Nữ sinh biết nữ công gia chánh là tốt sao không mạnh dạn áp dụng?

Theo dõi VGT trên

Nữ công gia chánh cũng là một phần của kỹ năng sống. Đã là kỹ năng sống thì học sinh càng biết nhiều càng tốt.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây đã thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, Thành phố Huế sau đó nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.

Việc làm này được những người đứng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ vọng rằng, nó sẽ góp phần nâng cao về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế cho học sinh.

Tuy nhiên, sau sự việc này đã có rất nhiều quan điểm trái chiều khi bàn luận về việc có nên đưa bộ môn này vào dạy học trong các trường hay không.

Nữ sinh biết nữ công gia chánh là tốt sao không mạnh dạn áp dụng? - Hình 1

Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam. Ảnh: Thuỳ Linh.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng:

“Bộ môn nữ công gia chánh nếu nói trong một phạm vi rộng hơn nó chính là những môn về kỹ năng sống. Mà đã là kỹ năng sống thì không chỉ học sinh, mà ngay cả người lớn biết càng nhiều thì càng tốt, việc làm này nên khuyến khích. Nữ sinh mà biết thêm nhiều kỹ năng nữ công gia chánh là tốt, sao không mạnh dạn áp dụng.

Tuy nhiên, tuỳ thực tiễn từng địa phương mà người đứng đầu nên chọn dạy chuyên sâu vào từng kỹ năng, chứ không nên dạy theo kiểu “bổ đầu” nơi nào cũng học giống nhau. Việc này dễ khiến các em khó cảm thụ được hết sự hữu ích của từng môn.

Ví dụ, ở vùng thường xuyên có bão lụt thì cần tập trung vào kỹ năng bơi lội hay vùng đồi núi thì tập trung vào kỹ năng chữa vết thương bằng thảo dược, cách xử lý khi bị động vật, côn trùng cắn…”.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về môn học nữ công gia chánh, thầy Phạm Tất Dong cũng nêu ra định nghĩa thế nào mới là đào tạo kỹ năng sống thông qua bộ môn nữ công gia chánh trong học đường và cho rằng:

“Thực ra, định nghĩa về kỹ năng sống thì từ trước tới giờ chưa ai có thể đưa ra lý luận cho thật chính xác, nhưng thông thường chúng ta hay phân ra thành 2 loại cơ bản đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng nó chính là những cái mà học sinh học từ những môn học cơ bản. Học sinh học tốt môn nào thì sẽ có sở trường ở những lĩnh vực đó.

Chẳng hạn, học sinh học tốt môn Toán thì sẽ có nhiều kỹ năng về tính toán, số liệu, còn học ngoại ngữ tốt thì sẽ có nhiều kỹ năng viết và nói tiếng nước ngoài tốt…

Còn kỹ năng mềm chính là những thứ có liên quan đến đời sống và xây dựng những mối quan hệ xã hội. Cụ thể đó là: Giao tiếp, ứng xử, nấu nướng, dọn dẹp, nếp ăn ở, đi lại…

Từ những định nghĩa trên có thể đúc kết ra rằng, việc học tập rèn luyện về nữ công gia chánh được những người đứng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế cho thí điểm để phục dựng lại trong thời điểm này là một điều rất tốt và thực sự cần thiết.

Bởi, nếu được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày thì cô gái ấy chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi và được nhiều người yêu quý.

Điều này chỉ thật sự thấy giá trị hữu ích khi những cô gái đó đến tuổi lập gia đình, nhất là lúc ra mắt gia đình nhà người yêu, đó chính là thời điểm thể hiện những kỹ năng ấy ra ngoài.

Có được những kỹ năng này thì trong việc đối nhân, xử thế cô gái ấy cũng thu về rất nhiều điểm cộng.

Không những thế, sau này với cuộc sống tự lập, những cô gái ấy cũng không phải rơi vào trạng thái bị động.

Tôi thấy, nhiều thanh niên hiện nay, kể cả học hết cấp 3 vẫn không thể nấu được một bữa cơm cho thật đàng hoàng, thậm chí là đụng đâu hỏng đấy.

