona State.
Trong số 10 trường, Phương Thúy quyết định lựa chọn theo học trường đại học Cornell, 1 trong 8 trường Ivy League danh giá nhất nước Mỹ, đứng trong Top 5 ngành Khoa học Máy tính của Mỹ nhiều năm liền. Học bổng trị giá 6,8 tỷ đồng, bao gồm 100% học phí và một phần ăn ở.
Phạm Phương Thuý giành học bổng 10 trường đại học Mỹ. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ về lí do lựa chọn theo học trường Cornell, Phương Thúy cho hay, trường nhấn mạnh yếu tố đa dạng: về ngành học (hơn 1000 khóa), về các quốc gia, và về văn hóa/ tôn giáo. Trường yêu cầu mỗi học sinhcủa mình viết về sự tôn trọng sự đa dạng của nhau.
“Đối với em, là một người có niềm đam mê đa lĩnh vực (lập trình, văn hóa, môi trường, và giáo dục) và luôn theo đuổi sự bình đẳng giới trong ngành Khoa học Máy tính. Do vậy, Cornell là sự lựa chọn hàng đầu của em”, Thúy nói.
Hồ sơ du học học bổng bao gồm 2 vòng: vòng đơn (gồm luận, thư giới thiệu) và vòng phỏng vấn.
Nói về bài luận chính của mình, Thúy cho hay, trong bài luận chính em viết về biệt danh của bản thân – “T-REX”, nghĩa là Thúy “khủng long”. Em nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa em và biệt danh này.
“Do có chiều cao vượt trội nên em luôn nhỉnh hơn các bạn khi đứng trong hàng ngũ hay đám đông, sau bị mọi người trêu cao to như chú khủng long. Bên cạnh đó, là tính kiên trì và nhiệt huyết theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình cả trong học tập dự án và các hoạt động ngoại khóa”, Thúy nói.
Thúy chia sẻ rằng điểm yếu trong hồ sơ của mình làđiểm SAT-1 và IELTS, vì nằm dưới mặt bằng chung của các trường top. Tuy nhiên, với nền tảng được bồi dưỡng xuyên suốt trong nhiều năm đã giúp nữ sinh này đạt điểm thi tạm ổn là IELTS 7.5, 1460/1600 điểm SAT-1, 800/800 điểm SAT-2 ở cả 3 môn Math Level 2, Physics và Chemistry.
Video đang HOT
Điểm mạnh và cũng là lợi thế của em trong bộ hồ sơ là nghiêng hẳn về các môn tự nhiên, với hàng loạt giải thưởng và dự án về lập trình. Thúy từng tham gia như các dự án khoa học kĩ thuật như “Máy lọc không khí thông qua cơ chế quang hợp của vi tảo” và là trợ lý nghiên cứu của trường Đại học Texas – Austin về Học máy…
Ngoài ra, Thúy còn điều hành dự án Mentor – Mentee giúp kết nối hơn 50 cựu học sinh Năng Khiếu với hơn 200 học sinh của trường, giúp các bạn học sinh tìm kiếm cơ hội hỗ trợ nghiên cứu, thực tập ở các công ty, trường đại học trong và ngoài nước từ sớm.
Phương Thuý là thành viên nữ duy nhất trong đội tuyển của trường đã đạt huychương Vàng trong kỳ thi Olympic 30/4. Ảnh: NVCC
Là một người đam mê công nghệ, đặc biệt là lập trình, Thúy cho biết, khi chọn con đường chuyên Tin, là thành viên nữ duy nhất trong đội tuyển trường, rồi lên tới đội tuyển quốc gia, đôi lúc em cảm thấy khó trong việc hòa nhập vì không cùng sở thích.
Qua quá trình học, Thúy cho biết, với mỗi bạn học sinh quan trọng là tinh thần chủ động tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình thông qua cải thiện kĩ năng/ networking, sẵn sàng bắt lấy bất kì cơ hội nào phía trước. Không có điều gì là đáng sợ nếu tiếng Anh hay mảng nào khác có hơi hụt chân so với các bạn khác.
Nói vệ dự định trong thời gian tới, Thúy dự định sẽ theo học ngành Khoa học máy tính của đại học Cornell, với khát khao tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Hiện tại, Thúy đang làm thực tập sinh ở một công ty khởi nghiệp về công nghệ, với mục đích kết nối các chuyên gia với người dùng, nhằm giúp mọi người tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước. Trong tương lai, Thúy muốn dành một vài năm làm việc ở các Big-techcompany như FB, GG, Apple,… ở các chi nhánh khắp thế giới để vừa học hỏi, vừa thỏa mãn đam mê khám phá đất nước và văn hóa của bản thân.
“Khi đã có đủ kinh nghiệm, em mong muốn tạo dựngmột công ty khởi nghiệm về công nghệ và quay về Việt Nam để phát triển công ty của mình bởi nơi đây có gia đình, bạn bè, và cả một nền văn hóa mà em đã đem lòng yêu từ nhỏ”, Thúy cho hay.
Nữ sinh Trường phổ thông Năng khiếu nhận học bổng 6,8 tỉ đồng của đại học Mỹ
Phạm Phương Thúy - học sinh lớp 12 tin (khóa 18-21) Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM - vừa được nhận vào chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Cornell (Mỹ) với suất học bổng 290.000 USD (tương đương hơn 6,8 tỉ đồng).
Phạm Phương Thúy - Ảnh: NVCC
Mức học bổng cụ thể là 72.500 USD/năm (4 năm) (trường hỗ trợ 100% học phí 60.000 USD) và một phần chi phí ăn, ở.
