Nữ sinh 16 tuổi qua đời sau khi dùng băng vệ sinh quá 2 tiếng không thay
Đã có rất nhiều trường hợp chỉ vì sử dụng băng vệ sinh sai cách, cụ thể là sử dụng lâu hơn 2 giờ mới thay, đã tạo điều kiện cho khuẩn tụ cầu xâm nhập vào bên trong thông qua đường âm đạo.
Nhiều chị em phụ nữ có thói quen dùng băng vệ sinh đến khi nào gần tràn mới đi thay. Thông thường, một đến hai ngày đầu là thời gian mà băng vệ sinh phải thấm hút nhiều nên việc thay băng diễn ra thường xuyên hơn. Trong những ngày tiếp theo, lượng kinh nguyệt ít đi, nhiều chị em sẽ có thói quen chờ băng vệ sinh thấm hút nhiều rồi mới thay.
Nên thay băng vệ sinh đúng giờ (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng, việc để băng vệ sinh trong một thời gian quá lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Điều này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Đáng lo ngại hơn, đã có nhiều trường hợp tử vong, cắt chi vì vi khuẩn xâm nhập gây độc cho cơ thể. Trong đó, các loại khuẩn tụ cầu là nguy hiểm nhất.
Trường hợp của một nữ sinh người Canada, Sara Manitoski qua đời vì hội chứng sốc độc trong khi đang đi học là một minh chứng điển hình. Cái chết của cô gái trẻ 16 tuổi đã được chính thức xác nhận là kết quả của một chủng vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng gây chết người. Nguyên nhân chính là do, Sara đã để băng vệ sinh quá thời gian 2 tiếng mà không thay, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển xâm nhập vào cơ thể.
Không những thế, rất nhiều trường hợp mắc các bệnh phụ khoa liên quan đến loại khuẩn tụ cầu này do việc dùng băng vệ sinh quá giờ.
Con đường xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vào cơ thể
Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể lây lan dễ dàng qua các vết cắt, trầy da và tiếp xúc da với da. Nhiễm tụ cầu khuẩn cũng có thể lây lan trong phòng thay đồ qua việc dùng chung dao cạo râu, khăn, đồng phục hoặc thiết bị khác. Hoặc theo đồ ăn trực tiếp vào cơ thể của chúng ta.
Video đang HOT
Đặc biệt, đối với các chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, băng vệ sinh đang sử dụng là môi trường thuận lợi sản sinh ra nhiều vi khuẩn, trong đó có khuẩn tụ cầu. Khi sử dụng băng vệ sinh khoảng 2 giờ, các vi khuẩn đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên chúng chưa đủ mạnh để xâm nhập vào cơ thể. Thời gian từ từ 3 giờ đến 4 giờ là thời gian chúng sinh sôi nảy nở, vì thế, đây là khoảng thời gian cần phải thay băng để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập. Nếu dùng băng vệ sinh quá giờ tụ cầu khuẩn sẽ theo đường âm đạo vào bên trong cơ thể.
Những biểu hiện khi bị tụ cầu khuẩn xâm nhập
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho loại vi khuẩn này, nguy hiểm hơn, chúng rất mạnh và có khả năng kháng tất cả các thuốc. Khi bị tụ cầu khuẩn xâm nhập, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như sốt cao, phát ban, huyết áp thấp, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy…
Cô gái bị cưa 2 chân vì sử dụng băng vệ sinh quá giờ nhiễm khuẩn tụ cầu (Ảnh minh họa)
Bác sĩ khuyến cáo:
Để đề phòng khuẩn tụ cầu xâm nhập vào âm đạo trong những ngày đèn đỏ, chị em cần nhớ thay băng thường xuyên từ 3 đến 4 tiếng một lần, để tránh sự sinh sản của vi khuẩn do sử dụng trong thời gian dài.
Hãy lựa chọn những loại băng chất lượng, có uy tín trên thị trường để dùng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong những “ngày đèn đỏ” cũng vô cùng quan trọng.
