Nữ họa sĩ gốc Việt bị kỳ thị ‘nhiễm nCoV’
Họa sĩ gốc Việt An Nguyen bị một chuyên gia mỹ thuật ở Anh từ chối nhận làm trợ lý vì “người châu Á bị xem là mang nCoV”.
An Nguyen hôm qua đăng lên mạng xã hội bức ảnh chụp lại email mà cô nhận được từ Raquelle Azran, một nhà sưu tầm và quản lý bảo tàng chuyên về mỹ thuật Việt Nam đương đại. Email thông báo hủy vai trò trợ lý của cô trong buổi triển lãm tại Hội chợ Mỹ thuật Affordable (AFF) dự kiến diễn ra ở tây nam London tuần tới. Lý do mà Azran đưa ra là vì sự hiện diện của An Nguyen ở gian trưng bày “sẽ không may tạo ra sự đắn đo”.
“nCoV đang gây ra sự lo lắng khắp nơi, và dù công bằng hay không, người châu Á đang bị xem là những người mang virus”, Azran viết. “Sự hiện diện của cô ở gian trưng bày sẽ không may tạo ra sự đắn đo cho những khán giả bước vào không gian triển lãm. Tôi xin lỗi vì điều này và hy vọng chúng ta có thể gặp nhau và làm việc với nhau trong tương lai”.
Hai cô gái gốc Á đeo khẩu trang đi qua sân ga Victoria ở trung tâm London, Anh hôm 3/3. Ảnh: AFP
Ban tổ chức AFF nhấn mạnh họ không gửi email trên và nội dung của nó cũng không phải là quan điểm của họ. Tuy nhiên, họ đã liên lạc với Azran và được biết rằng nhà sưu tầm này không còn tham gia cuộc triển lãm.
Dù sinh ra ở Việt Nam, An Nguyen đã sang Canada định cư sau khi chiến tranh kết thúc và hiện sống ở thủ đô Ottawa. Cô cho rằng thái độ phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề của riêng một người và cần phải thay đổi. Nhiều người trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự bất ngờ và phẫn nộ về email của Arzan.
Azran sau đó đã lên tiếng xin lỗi vì email của mình có những lời lẽ xúc phạm và xác nhận cô sẽ không tham gia AFF nữa.
Video đang HOT
“Việc hủy vai trò trợ lý của An Nguyen tại gian trưng bày phản ánh sự thiếu nhạy cảm và sự phán xét kém cỏi của tôi”, Azran nói. “Tôi sẽ tiếp tục khuyến khích và trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam, giúp họ đạt được sự công nhận mà họ xứng đáng, như tôi đã làm hai thập kỷ qua”.
Giám đốc cơ quan y tế Anh Chris Whitty thừa nhận một số người ở nước này vấp phải sự kỳ thị khi nỗi lo sợ nCoV tăng lên. Không chỉ ở Anh, tại nhiều nước khác trên thế giới, những người gốc Á cũng bị phân biệt đối xử chỉ vì định kiến liên quan đến dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc.
Một sinh viên Singapore ở London bị ba người đàn ông hành hung sau khi tuyên bố rằng họ “không muốn nCoV của cậu xuất hiện ở Anh”. Một phiên dịch viên Hàn Quốc tại Hà Lan cũng bị một người đàn ông đánh và hét vào mặt vì nhầm là người Trung Quốc.
Covid-19 đã xuất hiện tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 98.000 người nhiễm bệnh, trong đó có hơn 3.300 trường hợp tử vong. Trong khi dịch bệnh có chiều hướng thuyên giảm tại Trung Quốc, số ca nhiễm và tử vong tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực châu Âu, ngày càng gia tăng.
Anh hiện ghi nhận 116 ca Covid-19, với một phụ nữ 70 tuổi hôm 5/3 trở thành ca tử vong đầu tiên vì nCoV tại nước này. Văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johson c ảnh báo virus có khả năng sẽ lây lan “một cách đáng kể”.
