Nữ sinh 19 tuổi giành suất tham gia hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc của thanh niên Châu Á: IELTS 7.0, là tân thủ khoa Báo chí
‘Nếu mà hỏi trong trường em thân với ai nhất thì chắc là không phải bạn bè cùng lớp mà là cô thư viện. Lúc trước tiền tiết kiệm em toàn mua sách, bây giờ có thư viện nên được thỏa mãn đọc, em thấy vui lắm’- nữ sinh 19 tuổi chia sẻ.
Đỗ thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với số điểm 37,5 (tiếng Anh nhân đôi), Vũ Thanh Thảo (sinh năm 2001), sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế đã chính thức trở thành sinh viên tại ngôi trường đào tạo cử nhân Báo chí hàng đầu cả nước.
Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, cô bạn còn liên tục tham gia hỗ trợ các sự kiện đối ngoại quan trọng cũng như nhiều lần trở thành đại biểu, thành viên của các chương trình của Đại sứ quán các nước và tình nguyện viên cho các dự án quốc tế. Học giỏi như thế, đi nhiều như thế, nhưng Thanh Thảo vẫn khiêm tốn thừa nhận rằng, bản thân mình chỉ là cô nữ sinh nhỏ ấp ủ giấc mơ phi thường.
Giấc mơ không bị đánh gục
Có niềm yêu thích đặc biệt về ngoại giao, chính trị, cô nữ sinh 19 tuổi Vũ Thanh Thảo từ lâu đã mong muốn đi du học tại trời Âu. Cô gái nhỏ bé này đã chuẩn bị cho mình 1 tấm chứng chỉ IELTS 7.0 và bộ hồ sơ học tập với bảng dày thành tích trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Nhưng lần này, may mắn chưa mỉm cười với Thảo. Cô bé tạm gác giấc mơ của mình để trở thành cô sinh viên thủ khoa đầu vào tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chuyên ngành yêu thích: Quan hệ quốc tế. Thanh Thảo cũng chia sẻ chính nhờ điểm chứng chỉ 7.0 IELTS mà mình được quy đổi sang điểm 10 thi đại học môn tiếng Anh, nâng tổng điểm lên 37,5 (tiếng Anh nhân đôi).
Thanh Thảo trở thành Tân thủ khoa Học viện Báo chí 2019 khoa Quan hệ quốc tế
Không chỉ tiếng Anh, Thanh Thảo học đều tất cả các môn, đặc biệt cô bạn cũng có năng khiếu với các môn tự nhiên. Thảo từng là Thủ khoa đầu vào khối chuyên Toán của trường THPT Chuyên Sơn Tây. Xuất thân từ học sinh lớp chuyên Toán, Thanh Thảo gây bất ngờ với mọi người và với chính bản thân khi cô bạn quyết định rẽ ngang sang ngoại ngữ:
‘ Mình bén duyên với môn tiếng Anh vào năm 2017 khi thành phố Hà Nội tổ chức thi Olympic tiếng Anh. Trường được 50 suất nhưng lớp chuyên Anh chỉ có 32 người nên mình được chọn thêm vào đội. Mà lúc đó mình học chưa tốt lắm, lần nào thi cũng đứng thứ 50…
Buồn lắm chứ, nhưng mình tự tạo động lực cho mình, cố gắng học tốt hơn qua từng ngày để không phụ lòng cô giáo đã tin tưởng. Kết quả là đến kì thi, mình đạt 87/100 điểm và xếp thứ 16 toàn đội. Đó là một cú hích mạnh để mình thêm tự tin và hứng thú học ngoại ngữ!’
Bí quyết của cô bạn IELTS 7.0 là học theo sở thích, thường xuyên nghe VOA, Podcast, nghe truyện cổ tích bản tiếng Anh qua app English Story with Audio
Vơi Thanh Thảo nay, Tiếng Anh không chỉ là đam mê, là công cụ học tập mà còn là cánh cửa mở ra cho cô vô vàn điều tuyệt vời, trong đó phần lớn là những cơ hội tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế – một điều mà bất cứ sinh viên học ngoại ngữ nào cũng mơ ước.
