Nữ hiệu trưởng ‘thổi hồn’ cho môn Tiếng Anh
Trên cương vị hiệu trưởng, cô Nguyễn Mai Hương ( Hà Nội) luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục và tâm tư, tình cảm của giáo viên.
Cô giáo Nguyễn Mai Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh, nhận bằng khen. Ảnh: NVCC.
Quan tâm chất lượng giáo dục và đời sống giáo viên
Ngay từ nhỏ, cô giáo Nguyễn Mai Hương, 55 tuổi, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội, đã ấp ủ niềm say mê đối với nghề “chở chữ sang sông”. Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Ngoại ngữ, cô Hương bắt đầu sự nghiệp giáo dục từ năm 1990.
Khởi nguồn, cô là giáo viên dạy Tiếng Anh tại Trường THCS Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau 9 năm, cô giáo đã trải nghiệm qua nhiều ngôi trường khác nhau, từ công lập đến dân lập. Từ năm 1996, cô về công tác tại Trường THCS Phan Chu Trinh và gắn bó cho đến nay.
Cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương vốn đam mê nghề giáo viên từ nhỏ. Ảnh: NVCC.
Cùng với sự đi lên của nhà trường, cô đảm nhận nhiều trọng trách. Từ năm 2008, cô được cử làm Thư kí Hội đồng Trường THCS Phan Chu Trinh. Hai năm sau, cô giữ chức Phó hiệu trưởng nhà trường. Từ năm 2017 đến nay, cô Mai Hương là Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Trường THCS Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội.
Video đang HOT
Trên cương vị lãnh đạo, cô Mai Hương chia sẻ xác định trọng tâm là chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời, cô luôn coi trọng tâm tư, tình cảm và cải thiện đời sống của giáo viên, nhân viên nhà trường. Dù công việc nhiều lên hay trọng trách phải đảm nhiệm lớn, cô vẫn tâm niệm duy trì và xây dựng, củng cố chất lượng giáo dục và chất lượng việc làm, đời sống của giáo viên.
Đối với đồng nghiệp, cấp dưới, cô Mai Hương luôn giữ sự hòa nhã, tôn trọng; trò chuyện thoải mái, nhẹ nhàng nhằm xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, văn minh. Là Hiệu trưởng, cô vẫn giữ sự giản dị trong ứng xử, chu toàn với công việc và được đồng nghiệp, cấp dưới tôn trọng, yêu mến.
Uy tín của cô được khẳng định bởi cách cô xử lý vấn đề, những tình huống bất ngờ xảy ra. Trước những sự việc, trước khi đánh giá, cô nhìn nhận bằng nhiều khía cạnh, không vội áp đặt chụp mũ, không dùng quan điểm cá nhân để giải quyết, tránh thiên vị, phiến diện.
Sự việc được đưa ra, các bên liên quan được lắng nghe, cách giải quyết được thống nhất giữa các bên, đầy tôn trọng, đầy thấu hiểu để đồng nghiệp hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn. Môi trường sư phạm cũng vì vậy mà trở nên ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cô Mai Hương luôn quan tâm đến công việc và đời sống của giáo viên. Ảnh: NVCC.
Dạy Tiếng Anh qua bài hát
Ở trường, ngoài vai trò hiệu trưởng, cô Mai Hương còn được đồng nghiệp, học sinh biết tới là giáo viên “thổi hồn” cho môn Tiếng Anh. Với mục tiêu giúp học sinh nhận thức được giá trị thực tế và yêu thích môn Tiếng Anh, cô thường sử dụng những bài hát Tiếng Anh có ngôn từ trong sáng, vui tươi trong giờ học.
Thông qua các bài hát Tiếng Anh, học sinh có thể mở rộng vốn ngôn ngữ, kiến thức ngữ pháp… Những giai điệu cũng khiến giờ học trở nên sôi nổi hơn. Sau những phút “khuấy động” không khí lớp học, cô Mai Hương nhẹ nhàng trở lại với bài giảng trong sự tập trung, chăm chú lắng nghe của các em học sinh.
Khi khác, cô sử dụng những đồ dùng dạy học quen thuộc vào bài học giúp học sinh học từ mới và trau dồi vốn ngôn ngữ. Qua đó, các em cũng hình thành phương pháp học ngoại ngữ ngay từ thực tiễn đời sống và những đồ vật, sự kiện gắn liền với cuộc sống thường nhật.
