Nữ sinh chăn bò thuê mang cả bầu trời ước mơ tới giảng đường đại học
Nhờ sự giúp đỡ của bạn đọc, các nhà hảo tâm, cô gái chăn bò thuê đã bước chân vào giảng đường đại học với cả bầu trời mơ ước. Ngoài ra, cô gái còn có thêm một gia đình mới.
Ngày 20/9, lần đầu tiên trong đời, cô nữ sinh dân tộc Mường – Phạm Thị Thuận (làng Nhõi, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa), được bước chân xuống thành phố mang theo cả bầu trời ước mơ và kỳ vọng. Thuận được mẹ nuôi đưa đến trường làm thủ tục nhập học khiến em vô cùng hạnh phúc.
Trong ngày tựu trường, niềm vui của cô gái như được nhân đôi khi phóng viên Dân trí cùng Ban giám hiệu Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục trao số tiền 98.761.000 đồng của các nhà hảo tâm giúp đỡ Thuận thông qua tài khoản của Quỹ Khuyến học Việt Nam. Trước đó, bạn đọc cũng đã ủng hộ trực tiếp Thuận và thông qua Báo Dân trí là 400 triệu đồng.
Phóng viên Dân trí cùng Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức thay mặt bạn đọc trao quà tới em Thuận.
Thuận là nhân vật đáng thương trong bài viết: “Cô gái 12 năm chăn bò thuê, đến trường bằng sổ hộ nghèo và ước mơ đại học”. Trước đó, bạn đọc đã ủng hộ trực tiếp về tài khoản của Thuận và qua Chương trình Nhân ái của Báo Dân trí với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.
Thuận có hoàn cảnh vô cùng éo le. Bố Thuận bị tàn tật, chân tay co quắp, mỗi lần di chuyển hết sức khó khăn, còn mẹ thì quanh năm đau ốm quặt quẹo. Lên 6 tuổi, Thuận đã phải đi chăn bò thuê để có những bữa ăn qua ngày.
Video đang HOT
Suốt những năm tháng mẹ vắng nhà, Thuận vừa lo cho bố vừa lo cho em. Những tiết học thêm của Thuận là những buổi đi chăn bò thuê.
Dù đến trường bằng những bữa no, bữa đói nhưng Thuận vẫn không ngừng cố gắng học tập với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào đại học. Suốt những năm đi học, năm nào em cũng là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thuận đạt 27 điểm khối C (tính cả điểm ưu tiên là 29,75 điểm). Ước mơ làm cô giáo đã chạm đến tay cô học trò nghèo, vậy mà ngày biết kết quả thi, cả hai bố con Thuận cùng khóc vì chẳng biết sẽ phải làm thế nào để có tiền đi học.
Hoàn cảnh của Thuận sau khi đăng tải trên Báo Dân trí đã chạm tới trái tim của các nhà hảo tâm. Cho đến thời điểm này, cô nữ sinh đã được bạn đọc giúp đỡ hơn 500 triệu đồng. Không những giúp đỡ về vật chất, rất nhiều bạn đọc đã gọi điện động viên, tiếp sức khiến Thuận rất vui.
Cũng thông qua Báo Dân trí, một gia đình sống tại thành phố Thanh Hóa đã nhận Thuận làm con nuôi và cưu mang em suốt quá trình học tập. Như vậy, ngoài bố mẹ đẻ, Thuận đã có thêm một gia đình mới – gia đình bố mẹ nuôi.
Nữ sinh gửi lời cảm ơn đến bạn đọc Báo Dân trí và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ để em có cơ hội tiếp tục được đến trường.
Thuận đậu vào Khoa sư phạm lịch sử chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức. Vào lớp chất lượng cao, ngoài những chính sách ưu đãi cho ngành học này, Thuận sẽ được tạo điều kiện, ưu tiên bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
PGS, TS Đậu Bá Thìn, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức chia sẻ: “Thật sự rất cảm phục em Thuận, dù có hoàn cảnh éo le nhưng vẫn vươn lên trong học tập. Ngoài Quỹ khuyến học thì hàng năm nhà trường cũng sẽ tìm kiếm học bổng của những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và sẽ có những chính sách hỗ trợ thêm Thuận và các bạn sinh viên khó khăn khác”.
PGS, TS Lê Hoàng Bá Huyền, Hiệu Phó Trường Đại học Hồng Đức cho biết: “Thông qua Báo Dân trí, nhà trường đã nắm được hoàn cảnh của em Thuận và có kết nối với gia đình em. Vậy là nhờ Báo Dân trí, bạn đọc báo, cánh cửa đại học đã mở rộng trước mắt em.
Thuận được mẹ nuôi đưa đi nhập trường.
Thuận đã là sinh viên của nhà trường, thay mặt gia đình em Thuận, tôi xin trân trọng cảm ơn quý báo đã giúp đỡ cô sinh viên nghèo này có một khoản hỗ trợ để em có thể yên tâm học tập. Quá trình học tập, nhà trường cũng sẽ có những chính sách tạo điều kiện cho em.
Thuận sẽ là tấm gương sinh viên tiêu biểu để nhà trường lan tỏa tới các bạn khác. Nhà trường rất mong tiếp tục đón nhận sự đồng hành của quý báo để có nhiều những hoàn cảnh sinh viên khó khăn khác được giúp đỡ”.