‘Có đợt cô giáo lớp chuyên Anh hỏi mình có muốn thử sức với kì thi chọn HSG Tiếng Anh cấp thành phố năm 2018 không. Đó lại là một thử thách mới vì kiến thức Anh chuyên sâu của mình không nhiều, thi cùng đội tuyển toàn xếp hạng… bét. Mình chỉ biết nỗ lực thôi.
Video đang HOT
Đó là quãng thời gian mệt mỏi và áp lực vô cùng. Bẻ ngang từ đội Toán sang đội Anh không dễ dàng gì. Nhưng mệt mỏi, áp lực và khó khăn lại khiến cho thành quả ngọt ngào hơn bao giờ hết. Sau nhiều lần xếp thứ 22/22 toàn đội, mình đã về đích ở vị trí thứ 5‘ – Thảo tâm sự.
Cầm hộ chiếu xanh đi vòng quanh thế giới
Người ta thường đùa nhau, bây giờ không phải là câu chuyện ‘con nhà nghèo vượt khó’ mà là ‘con nhà giàu vượt sướng’. Sinh ra ở thế hệ có nhiều thuận lợi, không ít người nghĩ giới trẻ ngày nay sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng thực chất, chính điều đó khiến họ mang theo nhiều gánh nặng và áp lực. Nếu không cố gắng không đủ thì sẽ mãi chỉ như con cá mắc kẹt ở ao hồ, mãi chẳng bơi ra biển lớn.
Với Vũ Thanh Thảo, cô bé luôn ý thức được điều ấy. Nếu không bứt phá, nếu không chèo thuyền ra khỏi bến cảng an toàn thì giấc mơ sẽ mãi chỉ là hai con chữ đánh vần trên mặt giấy. Tự nhủ với bản thân như thế, Thảo mạnh dạn gửi hồ sơ tham gia Hội nghị trẻ mô hình Liên Hợp Quốc Châu Á trên internet.
Để đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình, mọi thí sinh đều phải viết luận. Đây là thử thách với Thanh Thảo vì mỗi quốc gia chỉ mời 1 bạn trẻ đại diện tham gia nên cơ hội cạnh tranh cao. Nhưng chính nhờ có việc học IELTS trước đây, triển khai ý nên việc viết luận này không thể làm khó được 10X.
Thảo thích chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu vì 10X thích quan tâm đến các vấn đề chính trị
Cô bạn xuất sắc này đã được đền đáp xứng đáng những công sức mình bỏ ra khi giành được suất tham gia Hội nghị trẻ Liên Hợp Quốc 2020 tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ 15-18/2/2020. Đây là chương trình diễn ra thường niên, kéo dài từ 2 đến 3 ngày nhằm mô phỏng các phiên họp chính thức của các hội đồng trong khối Liên Hiệp Quốc.
Khi tham gia MUN, các học sinh – sinh viên sẽ đóng vai vào các đại biểu đại diện cho một quốc gia trong một hội đồng, từ đó sẽ nghiên cứu, tranh luận và hợp tác cùng đại biểu của các nước khác để đưa ra biện pháp cho các vấn đề đang gây mâu thuẫn toàn cầu.
Chia sẻ về quá trình chuẩn bị khi lần đầu tham gia sự kiện này, Thảo bày tỏ: ‘Trước mắt mình vẫn cần cải thiện hơn nữa trình độ ngôn ngữ và kiến thức nền cũng như kiến thức chuyên môn. Chủ đề của MUN năm nay là Hoạt động ngoại giao với các nước, vừa hay phù hợp với chuyên ngành mình đang học nên cảm thấy có phần nào thuận lợi.’