Cô Mai Hương (trong cùng bên phải) chụp ảnh cùng các đồng nghiệp tại Trường THCS Phan Chu Trinh. Ảnh: NVCC.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề dạy học, trong công việc, cô Hương luôn đặt hiệu quả lên trên hết. Khi tham gia các phong trào, cuộc thi dành cho giáo viên, cô nghiêm túc thực hiện, tích cực tự học và học hỏi từ mọi người xung quanh. 2 lần tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố môn Tiếng Anh, cô đã lần lượt giành giải Khuyến khích và giải Nhì.
Liên tục từ năm 1996 đến nay, cô Hương có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A, B, C cấp Thành phố. Trong 9 năm liên tiếp, cô giáo đạt danh hiệu Lao động giỏi cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cơ sở. Trong đó có 3 năm liên tục đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Các năm công tác tại trường, cô luôn đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Cô cũng có 4 lần đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt”, 2 lần được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Giỏi việc Nước, đảm việc Nhà”, 5 năm từ 2003 đến 2008 đạt danh hiệu “Cô giáo người mẹ hiền” của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Cô còn vinh dự được Bộ GD&ĐT tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”, Ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” và Ban chấp hành TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Chữ thập đỏ trường học năm học 2016 – 2017″.
Nhắc đến cô hiệu trưởng Nguyễn Mai Hương, cô Phạm Thu Trà, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THCS Phan Chu Trinh, chia sẻ ấn tượng từ những ngày đầu về trường công tác. Thời điểm đó, cô Trà tham dự một cuộc thi tiếng Anh.
Biết tin, cô Hương sẵn sàng sử dụng chuyên môn hỗ trợ đồng nghiệp dịch dự án từ tiếng Việt sang tiếng Anh để cô Trà đem đi dự thi. Đồng thời, cô Hương cũng đóng góp nhiều ý kiến phát triển và chỉnh sửa cho dự án của đồng nghiệp hoàn thiện. Kể từ đó, cô Trà được truyền cảm hứng bởi sự nhiệt tình, nhiệt huyết và chân thành từ người đồng nghiệp của mình.
“Cô Mai Hương là người có tấm lòng lòng rộng mở, giàu sẻ chia, thông cảm. Có lẽ không chỉ với tôi, cô Hương có được tình cảm của không ít đồng nghiệp trong ngôi trường này. Không ồn ào nhưng đó là thứ tình cảm chân thật của những người chị, người em, bạn hữu”, cô giáo Phạm Thu Trà chia sẻ.
Giải bài toán thiếu giáo viên ở khắp các địa phương
Số lượng giáo viên đang thiếu ở khắp các địa phương. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa. (Duy Linh)
Thiếu giáo viên xảy ra nhiều ở môn Tiếng Anh, Tin học (đối với giáo dục tiểu học); môn Âm nhạc, Mỹ thuật (đối với trung học phổ thông). Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là các tỉnh miền núi; bảo đảm nguyên tắc "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp".
Đáng chú ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung biên chế giáo viên theo lộ trình đến năm 2026.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương, giai đoạn 2022-2026. Riêng năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tuyển dụng bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Việc tổ chức tuyển dụng biên chế giáo viên bảo đảm nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: Thông tin rộng rãi về chỉ tiêu tuyển dụng, trao đổi giữa các địa phương để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu...
Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành giáo dục, bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.
Việc quyết định bổ sung số lượng lớn chỉ tiêu biên chế giáo viên từ các cấp có thẩm quyền sẽ tạo điều kiện tốt nhất thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục. Điều quan trọng hiện nay là quá trình tuyển dụng của các địa phương cần công khai, minh bạch, thống nhất giữa các huyện, quận trong mỗi tỉnh, thành phố. Mặt khác, cần căn cứ vào nhu cầu giáo viên theo môn học để tuyển dụng, tránh tuyển theo số lượng chung dẫn đến thiếu môn học này nhưng lại tuyển giáo viên môn học khác dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu giáo viên như đã xảy ra những năm qua.
TP HCM: Sở GD&ĐT yêu cầu không dạy thêm, học thêm đối với tiểu học (CLO) Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM đã công bố kết luận chỉ đạo của Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc về thực hiện chuyên môn ở bậc tiểu học. Ngày 8/10, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết đã có kết luận của Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc tại Hội nghị góp ý kế hoạch giáo dục nhà trường...