Nhiều bạn gái thường có thói quen để băng vệ sinh trong nhà tắm để tiện sử dụng, nhưng đó là việc làm sai lầm. Nhà tắm là môi trường ẩm ướt, lại có rất nhiều vi khuẩn gây hại. Việc để băng vệ sinh ở một nơi như vậy có thể xảy ra tình trạng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây hại cơ thể khi chúng ta dùng những chiếc băng vệ sinh đó. Vì thế, chị em hãy bỏ ngay thói quen ấy để bảo vệ sức khỏe nhé.
Theo blogtin. video
Bác sĩ sản khoa khuyên mẹ 5 điều nếu muốn đẻ thường sau khi sinh mổ
Sau sinh mổ, mẹ vẫn có thể đẻ thường. Tuy nhiên, nếu muốn thai kỳ thành công, quá trình vượt cạn suôn sẻ, mẹ phải ghi nhớ 5 lời khuyên dưới đây của bác sĩ sản khoa.
Một trong những nguyên tắc phổ biến trong sinh đẻ theo quan niệm của nhiều người là "một lần sinh mổ, mãi mãi sinh mổ". Điều này có nghĩa không khuyến cáo mẹ áp dụng VBAC. Theo khoa học, VBAC (Vaginal Birth After Previous Cesarean) là cụm từ viết tắt của thuật ngữ " Sinh con qua đường âm đạo sau lần sinh mổ".
Nguy cơ vở tử cung có thể xảy ra là một trong những lý do vì sao nhiều người lo lắng nếu chọn đẻ thường sau lần sinh mổ. Thậm chí, ngay cả khi mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh thì phương pháp sinh thường vẫn không thể đảm bảo những rủi ro sẽ không thể xảy ra. Vết sẹo tử cung do sinh mổ có thể rách trong quá trình đẻ thường, mẹ có thế phải đối mặt với nguy cơ vỡ tử cung bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, mức độ rủi ro chỉ chiếm 1 - 2%. Thực tế, nếu mẹ muốn lựa chọn sinh thường, điều này không phải là không thể.
Chị Hà Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: " Nhớ lại lần sinh con thứ 2 vừa qua, đó là một thử thách rất lớn với bản thân tôi. Lần mang thai đầu vì ngôi thai không thuận nên tôi được chỉ định sinh mổ, dù khi đó tôi vẫn mong muốn con được sinh thường. 2 năm sau, tôi có bé thứ 2. Tôi may mắn có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé lần này quay đầu về đúng vị trị. Tất cả đều thuận lợi cho việc đẻ thường. Dù vậy, bản thân tôi vẫn không khỏi lo lắng. Vết sẹo tử cung của lần mổ trước là nỗi lo lớn nhất trong tôi mặc dù vết sẹo này đã được hồi phục rất tốt. Cuối cùng, tôi vẫn quyết định sinh thường vì muốn tốt cho con, tôi chẳng biết lúc đó có phải mình quá liều lĩnh hay chăng. Ngày bước vào phòng sinh, dù đau đớn mấy tôi cũng cố chịu. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ ngoài sự mong đợi. Từ lúc đau chuyển dạ đến khi nghe con cất tiếng khóc oa oa chào đời chỉ trong 3 giờ. Cảm ơn vì tất cả e kip khi đó đã giúp "mẹ tròn con vuông", cảm ơn vì con đã đến bên mẹ khỏe mạnh, bình an".
Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sinh thường sau lần sinh mổ nếu đảm bảo đủ các điều kiện cho một ca đẻ thường. Hơn nữa, dù trong bất kỳ tình huống nào, đội ngũ bác sĩ cũng hỗ trợ nếu chẳng may rủi ro xảy đến. Do vậy, mẹ có thể an tâm sinh thường sau lần sinh mổ. Theo Tiến sĩ Rinku Sengupta, Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học Sitaram Bhartia, làm theo một số điều sau sẽ giúp mẹ gia tăng cơ hội sinh thường sau lần sinh mổ.
Chọn một thành viên hỗ trợ
Vai trò của người chồng trong quá trình vượt cạn là rất quan trọng. Đôi khi chỉ là những lời động viên, một cái nắm tay thật chặt sẽ giúp mẹ vượt qua những cơn đau đớn trong lúc sinh một cách dễ dàng.
Nhiều bằng chứng y học đã cho thấy sự hỗ trợ của người chồng dù đã có kinh nghiệm hoặc chưa trong quá trình từ lúc người vợ chuyển dạ đến lúc trước khi em bé chào đời giúp giảm khả năng phải mổ lấy thai.
Tập thể dục
Thể trạng tốt là một trong những điều kiện giúp mẹ vượt cạn suôn sẻ trong ca sinh thường. Tập thể dục thường xuyên là cách giúp mẹ tăng cường thể chất, tăng cường sự săn chắc cho các cơ bắp, quan trọng nhất là tăng sức chịu đựng trong cơn đau đẻ. Mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 30 - 40 phút cho các bài tập thể dục như đi bộ, tập yoga. Hơn nữa, việc thường xuyên tập luyện trong thời gian mang thai sẽ giúp giảm những triệu chứng đau lưng, chuột rút ở chân, hỗ trợ quá trình vượt cạn thuận lợi hơn.
Theo tiến sĩ Rinku: "Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, những thay đổi sinh lý trong cơ thể là rất lớn, đòi hỏi năng lượng và sức chịu đựng của mẹ. Nếu được rèn luyện thể lực và khả năng chịu đựng, mẹ sẽ vượt qua những cơn đau đẻ này tốt hơn, có thể phải áp dụng một số bài tập ngay trong lúc chuyển dạ"
Chọn bệnh viện và bác sĩ một cách khôn ngoan
Một bệnh viện tốt với đầy đủ các trang thiết bị y tế cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp là những điều kiện thuận lợi cho một ca sinh thành công. Hãy chắc chắn rằng, mẹ được hỗ trợ tốt nhất từ ê kíp giàu kinh nghiệm về VBAC trong phòng sinh.
Một ca sinh thường sau lần sinh mổ thành công đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải cùng nhau làm việc, luôn sẵn sàng đối phó kịp thời trong trường hợp khẩn cấp. Không giống những lần sinh khác, VBAC cần sự giám sát chuyên môn sâu hơn.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên tham gia lớp học tiền sản để chuẩn bị quá trình sinh nở được tốt nhất, cần biết khi nào đến viện, cách đối phó với những cơn đau đẻ.
Không tăng cân quá mức
Theo các chuyên gia, mức tăng cân hợp lý cho mẹ trong suốt thai kỳ là 12 - 15 kg. Mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Đó là điều kiện quan trọng để đảm bảo mẹ không tăng cân quá mức nhưng vẫn đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Tăng cân quá mức sẽ làm giảm đi cơ hội thành công của VBAC. Hơn nữa, nó còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe như tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,... Cần phải khám thai và kiểm tra thường xuyên, tránh trường hợp thai làm tổ tại vết sẹo cũ vì nguy vỡ tử cung cao và làm tăng tỷ lệ thất bại của VBAC.
Khoảng cách giữa các lần mang thai
Giữ khoảng cách giữa 2 lần mang thai là điều kiện giúp tăng cơ hội thành công cho lần đẻ thường sau lần sinh mổ trước đó. Một khi được chỉ định mổ bắt thai vì một lý do nào đó, mẹ nên cố gắng giữ khoảng cách với lần mang thai trước đó ít nhất 2 - 3 năm. Tiến sĩ Rinku giải thích thêm: " Nguy cơ sinh mổ có thể lặp lại nếu thời gian mang thai giữa 2 lần dưới 18 tháng".
Tóm lại, sau lần sinh mổ, mẹ hoàn toàn có thể sinh thường nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng như thực hiện tốt 5 lời khuyên trên đây. Tất cả là những yếu tố giúp mẹ tăng cơ hội vượt cạn suôn sẻ.
Theo Webtretho
3 cách khắc phục tình trạng đau hông cho mẹ bầu hiệu quả, an toàn Chứng đau hông trong giai đoạn thai kỳ chính là cơn ác mộng của các mẹ bầu. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được những cơn đau âm ỉ ở vùng hông, đùi, bẹn, tử cung? Nguyên nhân đau hông khi mang thai Hiện tượng này xảy ra khi sức nặng của em bé lớn dần theo thời gian trong...