Nữ sinh 17 tuổi chia sẻ cách học đạt 8.5 IELTS
Phan Ngọc Tuệ Nguyên sinh năm 2004 đã đạt 8.5 IELTS ngay lần thi đầu tiên sau 2 tháng ôn luyện. Trong đó, kỹ năng Listening đạt điểm tuyệt đối 9.0, kỹ năng Speaking, Reading đạt 8.5 và 7.0 ở kĩ năng Writing.
Tuệ Nguyên hiện là học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Nữ sinh cho biết em bắt đầu yêu thích và hào hứng học tiếng Anh từ mẫu giáo. Sau một lần nghe du khách nước ngoài trò chuyện, Nguyên tò mò không biết “họ nói tiếng gì mà lạ thế” và xin bố mẹ đăng ký học tiếng Anh.
“Nhờ vậy em được bồi đắp nền tảng tiếng Anh chắc chắn, thi đỗ vào lớp chuyên, có cơ hội tham gia thi hùng biện và các kỳ thi môn tiếng Anh. Trước khi ôn thi IELTS vào tháng 5/2021, các kỹ năng của em khá tốt nên tập trung nhiều vào làm đề để quen dạng bài”.
Tuệ Nguyên thi IELTS lần đầu vào tháng 7/2021 và đạt 8.5 overall (trong đó Listening 9.0, Reading và Speaking 8.5, Writing 7.0. Ngoài ra Nguyên còn giành được giải Nhì môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm lớp 11.
Nguyên cho biết, để rèn kỹ năng Nghe (Listening), em luôn cố gắng “tiếp xúc” với tiếng Anh hàng ngày bằng việc đọc sách, báo hay xem các chương trình trên youtube.
“Qua đó giúp em làm quen với âm điệu chuẩn, học cách người bản ngữ diễn đạt và sử dụng từ ngữ trong các bối cảnh phù hợp”.
Nguyên chia sẻ, Listening là phần em tự tin nhất và cách để rèn luyện kỹ năng này hiệu quả là luôn tập trung cao độ vì đi thi bài nghe IELTS chỉ nghe 1 lần. Nếu không tập trung bắt ý, đoạn hội thoại sẽ trôi qua nhanh chóng và không tìm được đáp án.
“Đôi khi em sẽ thử làm bài nghe trong môi trường hơi ồn một chút để ép mình tập trung cao độ. Ban đầu hơi khó nhưng lâu dần sẽ quen. Bên cạnh đó cần nắm chắc các dạng và cấu trúc từ ngữ để phán đoán loại từ dễ hơn”
Khi đi thi, Nguyên luôn chú tâm vào từng câu hỏi một, dù vậy câu nào không làm được, Nguyên cũng không lo lắng và tiếp tục làm câu sau để khỏi “mất cả chì lẫn chài”.
Video đang HOT
Còn kỹ năng Nói (Speaking), Nguyên nghĩ quan trọng nhất là rèn luyện phản xạ tự nhiên, nghĩa là “think in English” (nghĩ bằng tiếng Anh) tránh dịch máy móc chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh
“Mỗi ngày em dành 30 phút để luyện nói cố định với nhóm bạn về các chủ đề khác nhau. Ví dụ khi luyện Part 2 thì em sẽ bấm đồng hồ và soạn dàn ý trong đúng thời gian quy định, trình bày và nghe nhận xét từ các bạn để sửa lỗi phát âm, ngữ pháp,… mà em ít để ý”, Nguyên cho biết.
Riêng Part 1, 3, Nguyên sẽ tìm các dạng câu hỏi thường gặp bằng cách lên mạng tìm từ khoá “IELTS Speaking Topics”, sẽ xuất hiện nhiều câu hỏi, dạng đề liên quan.
“Nếu thi vào quý nào trong năm thì em tìm các đề đã được dùng trong quý đó, vì cũng có xác suất gặp lại. Sau đó hỏi – đáp liên tục để luyện tốc độ suy nghĩ và phản xạ nhanh hơn”.