AYIMUN là 1 sân chơi trí tuệ tạo môi trường cho các bạn trẻ có năng lực và ngôn ngữ, quan tâm đến ngoại giao, tranh biện, thuyết trình…
Nguyên tắc chính trong mỗi buổi phát biểu tại MUN chính là đạt được sự đồng tình của hơn nửa số đại biểu trong hội đồng, đồng thời phải đem lại hoặc bảo vệ lợi ích của quốc gia mình đại diện.
Là người yêu thích chính trị, Thảo tự tìm đọc nhiều tại liệu về Quan hệ quốc tế, quan hệ ngoại giao đang trang bị cho mình kiến thức vững vàng nhất. 10X lựa chọn phân tích về diễn biến hòa bình bởi cô bạn nhận thấy đây là vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt.
AYIMUN còn là nơi hội tụ của những con người giỏi giang và tài năng nhất, vì thế Thảo có thể mở rộng mối quan hệ của mình và học hỏi thêm nhiều thứ
Thanh Thảo cũng bày tỏ niềm đam mê lớn với các hoạt động xã hội. Cô bạn hiện đang là thành của chương trình tình nguyện quốc tế của AIESEC với dự án Live the Dream, dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Campuchia; dự án Vietnam Youth for Peace and Development của Đại sứ quán Hoa Kỳ; FTU Model United Nations 2020; Asia Youth International MUN 2020 và một vài dự án khác về môi trường, an toàn thực phẩm tại Việt Nam…
Thanh Thảo còn có năng khiếu đặc biệt về cờ tướng, vẽ tranh, ca hát,… Thảo từng đi thi đấu cờ tướng các cấp với vô số giải thưởng: 2 đồng, 1 vàng HC cấp thành phố, được mời đi đấu giải quốc gia
Đi nhiều như thế, nhiều người thắc mắc, thế có mệt không, đi nhiều như thế thì lấy đâu ra thời gian mà học? Nhưng với Thảo, việc học vẫn là ưu tiên thứ nhất.
‘Mọi người vẫn thường hay hỏi mình câu hỏi ấy. Tất nhiên rồi, học vẫn là đích đến cuối cùng của mình. Nhiều khi mình tự hỏi, thích ‘học’ có được coi là sở thích không nữa. Mình đặc biệt thích học toán, chính trị, ngôn ngữ.
Thích cả đọc sách nữa. Nếu hỏi trong trường mình thân với ai nhất thì có lẽ không ai khác, chính là cô quản lí thư viện. Mình tới đó thường xuyên lắm. Thư viện trường mình có nhiều sách hay lắm ấy, sách chính trị, ngoại giao, quảng cáo, truyền thông, và đặc biệt là sách ngoại văn, mình nhìn mê tít luôn! Lúc trước tiền tiết kiệm mình toàn mua sách, bây giờ có thư viện thỏa mãn đủ nhu cầu rồi‘ – Thảo nói.
Thảo thường xuyên đi dẫn tour với người nước ngoài để trau dồi vốn tiếng Anh
Thanh Thảo cho rằng một trong những việc quan trọng nhất là NHẬN THỨC được bản thân là một phần của xã hội, của đất nước, và rộng hơn là cả thế giới này. Trong khi thanh niên toàn cầu đang thay đổi và trưởng thành mạnh mẽ thì việc mỗi người gắn kết, tham gia tích cực vào chính xã hội của mình là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu chỉ đứng yên, không học hỏi, luyện tập, trau dồi thì đồng nghĩa với việc tự đi lùi:
‘ Mình chưa thực sự tìm ra lý tưởng, kiểu mình sinh ra để gánh vác sứ mệnh gì ấy. Nhưng mình luôn cố gắng trở nên tốt hơn mỗi ngày. Có câu nói mà mình rất thích, đó là ‘Bất cứ điều gì đầu óc con người có thể tưởng tượng ra và tin tưởng, bàn tay con người đều có thể làm được’.
Vì vậy mình luôn cố gắng đạt được mục tiêu để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong tương lai và xa hơn nữa’.