Trong thời buổi hiện nay, khi nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau không thể bồi dưỡng được hết các kỹ năng sống cho con cái họ thì việc cho phép môn học này có mặt trong nhà trường còn là thể hiện cho tầm nhìn lâu dài của những người đứng đầu địa phương.

Video đang HOT

Nếu đã thấy được mặt tích cực thì không chỉ các nữ sinh mà cũng nên nghiên cứu mô hình dạy học phù hợp cho cả nam sinh nữa.

Như tôi đã nói, để hoàn thiện một con người thì biết được càng nhiều kỹ năng thì càng tốt, càng có lợi về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tuy nhiên, phải xem xét đến việc hiện tại ở địa phương đó, kỹ năng ấy có cấp bách hay không, thời điểm đó có nên đưa kỹ năng đó vào ưu tiên giảng dạy chuyên sâu hay không.

Dạy các môn nữ công gia chánh nếu không tính toán, dễ dẫn đến việc học sinh mơ hồ, lan man không biết mình đang cần học cái gì, bổ sung cái gì.

Thậm chí, một số kỹ năng học xong các em chẳng bao giờ được vận dụng vào cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí rất nhiều thời gian và công sức”.

Nêu quan điểm về việc có nên áp dụng đại trà môn học này ngoài phạm vi của Thừa Thiên Huế hay không, thầy Dong cho rằng: “Sở dĩ Huế có thể đi đầu và đưa việc này vào thí điểm bởi nơi đây vốn là đất cố đô, với những nền tảng có sẵn, vì vậy việc cần làm bây giờ chỉ là phục dựng lại thôi.

Không những thế, với nhiều cựu nữ sinh trường Đồng Khánh lúc xưa và nay là cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng thì chúng ta cũng đã nhìn thấy đó là thế mạnh của họ.

Từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng, những kỹ năng này họ vốn dĩ đã ngấm sẵn vào máu.

Vì thế, nếu muốn triển khai đại trà, việc này theo tôi nên cho các trường ở địa phương khác tự chủ động. Làm sao để họ tự đánh giá được mức độ và cách thực hiện.

Đầu tiên là cho họ cái quyền tự quyết là có nên đưa vào áp dụng hay không.

Sau đó, cho các trường đó tự khảo sát nên chuyên sâu về kỹ năng nào có thể phục vụ tốt cho học sinh của địa phương đó.

Nói tóm lại, để việc thí điểm này không để lại những kết quả ngoài mong muốn thì đơn vị nào triển khai việc này nên chú ý đến chuyện địa phương đó có cần thiết phải dạy thêm môn đó trong trường học hay không, có người giảng dạy tốt bộ môn đó hay không và nếu đưa vào áp dụng thì đâu là phương pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhất”.

Lớp học 'người vợ hoàn hảo' ở Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc dạy nữ sinh cách ăn mặc, rót trà để trở thành "người vợ hoàn hảo", Nhật Bản bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia lớp nữ công gia chánh trong vòng 8 năm.

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tỉnh này muốn thí điểm khôi phục việc dạy nữ công gia chánh tại trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế).

Tiền thân của trường THPT Hai Bà Trưng là Trường Nữ trung học Đồng Khánh, được cho có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh - môn học tập trung kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến món ăn truyền thống của Huế.

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 1

Chương trình nữ công gia chánh dự kiến thí điểm tại trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế). Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Xung quanh chủ trương thí điểm môn học mới này hiện có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Nhiều người thắc mắc liệu nữ công gia chánh chỉ dành cho các nữ sinh hay bắt buộc với tất cả.

Số khác cho rằng đã là giáo dục kỹ năng thì mọi đối tượng đều có quyền tiếp cận, đồng thời đề xuất thay đổi tên gọi môn học để tránh tạo định kiến giới.

Nhiều nước trên thế giới cũng có các môn học được dịch nôm na sang tiếng Việt là nữ công gia chánh để dạy học sinh làm công việc nhà, nấu ăn, may vá, thêu thùa, quản lý chi tiêu... Chương trình mỗi nơi mỗi khác và hiệu quả mang lại cũng không hề giống nhau.