Được học bổng do có nhiều giải thưởng lập trình
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng nay 1-5, Phạm Phương Thúy cho biết: "Điểm mạnh hồ sơ của tôi là về các môn tự nhiên và đặc biệt là giải thưởng/dự án liên quan trực tiếp đến lập trình, ngành tôi đang chọn".
Phương Thúy từng đoạt giải nhất vòng thi ở Việt Nam của cuộc thi ICPC (International Collegiate Programming Contest) - một kỳ thi lập trình quy mô quốc tế dành cho sinh viên và giải nhì kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm 2020 môn tin học.
"Chính những thành tích này mà tôi đã được Bộ GD-ĐT triệu tập là 1 trong 32 người dự kỳ thi tuyển đội tuyển Việt Nam tham dự Olympiad Tin học quốc tế vào cuối năm lớp 11 (năm 2020). Tôi là nữ sinh duy nhất được triệu tập trong 3 năm liên tiếp của Việt Nam" - Phương Thúy cho hay.
Bên cạnh đó, Thúy còn tích cực tham gia các dự án khoa học kỹ thuật, sáng chế các phát minh phục vụ đời sống thường ngày như "Máy lọc không khí thông qua cơ chế quang hợp của vi tảo" và là trợ lý nghiên cứu của Trường ĐH Texas - Austin về học máy...
Bài luận tự giới thiệu về bản thân - "Girl In STEM".
Phạm Phương Thúy (thứ hai từ trái, hàng đầu) trong lớp học - Ảnh: NVCC
Phạm Phương Thúy chia sẻ: "Tôi nghĩ điểm yếu hồ sơ của mình là về điểm số tiếng Anh như SAT-1 và IELTS vì nằm dưới mặt bằng chung của các trường top. Điều này làm tôi lo lắng rất nhiều khi nộp vào các trường top 20 và hơn hết là các trường Ivy League.
Tôi nhớ mình có viết một bài luận về "Underrepresented group", tức là một phần thiểu số của cộng đồng mình tham gia/đang hướng đến. Tôi đã viết về bản thân mình, về một "Girl In STEM".
Vào lớp 6, Phương Thúy tự tìm đường đi học từ khu vực Thủ Đức đến quận 1 (TP.HCM) để học tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Thêm vào đó, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thường diễn ra ở các địa điểm khác nhau trong trung tâm thành phố làm Thúy mất 30 phút - 1 giờ tìm được chuyến xe buýt tới đó. Vậy là Thúy tự tìm hiểu có thuật toán nào có thể giúp tìm chuyến xe buýt trong vòng 1 - 2 phút hay không.
"Sau một khoảng thời gian tìm kiếm, học hỏi, tôi đã tìm và hiểu sâu được về một thuật toán tin học giúp tối ưu hóa đường đi, tự động tìm đường theo nhu cầu cá nhân chỉ bằng việc nhập dữ liệu tất cả các chuyến buýt và dùng công cụ hỗ trợ của Google Map. Từ đó, tôi nhận thấy mình hứng thú với tin học và dần dấn thân sâu vào lĩnh vực này" - Thúy kể.
Đặt chân vào con đường chuyên tin, rất nhiều người đã khuyên Phương Thúy nên xem xét lại quyết định này bởi "công nghệ thông tin không phù hợp cho con gái".
Thúy cũng từng tự hỏi bản thân mình rất nhiều rằng liệu có phù hợp hay không, và chính sở thích tạo ra game online đã thôi thúc bản thân hãy cho mình một lần thử.
Tôi không dám khẳng định công nghệ thông tin là con đường cuối cùng của tôi, nhưng hiện tại tôi vui với nó, thế là đủ. Nếu không cho mình bất cứ cơ hội nào để thử, tôi nghĩ bản thân sẽ hối hận suốt đời. Và hơn hết, mình còn trẻ, thời gian còn dài, ngại gì sai...
PHẠM PHƯƠNG THÚY
Được học bổng của nhiều đại học top của Mỹ
Bên cạnh Đại học Cornell, Phạm Phương Thúy còn trúng tuyển nhiều đại học trong top 50 và 100 của Mỹ như Union College (học bổng 50.000 USD/năm), Lehigh University (học bổng 43.000 USD/năm), Centre College (học bổng 34.000 USD/năm), Worcester Polytechnic Institute (học bổng 34.000 USD/ năm)...
Ngoài ra, Thúy cũng đã trúng tuyển Đại học VinUni với mức học bổng toàn phần (100% học phí ăn ở) và nhận được lời mời làm trợ giảng cho giáo sư của trường.
"Sắp tới, tôi dự định theo học ngành khoa học máy tính của Đại học Cornell. Trong tương lai, tôi muốn dành một vài năm làm việc ở những tập đoàn công nghệ như Facebook, Google, Apple... ở các chi nhánh khắp thế giới để vừa học hỏi, vừa thỏa mãn đam mê khám phá đất nước và văn hóa của bản thân.
Xa hơn nữa, tôi dự định quay về Việt Nam sinh sống và khởi nghiệp khi tôi đã tích góp kha khá kinh nghiệm vì tôi rất thích môi trường sinh sống ở Việt Nam" - Thúy chia sẻ.
Bài 3: Tự tin chinh phục VinUni Cùng với hai cô bạn Nghiêm Thảo Tâm và Phạm Ngọc Anh, hành trình "săn" học bổng VinUni của cậu học trò Trần Khánh Bằng (HS lớp 12 chuyên Toán 1 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) là một câu chuyện đầy thú vị. Em Trần Khánh Bằng, HS lớp 12 chuyên Toán 1 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn giành học bổng...