Nguyên cho rằng khẩu âm mỗi người sẽ khác nhau nhưng nếu kiên trì luyện tập vẫn có thể thay đổi để phát âm chuẩn hơn. Nguyên thường tham khảo cách cách học phát âm trên các trang như Tims pronunciation workshop, Speak Confident English,…
“Trong lúc thi Speaking hãy giữ cho mình phong thái thoải mái, tự tin nói như “người bản địa” để tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Ngoài ra trong Part 2 là em có chọn một số từ vựng, ngữ pháp nổi bật và câu chuyện ấn tượng để dễ dàng lồng ghép vào bài nói”.
Nữ sinh 17 tuổi chia sẻ cách đạt 9.0 Listening và 8.5 Speaking
Theo Nguyên, Đọc (Reading) là kỹ năng dễ ăn điểm nhất, quan trọng nhất phải biết phân chia thời gian hợp lý. Khi luyện đọc thì Nguyên luôn dùng đồng hồ bấm giờ để xem tốc độ đọc đã cải thiện bao nhiêu, từ vựng cần lưu ý là gì và từ đồng nghĩa là từ nào. Khi thi nên dành khoảng 15 phút cho bài đọc đầu, 25 phút cho bài đọc cuối và kết thúc là kiểm tra thật kỹ để không sai lỗi nhỏ đáng tiếc.
“Đối với dạng câu hỏi True/False/Not given nếu thật sự không nghĩ ra đáp em thường đoán và tiếp tục làm tránh lo lắng, mất thời gian”.
Còn đối với kỹ năng Viết (Writing), Nguyên chia sẻ đây là phần “khó nhằn” nhất. Nữ sinh thường học viết theo từng phần, mỗi dạng đề sẽ có cấu trúc riêng và gặp bất cứ đề nào cũng phải lập dàn ý kỹ.
Khi có dàn ý thì chắc chắn sẽ hoàn thành bài viết đảm bảo logic, mạch lạc.
Nguyên nhấn mạnh nên tìm hiểu, nắm chắc các tiêu chí chấm bài của IELTS, bám sát vào đó đảm bảo sẽ đạt được mức điểm 6.0. Ngoài ra trong lúc viết bài luận nên tìm người sửa bài viết hộ để biết mình cần cải thiện chỗ nào.
“Vì thời gian luyện viết khá lâu nên có thể không thể luyện thường xuyên như kỹ năng Reading, Listening nhưng lúc gần thi bạn nên luyện mỗi tuần 2-3 bài để làm quen với thời gian. “.
Chia sẻ về một số lỗi sai thường gặp, Nguyên cho rằng nên để ý lỗi chính tả, cấu trúc câu và phát âm đuôi s, ed. Trong phần thi Speaking thì không nên cố gắng “ sáng tạo” ra từ mới, dùng đúng những từ mình nắm chắc dễ ăn điểm hơn dùng từ vựng khó mà sai cách.
Ngoài việc cẩn thận tránh phạm lỗi sai, chọn chiến thuật làm bài phù hợp thì Nguyên cho rằng nên kết hợp giữa học trung tâm, luyện tập cùng bạn bè và tự ôn tập ở nhà để chinh phục IELTS dễ dàng hơn.
Ba bước luyện Listening
Sau nhiều lần thi IELTS và đạt 8.5-9.0 Listening, anh Liêu Quốc Sơn khuyên cần nghiên cứu kỹ transcript (kịch bản) để cải thiện phát âm và từ vựng yếu.
Anh Quốc Sơn (29 tuổi, ở TP HCM) hầu như chưa gặp khó khăn nào với kỹ năng Listening. Lần đầu tiên làm đề Listening năm 2014, anh Sơn đã được 7.0 và từ đó điểm kỹ năng này luôn 8.5-9.0. Lần thi IELTS gần nhất hồi tháng 6/2020, anh đạt 8.0, với 8.5 Listening và 9.0 Reading.
