Nữ hộ sinh quỳ gối 25 phút giữ dây rốn cứu thai nhi
Để đầu thai nhi không đè vào dây rốn có thể dẫn đến tử vong, nữ hộ sinh Nga phải quỳ gối cuối bàn mổ, giữa hai chân sản phụ và giữ dây rốn trong suốt cuộc phẫu thuật.
4h sáng 26/7, bà bầu 35 tuổi, quê Thạch Thất, Hà Nội, mang thai lần ba, bị vỡ ối. Chị được người nhà đưa đến cấp cứu tại khoa sản, bệnh viện Đa khoa Thạch Thất lúc 4h25.
Thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ Phan Mạnh Tiến giật bắn mình, ngón tay như chạm vào dây rốn của thai nhi. “Dây rốn bị sa”, bác sĩ Tiến kêu lớn.
“Tim thai bao nhiêu”?
“114 lần một phút, mờ xa xăm, đã nghe 3 lần!”. Đây là chỉ số báo hiệu ngạt vì thai suy, nguy cơ tử vong thai bất cứ lúc nào kể cả khi ca mổ đẻ thành công.
“Chuyển nhà mổ”, bác sĩ nói nhanh. Sự sống của thai nhi lúc đó đã như chỉ mành treo chuông.
Kíp trực nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên phòng mổ. Lúc đó, nữ hộ sinh Phí Bích Nga phải dùng tay đẩy đầu thai, đồng thời sử dụng ngón tay nâng đỡ giữ dây rốn. Nhiệm vụ của cô không được phép để đầu em bé đè vào dây rốn gây tử vong đột ngột.
Sau đó, kíp phẫu thuật bao gồm khoa sản, gây mê hồi sức tập trung 100% năng lượng để làm thủ thuật. Nga phải quỳ gối nơi cuối bàn mổ, ở giữa hai chân sản phụ. Để dây rốn không tụt thêm hơn nữa và đầu thai nhi không chèn ép, cô phải cố gắng hết sức dùng tay thiết lập khoảng trống an toàn.
“25 phút thực sự là thử thách, đó là thời gian vàng cung cấp oxy cho em bé”, Nga kể lại.
Hai phút sau khi mở bụng, bé gái chào đời, nặng 3 kg, cả hai mẹ con an toàn nhưng thai nhi không khóc, da trắng nhợt. Kíp hồi sức liền hút dịch và đờm dãi, sử dụng túi hồi sức cung cấp oxy áp lực dương, thiết lập đường truyền tĩnh mạch, sử dụng thuốc hồi sức, chuẩn bị ép tim và sẵn sàng đặt nội khí quản nếu cần.
Cuối cùng, tiếng khóc của đứa trẻ vang lên khi đồng hồ chỉ 5 giờ sáng. Dấu hiệu sinh tồn của bé dần hồi phục.
Cùng lúc đó, chiếc xe cứu thương đã nổ máy chờ sẵn. Bác sĩ khẩn trương đưa em bé đến khoa sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp tục theo dõi và hồi sức.
Video đang HOT
“Nhìn hai mẹ con khỏe mạnh, tôi thấy như một phép màu. Đây thực sự là một ca mổ ấn tượng trong suốt 10 năm làm bác sĩ sản khoa của tôi “, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Theo bác sĩ Vương Trung Kiên, giám đốc bệnh viện, ca mổ thành công, mẹ tròn con vuông là sự trưởng thành của bác sĩ tuyến huyện. Em bé được cứu sống là món quà quý giá nhất dành tặng cho cả kíp trực, động viên bác sĩ thêm vững tay nghề.
Em bé hiện khỏe mạnh, đang được theo dõi tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Sa dây rốn là cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa, thường xảy ra khi vỡ ối, dây rốn tụt dần xuống rồi chui vào âm đạo, thai nhi lọt và chèn vào, tuần hoàn máu từ mẹ đến thai nhi bị chặn lại, làm cho em bé thiếu oxy nghiêm trọng, thai bị suy, sau 5-7 phút không được giải cứu thai có thể chết. Tỷ lệ tai biến này xảy ra khoảng 0,3 phần trăm các trường hợp.
Chẩn đoán sa dây rốn khi chuyển dạ nhờ thăm khám cổ tử cung sờ thấy dây rốn bị sa. Siêu âm cho phép chẩn đoán sa dây rốn, đặc biệt siêu âm Doppler màu ngoài đánh giá dây rốn sa còn biết được sự tắc nghẽn dòng máu đến thai nhi, đánh giá chính xác tình trạng tim thai, đánh giá tưới máu não của thai. Siêu âm cũng cho phép phát hiện sa dây rốn sớm, đặc biệt các yếu tố nguy cơ.
Những trường hợp có nguy cơ cao sa dây nhau như mang thai đôi, sinh nở nhiều lần, dây nhau quá dài, bất thường về tử cung, ngôi thai.
Bác sĩ khuyến cáo các sản phụ trong thai kỳ nên đi khám thai thường xuyên để được tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vào các thời điểm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và thai kỳ từ 21 tuần, 28 tuần, 32 tuần và 36 tuần để có một thai kỳ an toàn khoẻ mạnh.
Bài kiểm tra đơn giản giúp các bà bầu phân biệt vỡ ối với són tiểu
Thông thường, dịch ối sẽ bị rò rỉ ra chứ không tuôn trào ào ạt. Quan trọng là bạn cần biết các dấu hiệu cho thấy màng ối đã vỡ.
Một phụ nữ mang thai đột ngột bị vỡ ối trước khi cơn co thắt bắt đầu là điều bạn có thể đã thấy nhiều lần trên tivi. Thực tế, chỉ khoảng 10% các ca sinh nở đủ ngày đủ tháng mới bắt đầu theo cách này.
Khi bạn mang thai, một túi nước ối sẽ bao bọc lấy em bé, đảm bảo cho bé được an toàn trong bụng bạn. Túi ối tạo cơ hội cho thai nhi phát triển, giữ mức nhiệt ổn định và làm đệm dây rốn để nó không bị chèn ép.
Khi cơ thể bạn sẵn sàng để sinh bé, màng ối sẽ vỡ và dịch ối chảy qua âm đạo. Điều này có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình chuyển dạ. Đó là khi bạn bắt đầu cảm thấy các cơn co thắt và cổ tử cung sẽ mở rộng ra để em bé có thể đi qua.
Nếu bạn bị vỡ ối trước khi các cơn co bắt đầu, hiện tượng này được gọi là vỡ ối sớm (PROM). Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau. Một số bà bầu nhận thấy dịch ối chỉ chảy nhỏ giọt làm ướt quần lót. Số khác lại cảm giác như thể họ đang đi tiểu trong tuần. Đôi khi, bạn có thể nghe thấy một tiếng "bốp" nhỏ.
Khi cơ thể bạn sẵn sàng để sinh bé, màng ối sẽ vỡ và dịch ối chảy qua âm đạo (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để phân biệt vỡ ối với đi tiểu?
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để xác định màng ối đã vỡ, đặc biệt nếu bạn không thấy ướt quần. Bạn có thể thử một bài kiểm tra nho nhỏ. Nếu là dịch ối, nó thường trong hoặc nhạt và không có mùi giống nước tiểu. Nếu là nước tiểu, nó sẽ có mùi khai.
Nếu bạn nghĩ rằng rất có thể mình bị vỡ ối, hãy đóng băng vệ sinh và gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức. Họ thường sẽ bảo bạn đến văn phòng của họ hoặc đi thẳng đến bệnh viện. Trường hợp chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành một thử nghiệm đơn giản trên mẫu dịch tiết của bạn.
Nếu bạn đang trong 3 tuần tính tới thời điểm dự sinh, bác sĩ có thể sẽ đợi thêm vài giờ để xem bạn có tự chuyển dạ không. Hoặc họ sẽ thực hiện biện pháp giục sinh cho bạn.
Hầu hết sản phụ tự chuyển dạ trong vòng 12 giờ. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ sinh ra khi mẹ được giục sinh (kích đẻ) ngay lập tức ít có khả năng bị nhiễm trùng, không cần chăm sóc tích cực nhiều và về nhà sớm hơn so với những trẻ có mẹ được chỉ định tiếp tục theo dõi và chờ đợi. Hãy tham vấn bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh về những lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Nguy cơ khi bị vỡ ối sớm
Khoảng 3% phụ nữ bị vỡ ối trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Hiện tượng này gọi là vỡ ối non (PPROM). Nó có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn:
- Đang thiếu cân.
- Hút thuốc lá.
- Từng bị vỡ ối sớm ở lần mang thai trước.
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà không được điều trị.
- Chảy máu âm đạo bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
- Có vấn đề với cổ tử cung trong khi mang thai.
- Bạn cần đến bệnh viện của họ ngay lập tức nếu bị vỡ ôi sớm.
Trường hợp bạn mang thai ít nhất 34 tuần, bác sĩ có thể muốn bạn sinh con để giảm nguy cơ bạn hoặc em bé bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trường hợp bạn đang mang thai 23-34 tuần, tốt nhất là trì hoãn việc sinh nở để em bé có thêm thời gian phát triển. Bạn có thể dùng kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và sử dụng steroid để giúp phổi của bé trưởng thành nhanh hơn. Bạn cũng có thể phải ở lại bệnh viện cho đến khi sinh con.
Trường hợp bạn bị vỡ ối trước 23 tuần thai, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những nguy hiểm và lợi ích của việc tiếp tục mang thai. Những đứa trẻ được sinh ra sau khi bị vỡ ối sớm như vậy sẽ ít có khả năng sống sót và có nhiều nguy cơ bị khuyết tật về tinh thần hoặc thể chất.
Trong trường hợp không vỡ ối khi chuyển dạ thì sao?
Nếu bạn đã chuyển dạ nhưng quá trình diễn ra chậm chạp, bác sĩ có thể chọc vỡ túi ối cho bạn. Họ sẽ chèn một cái móc nhựa vô trùng vào âm đạo của bạn và kéo túi ối cho đến khi nó vỡ ra. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng, đối với hầu hết sản phụ, việc này không làm tăng tốc độ chuyển dạ. Bạn chỉ nên làm điều đó nếu đầu bé đã nằm trong khung chậu và đủ thấp để che cổ tử cung. Nếu không, cơ thể bạn thường sẽ tiếp tục chuyển dạ cho đến khi em bé sẵn sàng chào đời.
Bác tài xế taxi đỡ đẻ trên xe giúp sản phụ 'vượt cạn' thành công Bác tài xế taxi trở thành người đỡ đẻ khi người phụ nữ 29 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang chuyển dạ giữa đường đến bệnh viện sinh con. Đang trên đường đến bệnh viện để chuẩn bị sinh thì bất ngờ chị Oanh bị vỡ nước ối và hạ sinh bé trai - Ảnh: MỸ BÌNH Ngày 5-7, ông Nguyễn Quốc Thái, giám...