Anh Ngọc (Theo Guardian)
Theo vnexpress.net
Hé lộ nguyên nhân gây sốc về cái chết của hoàng tử UAE
Hoàng tử Khalid bin Sultan Al Qasimi đột ngột qua đời tại nhà riêng ở trung tâm London hôm 1/7. Nguyên nhân về cái chết của nhà thiết kế thời trang có tiếng vừa được hé lộ.
Theo The Sun, hoàng tử được phát hiện chết tại nhà riêng bởi người dọn dẹp. Cô lúc đầu cho là hoàng tử đang ngủ, nhưng giật mình khi sờ vào cổ nạn nhân và phát hiện cơ thể lạnh ngắt.
Khi các nhân viên y tế có mặt ở hiện trường thì vị hoàng tử 39 tuổi được xác định đã thiệt mạng. Khám nghiệm tử thi cho thấy trong cơ thể của hoàng tử Khalid bin Sultan Al Qasimi có nồng độ chất GHB cao. Chất này là thành phần chính trong các loại thuốc kích dục.
Bên cạnh đó, một lượng vừa phải cocaine cũng được tìm thấy trong cơ thể nạn nhân. Nguyên nhân cái chết được kết luận là do độc tính của chất kích thích.
Tại phiên tòa về cái chết của hoàng tử, thám tử phụ trách Adrian De Villers cho biết Khalid đã tiệc tùng cùng với một người đàn ông khác có tên là Yohan Escobar vào đêm trước khi chết.
Hàng chục nghìn người đã tham dự đám tang của Hoàng tử Khalid Al Qasimi tại UAE. Ảnh: Daily Mail.
Escobar không được coi là nghi phạm trong cái chết của hoàng tử. Người này kể lại anh tưởng rằng Khalid đang ngủ khi rời khỏi căn họ vì vẫn nghe thấy tiếng ngáy của hoàng tử.
Cảnh sát tuyên bố: "Không có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ ai đã tác động đến Khalid để hoàng tử sử dụng những loại thuốc này".
Gia đình hoàng tử, bao gồm chị gái sinh đôi của ông, được cho là rất đau lòng trước cái chết của Khalid - người được mô tả là đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp.
Hoàng tử sở hữu thương hiệu thời trang Qasimi. Thông báo gửi tới tòa án cho thấy Khalid đã có niềm đam mê sáng tạo khi chuyển từ tiểu vương quốc Sharjah tới Anh vào năm 9 tuổi.
"Khalid rất quan tâm tới các vấn đề xã hội, đặc biệt là hoàn cảnh của người tị nạn. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng những vấn đề này có thể được hưởng lợi bởi những nền tảng mà ông có thể cung cấp", thông báo cho biết.
Điều tra viên Bernard Richmond đã đưa ra phán quyết về cái chết với nguyên nhân do sử dụng ma túy tại tòa án ở Westminster.
Cha của hoàng tử, Sheikh Sultan bin Muhammad Al Qasimi là người trị vì tiểu vương Sharjah - một trong 7 tiểu vương quốc của UAE - kể từ năm 1972.
Con trai đầu của tiểu vương từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông, Sheikh Mohammed bin Sultan bin Mohammed, cũng qua đời sau khi sử dụng ma túy quá liều ở tuổi 24 vào năm 1999, tại dinh thự của gia đình ở Sussex.
Theo news.zing.vn
Anh bỏ tù 2 thanh niên Italy hiếp dâm cô gái trẻ trong hộp đêm Hai người đàn ông trẻ tuổi đến từ Italy sẽ phải ngồi tù 7 năm rưỡi sau khi hiếp dâm tập thể một cô gái 23 tuổi tại hộp đêm cao cấp ở khu Soho, London hồi năm 2017. Theo Sky News, Ferdinando Orlando, 25 tuổi và Lorenzo Costanzo, 26 tuổi, đã quay lại hình ảnh họ tấn công tình dục nạn nhân...