Không gặp khó khăn với Listening nhưng kỹ năng này lại trở thành môn khó dạy nhất với một giáo viên tiếng Anh như anh. Có ba lý do khiến người học IELTS không nghe được: Phát âm sai (do nói không đúng nên không nhận ra âm), từ vựng/ngữ pháp yếu và tốc độ nói (không quen nối âm).
Sau gần chục lần thi IELTS, anh Sơn nhận thấy logic ra đề Listening giống Reading, với các bẫy y hệt. Các bạn tầm band (thang điểm) 5.0-6.0 nghe chữ được chữ mất nên hay sa vào bẫy, tầm 4.0 trở xuống gần như không nghe được gì.
Anh Sơn với kết quả thi IELTS 8.0 hồi tháng 6/2020. Ảnh: NVCC .
Theo anh, để luyện kỹ năng nghe, người học có thể tham khảo ba bước sau:
Bước 1 : Khâu chuẩn bị luôn quan trọng nhất. Nếu mới làm đề, bạn cần lấy kịch bản bài nghe ra xem, sau đó bôi đậm và tra tất cả từ vựng lẫn phát âm. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục lỗi phát âm sai và từ vựng yếu.
"Từ mới thì dù có nghe 10 lần cũng không hiểu nên chỉ có cách lấy transcript ra xem để học, làm dày vốn từ của mình", anh Sơn khuyên.
Với anh, transcript là người bạn tốt nhất khi luyện nghe, cũng như xem phim phải có phụ đề. Bạn nên chọn tài liệu đúng trình độ. File nghe không có transcript thì không cần làm. Bật file nghe, vừa nghe vừa nhìn transcript, chỗ nào nghe không được thì tua. Bạn có thể nghe nhiều lần, đến khi nào hiểu 100%.
Bước 2 : Với các bạn đang làm đề, hãy cố hết sức, không quan trọng kết quả.
Bước 3 : So sánh đáp án, xem lại các chỗ sai, các bẫy (nếu có). Đọc lại transcript lần nữa để luyện phát âm và tăng khả năng Speaking.
"Nghe lại bài Listening đến khi không nhìn transcript vẫn hiểu 100% chứng tỏ bạn đã tiến bộ, có thêm từ mới, bắt kịp tốc độ bài nghe, từ mới đã được nạp và các phát âm mới đã hiểu", anh Sơn khẳng định.
Với những bạn band 7.0-8.0, muốn nâng điểm, anh Sơn nói có thể bỏ bước 1, dù vẫn khuyến khích làm. Làm chừng 10 test với cách này, người học sẽ thấy thay đổi rõ rệt. "Một số bạn sẽ thắc mắc cách này làm tăng điểm hơn trình độ. Đúng vậy, nhưng nhớ trừ lại 1.0-1.5 sẽ ra điểm thật và đặt chỉ tiêu cao hơn cho các test sau", anh Sơn giải thích.
Theo thầy giáo trẻ, cách hướng dẫn kỹ năng Listening cho học sinh "có vẻ ngược đời" nhưng đã chứng minh hiệu quả khi nhiều học trò đạt 8.0-9.0, thậm chí 9.0 cả Listening và Reading.
Nữ sinh lớp 9 ở Nghệ An đạt 8.0 IELTS trong lần thi đầu tiên Trần Ngọc Vân Trang (SN 2006) đạt 8.0 IELTS khi đang học lớp 9, ngay lần thi đầu tiên. Trong đó, giành điểm tuyệt đối 9.0 ở kỹ năng Reading và Listening. Trần Ngọc Vân Trang đạt 8.0 IELTS, trong đó đạt 9.0 ở kĩ năng Reading và Listening khi còn là học sinh lớp 9 ở Trường THCS Đặng Thai Mai (Vinh,...