Theo baodatviet
Nam sinh chia sẻ bí quyết đậu Thủ khoa vào ngôi trường mơ ước: Kiên trì theo đuổi 1 mục tiêu
Trong suốt những năm trung học, Đại học Thanh Hoa chính là mục tiêu hàng đầu mà anh chàng này luôn hướng đến.
Lưu Sưởng sống tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đã trở thành Thủ khoa khối Khoa học tự nhiên và được nhận vào trường Đại học Thanh Hoa sau khi kết quả thi được công bố.
Được biết, trong suốt những năm trung học, Đại học Thanh Hoa chính là mục tiêu hàng đầu mà cậu luôn hướng đến, nó giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cho cậu học sinh tiến về phía trước. Thi đậu vào ngôi trường mơ ước không phải là điều dễ dàng, Lưu Sưởng đã vận dụng một số phương pháp học hiệu quả. Đó là những phương pháp nào?
1. Ưu tiên môn quan trọng hoặc môn kém nhất
Lưu Sưởng tuân theo giờ giấc nghỉ ngơi cố định. Cấp trung học, cho dù học bài muộn thì cậu vẫn ngủ trước 12 giờ khuya. Bí quyết không thức khuya của Lưu Sưởng chính là quản lý tốt thời gian. Môn học quan trọng hoặc môn kém nhất thì cậu sẽ ưu tiên học và làm bài trước.
Nhờ phân bổ thời gian hợp lý nên Lưu Sưởng hiếm khi rơi vào trạng thái trì hoãn thời gian. Buổi trưa, Lưu Sưởng sẽ ngủ 1 tiếng, buổi tối ngủ đủ 7 tiếng. Ngủ đủ giấc và sắp xếp thời gian hợp lý chính là phương pháp học của cậu học sinh.
2. Tóm tắt lỗi sai trong một quyển tập
Lưu Sưởng có một quyển tập gọi là tóm tắt lỗi sai thường gặp trong lúc giải đề thi. Đối với các môn khoa học tự nhiên, cậu sẽ ghi chép những kiến thức quan trọng hoặc những điểm mấu chốt mà cậu nghĩ rằng bản thân dễ mắc lỗi.
Trước mỗi kỳ thi, Lưu Sưởng đều cảm thấy thư thái đầu óc bởi chỉ cần nhìn vào quyển tập là cậu có thể nắm vững những lỗi sai thường gặp. Điều minh chứng rõ nhất là vào kỳ thi đại học, môn toán và môn lý cậu đã tránh được những lỗi sai mà cậu từng tóm tắt trong quyển ôn tập.
3. Không tham gia nhiều lớp học thêm
Lưu Sưởng không bỏ buổi học trên lớp, cậu tập trung nghe giảng và không tham gia nhiều lớp học thêm, cậu cho rằng cách này giúp cậu giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung và tư duy hiệu quả.
4. Nghe giảng và ghi chép
Trong quá trình ghi chép, Lưu Sưởng thường sử dụng nhiều ký hiệu đặc biệt chỉ cần nhìn vào là có thể hiểu ngay. Lưu Sưởng không ghi chép mọi nội dung trong bài giảng của giáo viên, cậu chỉ ghi chép trọng điểm, điểm khó nhớ và những nghi vấn trong bài giảng.
Sau giờ học, nếu cậu không thể giải quyết vấn đề khó hiểu thì cậu sẽ gặp giáo viên nhờ giải đáp. Chính nhờ cách học này mà cậu nhanh chóng nắm vững điểm mấu chốt và trở thành thủ khoa của khối khoa học tự nhiên.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Thủ khoa chọn ngành không vì sức ép của cha mẹ Không lệ thuộc vào sự ép buộc của cha mẹ, tự chọn ngành nghề trên sự đam mê, yêu thích của cá nhân và nỗ lực cho quyết định của mình. Đó là bí quyết của các thủ khoa. Các thủ khoa trong buổi giới thiệu chương trình vào ngày 6.1 - ĐÀO NGỌC THẠCH 18 giờ ngày 6.1 tại Báo Thanh Niên...