Lớp học "người vợ hoàn hảo" ở Trung Quốc

"Bạn chỉ được ngồi 2/3 phía trước, không thể ngồi chiếm cả chiếc ghế. Tư thế ngồi đúng là hóp bụng lại, thả lỏng vai, hai chân đan vào nhau, nâng vai lên".

Đó là những gì Duan Fengyan, một sinh viên kế toán 21 tuổi, được dạy khi tham gia lớp học "phụ nữ thời đại mới" tại trường Cao đẳng Trấn Giang (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), theo The Washington Post .

Các lớp học chỉ dành cho nữ với mục tiêu tạo ra những người vợ, người mẹ "khôn ngoan", "tươi sáng" và "hoàn hảo" theo quan niệm văn hóa truyền thống.

Giáo trình cụ thể gồm lịch sử - văn hóa Trung Quốc, vẽ tranh sơn dầu, cách trang điểm nhẹ nhàng, một số bài học cách đi đứng, tư thế ngồi.

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 2

Sinh viên học trà đạo trong khóa học dành cho "phụ nữ thời đại mới" tại trường Cao đẳng Trấn Giang. Ảnh: Yuyang Liu.

"Theo văn hóa truyền thống, phụ nữ nên khiêm tốn và dịu dàng. Tôi muốn trở thành hình mẫu cho các con sau này", Duan nói lý do cô tham gia khóa học.

Tuy nhiên, lớp học này bị nhiều người phản đối vì củng cố quan niệm phân biệt giới, trong đó phụ nữ được kỳ vọng phải ở nhà sinh con, nội trợ, còn đàn ông được khuyến khích ra ngoài làm việc, chu cấp cho gia đình.

Cuối năm 2017, một lớp học dạy phụ nữ cách làm vợ tại thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã phải đóng cửa sau khi bị dư luận Trung Quốc "ném đá" dữ dội, Xinhua đưa tin.

Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy giảng viên đứng lớp đã nói với các sinh viên rằng "phụ nữ nên im lặng, nói ít và làm nhiều việc nhà hơn".

Cô giáo này thuyết giảng: "Đừng đánh trả khi bị đánh. Đừng nói lại khi bị mắng. Và, dù thế nào đi nữa, đừng ly hôn. Phụ nữ không nên phấn đấu vươn lên trong xã hội mà nên chấp nhận ở dưới".

"Nếu bạn đặt giao đồ ăn thay vì tự nấu, bạn đang không tuân theo các quy tắc dành cho phụ nữ", một người hướng dẫn khác nói.

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 3

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 4

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 5

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 6

Nữ sinh Trung Quốc học cách đi đứng, cúi chào, pha trà, trang điểm trong lớp nữ công gia chánh. Ảnh: Yuyang Liu.

Trước khi bị đóng của, các lớp nữ công gia chánh được phát động tại thành phố Phủ Thuận bởi Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Phủ Thuận, tổ chức được thành lập vào năm 2011 với sự chấp thuận của chính quyền thành phố.

Theo Xinhua , chương trình dạy học đã đi chệch hướng so với mục tiêu ban đầu là giáo dục văn hóa truyền thống như đạo đức Nho giáo, thư pháp, võ thuật và đánh giá cao các văn bản cổ điển. Các lớp học không chỉ cấm nam giới tham gia mà còn áp đặt các quan niệm lỗi thời về vai trò giới lên phái nữ.

Chương trình "katei-ka" của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, mọi học sinh bắt buộc phải học nữ công gia chánh, còn được gọi là katei-ka, từ lớp năm tiểu học.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả nam lẫn nữ sinh được dạy cách đập trứng, trồng trọt, dọn dẹp và thuyết trình về các sản phẩm thêu thùa của mình trước giáo viên và phụ huynh ở lớp học katei-ka.

Cũng như mọi môn học khác, Nhật Bản có sách giáo khoa cho nữ công gia chánh. Những hình ảnh minh họa đầy màu sắc cho thấy cả bé trai và bé gái đang may vá, nấu nướng và giặt giũ.