Xúc động trước những tình cảm lớn lao mà bạn đọc Dân trí cùng các nhà hảo tâm giúp đỡ, Thuận chia sẻ: “giờ đây, em có thêm một gia đình nữa, bố mẹ nuôi đều là nhà giáo. Em sẽ ở cùng bố mẹ nuôi mà không phải ở ký túc xá hay thuê trọ. Em cảm thấy mình thật sự may mắn vì được rất nhiều nhà hảo tâm quan tâm, động viên, giúp đỡ. Em hứa sẽ cố gắng học thật tốt để đền đáp tấm chân tình của tất cả mọi người đã dành cho em”.
Điểm đầu vào ĐH Hồng Đức "gây sốc"
Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) vừa thông báo điểm trúng tuyển đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2021.
Điểm đầu vào cao nhất thuộc về ngành đào tạo trình độ đại học sư phạm (ĐHSP) Ngữ văn chất lượng cao (CLC) với 30,5 điểm, ĐHSP Lịch sử CLC 29,75 điểm. Số điểm đầu vào "vượt khung" này đã gây kinh ngạc cho dư luận.
Ảnh minh họa
Trao đổi với PV Báo SGGP trong ngày 21-9, PGS-TS Đậu Bá Thìn, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo ĐH Hồng Đức, cho biết, điểm chuẩn đầu vào của trường dựa vào tổ hợp 3 môn xét tuyển, điểm đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên của thí sinh. Theo đó, trong số 15 em được tuyển vào ĐHSP Ngữ văn CLC, em thấp nhất có số điểm 3 môn là 27,75 điểm, cao nhất là 28,5 điểm. Sau khi cộng điểm ưu tiên, cả 15 em đều có số điểm "vượt khung".
Tổng nguyện vọng đăng ký vào khối ngành đào tạo ĐH Hồng Đức năm nay tăng từ 2,5 đến 3 lần so với năm 2020, riêng các ngành đào tạo ĐHSP CLC cũng tăng rất cao. Cụ thể, nguyện vọng 1 đăng ký vào ĐHSP Ngữ văn CLC là 347 (năm 2020 gần 100 nguyện vọng), ĐHSP Lịch sử CLC là 194 (năm 2020 khoảng 70 nguyện vọng). So với năm 2020, điểm đầu vào nhiều ngành tại ĐH Hồng Đức tăng 3 - 4 điểm.
PGS-TS Đậu Bá Thìn cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến đầu vào năm nay cao hơn năm trước, trong đó có thể kể đến tác động từ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; nhiều địa phương tại Thanh Hóa đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực giáo viên. Riêng ngành học CLC, khi vào học các em sẽ được miễn học phí, ở ký túc xá miễn phí, được cấp học bổng với mức 990.000 đồng/tháng đối với sinh viên loại xuất sắc và 915.000 đồng/tháng đối với sinh viên loại giỏi.
Lý giải ý kiến có hay không việc ĐH Hồng Đức xin chỉ tiêu ít để xảy ra tình trạng điểm đầu vào "vượt khung", PGS-TS Đậu Bá Thìn khẳng định, không phải trường xin chỉ tiêu ít, mà do tỉnh Thanh Hóa "đặt hàng". Năm 2018, nhằm thu hút học sinh giỏi, xuất sắc vào học các ngành sư phạm, đáp ứng yêu cầu nguồn giáo viên THPT CLC giai đoạn 2022-2030, tỉnh Thanh Hóa "đặt hàng" ĐH Hồng Đức. Sau đó, ĐH Hồng Đức được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo 4 ngành CLC trình độ ĐH, gồm: Sư phạm Toán, Vật lý, Ngữ văn và Lịch sử. Căn cứ kế hoạch tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường của tỉnh Thanh Hóa nên năm nay, mỗi chuyên ngành đào tạo 15 sinh viên. Từ năm 2022, sau khi ra trường, sinh viên được đào tạo theo đề án sẽ được tuyển dụng với các điều kiện: tốt nghiệp loại khá trở lên, có sức khỏe tốt, đạo đức tốt...
Theo tìm hiểu, mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã mở "đầu ra", có nhiều ưu đãi, nhưng thời gian đầu vẫn không thu hút được thí sinh vào ĐHSP CLC. Cụ thể, năm 2018 chỉ có 1 thí sinh vào ngành Toán, 11 thí sinh vào ngành Ngữ văn và 11 thí sinh vào ngành Lịch sử. Sang năm 2019, có 7 thí sinh vào ngành Toán, 16 thí sinh vào ngành Ngữ văn và 23 thí sinh vào ngành Lịch sử.
Riêng ngành Vật lý, 2 năm 2018-2019 không tuyển được thí sinh. Lý giải nguyên nhân, PGS-TS Đậu Bá Thìn cho rằng do năm 2018, đề thi THPT quốc gia khó, điểm trung bình chung thấp, số thí sinh đạt 24 điểm (điểm tối thiểu đầu vào theo đề án của tỉnh Thanh Hóa) ít. Bên cạnh đó, số thí sinh đáp ứng điều kiện trong 3 năm học THPT đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực khá trở lên cũng không nhiều. Năm 2019, ĐH Hồng Đức đề xuất mở thêm các ngành đào tạo ĐHSP CLC về Hóa, Sinh và Địa lý nhưng không được Bộ GD-ĐT đồng ý.
Thí sinh 40 tuổi đạt 27 điểm thi, hoàn thành ước mơ vào giảng đường đại học Chị Nguyễn Thị Thủy đỗ vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, hoàn thành ước mơ về giảng đường đại học từ 20 năm trước của mình. Nữ công nhân trăn trở, có nên nghỉ làm để đi học hay không... Mọi thứ đều phải cân nhắc Hoàn thành Kỳ thi THPT năm 2021, chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi, là công...