Nữ quân nhân giỏi chuyên môn, đam mê đọc sách
Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm trong công việc, Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo ( Ban CHQS huyện Can Lộc – Hà Tĩnh) còn là một người giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thích làm sáng kiến kinh nghiệm và từng đạt giải cao trong cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021.
Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo luôn nêu cao tinh thần học tập, nghiên cứu để hoàn thiện bản thân.
Những ngày qua, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Phương Thảo (SN 1990, nhân viên Văn thư – Bảo mật, Ban CHQS huyện Can Lộc) đang cùng đồng đội tích cực sửa chữa, sơn sửa mô hình học cụ, vật chất huấn luyện để phục vụ mùa huấn luyện mới của đơn vị.
Đặc biệt, trong bối cảnh bộn bề công việc nhưng Thượng úy Phương Thảo vẫn đang gấp rút hoàn thành phần lời thuyết minh và một số tiểu tiết còn lại của sáng kiến kỹ thuật về máy tạo khói để trình Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và cấp trên thẩm định, đánh giá.
Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Can Lộc sửa chữa mô hình học cụ, vật chất huấn luyện.
Sáng kiến kỹ thuật về máy tạo khói được Phương Thảo bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2021 và đến nay đã cơ bản hoàn thành. Đây là đề tài nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập được sản xuất bằng những dụng cụ, vật liệu có sẵn với chi phí rất thấp nhưng lại có độ an toàn cao, dễ sử dụng. Nếu được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn thì nó sẽ thay thế cho lựu đạn khói có chi phí cao, thao tác khó.
Sáng kiến kỹ thuật máy tạo khói phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo.
Ngoài đam mê sáng kiến kỹ thuật, Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo còn yêu thích đọc sách, tìm hiểu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ các loại tư liệu. Đặc biệt, vào năm 2021, bằng niềm đam mê các trang sách, lòng tự hào quê hương và sự nỗ lực của bản thân, Thượng úy Thảo đã tham gia cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức và đã đoạt giải nhì.
Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo phấn khởi kể về cuộc thi này: “Sau nhiều đêm trăn trở nghiên cứu đề tài, tìm kiếm mạch nguồn cảm xúc, tôi chọn cuốn sách “Khúc anh hùng ca Ngã ba Đồng Lộc” của tác giả Đặng Thị Yến để thực hiện phần thi của mình. Bằng sự nỗ lực của bản thân, những kiến thức tích lũy được và cảm xúc chân thật của mình, tôi không chỉ giới thiệu được một cuốn sách hay, ý nghĩa về quê hương mà giúp nhiều người hiểu thêm về Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại”.
Video đang HOT
Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo (ngồi thứ 2 từ phải qua trái) trao đổi phương án đảm bảo an toàn, thông suốt, kịp thời khi chuyển phát công văn, tài liệu.
Sinh ra và lớn lên ở xã Phú Lộc (Can Lộc), có bố là thương binh nặng và từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Đại học Vinh chuyên ngành công nghệ thông tin với tấm bằng loại giỏi, Thảo đã tham gia xét tuyển công nhân, viên chức quốc phòng và được giao đảm nhận công tác văn thư – bảo mật của Ban CHQS huyện Can Lộc.
Dù công việc mang tính đặc thù và gặp những khó khăn nhất định, nhưng Thảo luôn nỗ lực rèn luyện bản thân và có ý thức cao trong công việc nên đã làm tốt việc đăng ký, quản lý, bảo mật con dấu, tài liệu, các loại văn kiện và luôn xung kích tham gia các phong trào thi đua.
Thượng úy Thảo (giữa) giúp bộ phận hậu cần chuẩn bị những bữa ăn ngon, chất lượng.
Cùng với nhiệm vụ chuyên môn, Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo đã tham gia đắc lực cùng chị em phụ nữ trong cơ quan thực hiện nhiều phong trào tốt, cách làm hay, nhất là các hoạt động thiện nguyện.
Đáng chú ý, trong 5 năm qua, Thảo cùng chị em trong đơn vị đã quyên góp, kêu gọi được hơn 400 phần quà có tổng trị giá 350 triệu đồng để tặng cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó, đồng bào thiên tai; phối hợp nấu miễn phí hơn 1.000 suất cháo, 465 suất cơm và nhiều phần quà khác trị giá gần 30 triệu đồng cho người cách ly vì dịch bệnh COVID-19…
Thượng úy Thảo (đứng giữa) đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng về thành tích đạt giải nhì cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 (ảnh T.L)
Thượng tá Trần Quang Đạt – Chính trị viên Ban CHQS huyện Can Lộc đánh giá: “Trong quá trình công tác tại cơ quan, Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo luôn là người có ý thức cao trong nhiệm vụ, có nếp sống chuẩn mực, có mối quan hệ tốt với đồng đội và mọi người xung quanh, có ý thức xây dựng mối đoàn kết nội bộ và luôn yêu thương đối với những cảnh đời vất vả. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động đoàn thể nhiệt tình thì đồng chí Thảo còn tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên đơn vị, tăng gia sản xuất, công tác hậu cần… nên luôn được đồng đội quý mến, tin yêu”.
Từ sự phấn đấu, rèn luyện và cống hiến đó, Thượng úy Nguyễn Thị Phương Thảo đã được đồng chí, đồng đội, chỉ huy ghi nhận và đánh giá cao. Bản thân Thảo cũng đã nhiều lần được cơ quan và cấp trên khen thưởng; đáng chú ý nhất là vào năm 2021 được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì thành tích đạt giải nhì trong cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc.
Giáo sư về dạy trường chuyên giống như chuyện lấy 'dao mổ trâu để giết gà'
Chẳng lẽ, một tổ trưởng, tổ phó chuyên môn hay phó hiệu trưởng chuyên môn có bằng cử nhân mà lại đi chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn giáo sư, phó giáo sư hay sao?
Câu chuyện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình có ý định mời những giáo sư và phó giáo sư về giảng dạy tại trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh đã trở thành đề tài bàn tán khá xôn xao trên nhiều diễn đàn trong những ngày vừa qua.
Nghe qua thì chúng ta thấy đây là một kế hoạch chiêu mộ người giỏi về công tác ở trường phổ thông nhằm đào tạo ra những nhân tài cho địa phương nhưng ngẫm kĩ lại nó có nhiều vấn đề không thực sự cần thiết bởi cho dù có mời được giáo sư, phó giáo sư về giảng dạy cũng chưa chắc phát huy được hiệu quả.
Giáo sư, phó giáo sư về dạy phổ thông không khả thi (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Hơn nữa, những giáo sư, phó giáo sư về công tác ở một trường chuyên làm gì khi mà những người có học hàm như vậy họ sẽ ở lại các trường đại học, học viện sẽ phát huy được thế mạnh và tiện lợi trong việc nghiên cứu chuyên sâu của mình.
Về trường phổ thông là dạy kiến thức phổ thông thì chắc gì những người có học hàm cao dạy hơn giáo viên phổ thông đơn thuần nên việc giáo sư, phó giáo sư về trường phổ thông có khi lại mất đi những uy tín của chính mình.
Mỗi cấp học đều có những đặc trưng riêng
Phần nhiều, những giảng viên đại học có học hàm, học vị cao thì thường giảng dạy và nghiên cứu một phân ngành hẹp trong một môn học. Chẳng hạn, môn Ngữ văn ở các trường đại học được chia nhỏ cho rất nhiều giảng viên cùng đảm trách.
Chỉ riêng phần văn học Việt Nam cũng cũng được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn và nhiều người cùng giảng dạy. Rồi, văn học nước ngoài từng nước cũng được phân công cho mỗi giảng viên giảng dạy mỗi nước khác nhau.
Chính vì thế, gần như những giảng viên đại học có kiến thức rất sâu về một chuyên ngành hẹp chứ không đa năng như giáo viên phổ thông phải đảm nhận tất cả các phân môn, các giai đoạn văn học khác nhau.
Chính vì vậy, những giáo sư, phó giáo sư ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội thực sự giỏi thì họ không bao giờ về giảng dạy ở các trường phổ thông - cho dù đó là các trường chuyên của tỉnh vì giáo dục phổ thông chỉ đơn thuần là giảng dạy cho học trò chứ không đề cao việc nghiên cứu khoa học.
Hơn nữa, khi những giảng viên đã được phong hàm phó giáo sư, đặc biệt là giáo sư thì phần lớn tuổi tác họ cũng đã nhiều nên vị trí mà họ đang nắm giữ, điều kiện làm việc của những người này thường đã rất vững vàng thì họ về trường phổ thông làm gì.
Đối với những giáo sư, phó giáo sư không có tiếng tăm thì về trường phổ thông chắc gì đã dạy hơn giáo viên phổ thông có bằng cử nhân, thạc sĩ.
Bởi vì sau khi tốt nghiệp đại học, những giáo sinh này sẽ dạy phổ thông luôn nên họ am hiểu về phương pháp, kiến thức, cũng như tâm lý học trò phổ thông và chắc chắn hiệu quả giảng dạy sẽ khả quan hơn.
Đặc biệt, ở chương trình phổ thông, giáo viên truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức phổ thông cho học trò, ít đào tạo chuyên sâu - cho dù là trường chuyên vì chương trình, sách giáo khoa hiện hành trường chuyên cũng giống như học sinh phổ thông không chuyên khác.
Trong khi đó, những giáo sư, phó giáo sư đang công tác ở các trường đại học, học viện thì quen với đào tạo chuyên sâu cho sinh viên nên đặc trưng của các bậc học này hoàn toàn khác nhau.
Nếu mời giáo sư, phó giáo sư về nói chuyện chuyên đề hay giảng dạy một chuyên đề nào đó thì phù hợp, chứ mời về công tác lâu năm thì có lẽ không phù hợp và gây ra sự khó khăn cho cả người đến công tác và người sử dụng nhân lực có học hàm cao trong trường phổ thông.
Chẳng lẽ, một tổ trưởng, tổ phó chuyên môn hay phó hiệu trưởng chuyên môn có bằng cử nhân mà lại đi chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn giáo sư, phó giáo sư hay sao? Trong giảng dạy ở các nhà trường rất ít khi có một quy trình ngược như vậy.
Vì thế, số tiền để "chiêu hiền", trả lương cho các giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên thì các địa phương nên để đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên phổ thông hiện có sẽ hiệu quả và thiết thực hơn nhiều.
Chuyện giáo sư, phó giáo sư dạy ở trường chuyên có lẽ hiện nay mới dừng lại ở những trường trung học phổ thông chuyên trực thuộc khối trường đại học, còn những trường chuyên trực thuộc quản lý của các sở giáo dục thì không dễ dàng để thực hiện.
Học trò trường chuyên cũng không cần đến giáo sư, phó giáo sư giảng dạy
Thông thường, những học sinh cấp trung học cơ sở khi thi tuyển vào trường chuyên thường qua rất nhiều khâu sàng lọc. Trường trung học phổ thông chuyên nào cũng yêu cầu phải qua sơ tuyển học bạ rồi mới đến bước đăng ký dự thi.
Những học sinh thi vào trường trung học phổ thông thường là những học sinh rất giỏi. Phải giỏi mới đủ điểm để vào trường chuyên vì môn chuyên bao giờ cũng được quy định rất cụ thể ở một ngưỡng điểm nhất định.
Chính vì thế, những em đỗ vào lớp 10 chuyên thường là những em có tố chất thông minh, có động lực tự học rất cao. Vì thế, giáo viên chỉ là những người định hướng, phác thảo vấn đề và định hướng học tập cho học trò.
Vì vậy, chỉ cần những giáo viên phổ thông có trình độ đại học hoặc thạc sĩ có kinh nghiệm giảng dạy, có tâm huyết với nghề và biết khơi gợi sự sáng tạo của học trò là các em sẽ phát huy được tố chất của mình để khẳng định bản thân.
Giáo sư, phó giáo sư về giảng dạy ở trường chuyên không chỉ làm thui chột kiến thức của họ mà cái chính là khó có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy đa năng của một giáo viên phổ thông.
Hơn nữa, mục tiêu "chiêu hiền, đãi sĩ" của Hòa Bình hay một số địa phương khác muốn người có học hàm cao về giảng tại các trường chuyên là rất khó đạt được mà thực sự thì việc này cũng không thực sự cần thiết.
Chuyện mời giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên giống như chuyện lấy "dao mổ trâu để giết gà" vậy. Đâu phải cứ là người có học hàm cao về dạy phổ thông là đào tạo ra nhân tài cho địa phương, là nâng được uy tín, chất lượng cho trường phổ thông.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mời giáo sư, phó giáo sư dạy trường chuyên không đúng Luật Giáo dục Mời phó giáo sư, giáo sư dạy trường trung học phổ thông chuyên vừa trái Luật Giáo dục vừa khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có Dự thảo Tờ trình về việc đề nghị thông qua Nghị quyết Quy định một số chính sách đặc thù đối với trường trung học phổ thông chuyên;...