Từ năm 1947, nữ công gia chánh đã trở thành môn học bắt buộc, như một phần của cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 7

Nam sinh Nhật Bản tham gia lớp nữ công gia chánh. Ảnh: Japan Times.

Vào thời điểm đó, một số nhà hoạch định chính sách tin rằng dansonjohi (sự khuất phục của phụ nữ) là một yếu tố góp phần đưa Nhật Bản rơi vào cuộc chiến thảm khốc.

Theo lý thuyết này, mọi thứ đã khác, chiến tranh đã sớm kết thúc nếu các bà mẹ có thể phản đối việc đưa chồng, con trai ra trận.

Nữ công gia chánh trở thành bắt buộc đối với tất cả trẻ em, với mục tiêu cao cả là đưa nền dân chủ vào gia đình Nhật Bản.

Thế nhưng chương trình katei-ka từng bị gián đoạn trong một số thời kỳ.

Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản, nhiều người tin chắc rằng đất nước mặt trời mọc có thể cạnh tranh trên các thị trường thế giới chỉ với công nghệ vượt trội. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách muốn nam sinh học nhiều về công nghệ.

Năm 1958, con gái tiếp tục học nữ công gia chánh, nhưng con trai đã chuyển sang học gijutsu (nghệ thuật công nghiệp).

Theo Fumiko Satoh, giáo sư giáo dục tại Đại học Chiba và phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Kinh tế Gia đình Nhật Bản, mặc dù các nam sinh đã được học hai năm nữ công gia chánh ở trường tiểu học, nhưng thiếu sự củng cố, luyện tập ở nhà.

Ngày càng nhiều phụ huynh có ý định cho con cái, đặc biệt là con trai, vào các trường đại học tốt.

"Cha mẹ không muốn con cái của họ vào bếp. Họ muốn chúng ngồi ở bàn làm việc, học bài cho kỳ thi tuyển sinh", Satoh nói.

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 8

Lớp học người vợ hoàn hảo ở Trung Quốc - Hình 9

Học sinh Nhật Bản bắt buộc học nữ công gia chánh từ tiểu học để rèn luyện khả năng tự lập. Ảnh: Japan Times.

Năm 1989, chính sách giáo dục tiếp tục thay đổi. Kể từ đó, nam sinh và nữ sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đã theo học một khóa học kết hợp giữa nữ công gia chánh và nghệ thuật công nghiệp.

Theo Japan Times , hiện tại, Nhật Bản là quốc gia duy nhất yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia lớp nữ công gia chánh trong 8 năm.

Không chỉ đơn giản là một khóa học thực hành, chương trình nữ công gia chánh trong các trường học Nhật Bản được thiết kế cẩn thận để trẻ em coi trọng sự giúp đỡ và xem xét vai trò của mình như một thành viên có đóng góp trong gia đình.

Chương trình khuyến khích mọi người suy nghĩ về cuộc sống và gia đình mà mình muốn tạo lập khi trưởng thành.

Các cặp vợ chồng Nhật Bản ở độ tuổi 20 và đầu 30 thường có xu hướng chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn các thế hệ trước.

Đây được coi là kết quả của những thay đổi xã hội, bao gồm cả việc tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ, kết hợp với các lớp học nữ công gia chánh trong trường học Nhật Bản.

Đánh giá về tầm quan trọng của chương trình katei-ka sau hơn 70 năm thực hiện, nhà lập kế hoạch giáo dục sức khỏe của Bộ Giáo dục Nhật Bản Takuya Mitani nói với CBC : "Nếu không có katei-ka, mọi người sẽ không khỏe mạnh như bây giờ và bình đẳng giới sẽ không phổ biến như vậy.

Các bé trai cũng học may vá và trông trẻ. Vì thế, giờ đây chúng tôi có thế hệ nam giới trẻ tuổi đang góp phần nuôi dạy con cái của họ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Thế giới

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh

Tin nổi bật

17:52:15 19/11/2024
Lớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.

Cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB: 'Thời thơ ấu của con mình sẽ không được gặp mẹ'

Pháp luật

17:49:53 19/11/2024
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) chua xót với hình phạt 30 năm tù và nhớ về con của mình.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay