Nữ giáo viên ở Cà Mau được minh oan tội nói xấu lãnh đạo
Gần một tháng sau khi bị cáo buộc nói xấu lãnh đạo xã và bị đề nghị kỷ luật, nữ giáo viên ở Cà Mau được minh oan.
UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) cho rằng, đề nghị điều chuyển công tác nữ giáo viên Trường THCS Tân Lộc về đơn vị khác ngoài xã, hoặc có hình thức xử lý vì nói xấu lãnh đạo của chính quyền xã Tân Lộc là chưa đủ cơ sở thực hiện.
Theo kết quả xác minh của Phòng Giáo dục, lãnh đạo Trường THCS Tân Lộc lập biên bản cô giáo vào ngày 29/1, nhưng không mời nữ giáo viên này tham dự là chưa đúng theo quy định.
Video đang HOT
Đối với nữ giáo viên, những thông tin đăng trên trang cá nhân dù không ám chỉ hay xúc phạm cá nhân, tổ chức nào, nhưng cách sử dụng ngôn từ của cô thiếu chuẩn mực, chưa đảm bảo theo quy định về đạo đức nhà giáo.
Huyện yêu cầu ngành giáo dục kiểm điểm nữ giáo viên trước tập thể Hội đồng sư phạm, đồng thời yêu cầu cam kết không đăng tải những nội dụng tương tự.
Hồi giữa tháng 2, UBND xã Tân Lộc gửi văn bản đến huyện đề nghị có hình thức xử lý cô giáo này về vì cho rằng đăng tải thông tin lên mạng xã hội nói xấu lãnh đạo địa phương.
Theo VNE
Vụ cô giáo phải quỳ trước mặt phụ huynh: Đâu rồi truyền thống tôn sư trọng đạo?
Xót xa và phẫn nộ trước hình ảnh nữ giáo viên phải quỳ gối để xin lỗi phụ huynh vì đã xử phạt học sinh, nhiều bạn đọc đã phải thốt lên: "Loạn hết rồi!" "Không thể tin nổi!"...
ảnh minh họa
Vụ việc xảy ra vào ngày 28-2, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Bốn phụ huynh đã kéo đến trường, gặp cô giáo đã xử phạt con em họ dẫn đến các em sợ đến trường. Biết mình phạt học sinh bằng cách quỳ gối là sai, cô giáo này đã xin lỗi các vị phụ huynh và hứa sẽ khắc phục sai sót. Tuy nhiên, các phụ huynh này vẫn không chịu. Trước áp lực của phụ huynh, cô giáo này bảo mình sẽ quỳ để nhận lỗi. Dù hiệu trưởng xuống can thiệp và hứa sẽ xử lý nhưng 4 vị phụ huynh vẫn làm áp lực, buộc cô giáo phải quỳ trước mặt, có sự chứng kiến của một số giáo viên.
Đọc xong tin, nhiều bạn đọc thật sự tức giận vì cách hành xử vô lễ hay nói đúng hơn là vô văn hóa với thầy cô, dù biết cô cũng có phần sai. Bạn Buồn tức giận: "Loạn hết rồi! Cha mẹ như vậy bảo sao con đua đòi, đánh nhau. Đánh không cho, quỳ không được, con các vị là ông giời con, rồi sau này những đứa con đó sẽ như nào? Sao các vị không tự hỏi xem lớp mấy chục học sinh chỉ có mấy đứa con các vị bị phạt? Cô Nhung ơi, sao cô phải quỳ? Giáo dục Việt Nam đây sao? Học sinh và phụ huynh (cá biệt) ngày càng xem thường người dạy con mình! Con tôi á, tôi phạt thêm!". Bạn NGHT cũng thảng thốt khi đọc tin. "Trời ơi!Chuyện gì đang xảy ra vậy? Cả lãnh đạo nhà trường và giáo viên đều bị hạ nhục công khai. Không thể tin được, cạn lời".
Cách hành xử tàn nhẫn và miệt thị nghề giáo này theo nhiều người là do phụ huynh ngày nay quá cưng chiều con, coi con là thiên tử, không ai được quyền "đụng" đến con mình. Bạn đọc Loan Duong đặt vấn đề: "Dạ thưa! Quý bậc phụ huynh cứ tiếp như vậy thì con của quý vị sẽ trở thành người như thế nào? Ngày xưa đi học bị thầy giáo phạt quỳ về nhà không dám mách vì sợ bố mẹ phạt nặng hơn nên phải cố gắng không phạm lỗi nữa. Còn bây giờ làm như quý phụ huynh kia có lẽ gặp cô giáo các em sẽ không cần chào, haizzzzzzzz....." . Đồng tình với ý kiến trên, bạn Tan nhận xét: "Có những phụ huynh như vậy mới có những đám học sinh cá biệt, xem thường giáo viên và thường xuyên đánh nhau. Những phụ huynh này nên coi lại cách hành xử của mình. Không dạy được con mình thì nên để người ta dạy. Còn không thích thì mang con về nhà mà dạy đi. Chớ đừng đem cái thói có tiền là có quyền biểu ai làm cái gì cũng được".
Đồng cảm cho nỗi buồn của nghề giáo khi phải nhận sự sỉ nhục đến như vậy, bạn Nam nhận định: "Phụ huynh mà hổ báo như thế thì con họ cũng chẳng ra gì nên bị phạt là đúng rồi. Cha mẹ như vậy thì đừng hỏi tại sao con cái hư đốn. Đừng đổ thừa cho nhà trường". Không chấp nhận kiểu phụ huynh học sinh hạ nhục cô giáo như thế, bạn Chung Tran đề nghị: "Không thể tin nổi. Đề nghị chính quyền vào cuộc làm rõ ngay ai sai xử lý đúng theo pháp luật,học sinh đi học nghịch phá bị phạt quì gối là chuyện quá bình thường". Thương tâm cho hoàn cảnh đồng nghiệp, Bạn Nguyen Minh Duy băn khoăn hỏi: "Tôi là một giáo viên, đọc xong tôi ứa nước mắt, gần 30 phút trong đầu trống rỗng. Ngày nào đến lượt tôi...?".
Từ câu chuyện vô đạo này, nhiều câu hỏi được đặt ra việc thầy cô phải quỳ xin lỗi người khác thì còn gì thể diện và tinh thần tôn sư trọng đạo ngàn đời nay của dân tộc vốn được xem là hiếu học. Theo nhiều bạn đọc, cách hành xử vô lối và vô pháp của phụ huynh học sinh không chỉ ảnh hưởng đến thầy cô mà còn ảnh hưởng đến cả nền giáo dục Việt Nam. "Hôm nay cô giáo vì sợ mất việc mà quỳ gối. Ngày mai cô giáo chỉ có thể làm việc dạy học như một rô bốt trả bài. Ngày mai nữa. Các con của anh chị chẳng biết có thể sợ ai... Và rồi một ngày gần đây các anh chị phụ huynh sẽ sợ lại con mình. Rồi đây nghề nhà giáo chẳng còn ai dám làm?"- bạn Hồ Xuân Đà lo lắng. Bạn Nguyễn Liên Châu hỏi: "Những học sinh ấy rồi sẽ muốn làm gì thì làm, vậy tương lai sẽ thế nào? Rồi đây học sinh sẽ nhìn cô Nhung cũng như những giáo viên khác ra sao và chúng rồi sẽ thế nào? Còn ai muốn làm giáo viên chân chính không đây hay là " Sống chết mặc bay..." ? Buồn....".
Một bạn đọc khác nhận xét: "Cha mẹ cũng nhiều lúc bắt con quỳ khi con phạm lỗi, vậy cô giáo không đánh nhưng cũng chỉ bắt quỳ. Quan điểm của tôi phụ huynh làm như vậy là theo cách nói của dân gian "Nối giáo cho giặc". Xin các bậc phụ huynh hãy nhìn lại chính việc làm của mình". Thương cho cô Nhung và nghề giáo khi phải nhận quá nhiều bạc bẽo về mình, bạn Lê Nguyên nhắc: "Quỳ gối, hình thức cô giáo phạt học sinh thì có gì quá đáng. Riết rồi học sinh giống như ông nội, bà nội, có lỗi phạt không được. Bênh con mù quáng làm sao chúng nên người, sao không bảo chúng là muốn không bị phạt thì ngoan, thì chăm học, thì không vi phạm nội quy ...còn ngon nữa đem về nhà tự dạy theo ý mình. Đối xử với thầy cô một cách vô ơn, bạc nghĩa coi chừng hậu quả nhãn tiền...".
Cùng là đồng nghiệp, anh Hồ Văn Thiện hỏi: :"Tại sao phạt học sinh quỳ là cách giáo dục hà khắc? Cô giáo Nhung, cô không sai, phải bình tĩnh để cấp trên giải quyết, nếu cấp trên xử lý kỷ luật cô Nhung thì giáo dục VN sẽ ra sao đây? Đừng hành hạ học sinh chứ biện pháp đó nên được ủng hộ. Tôi cũng là giáo viên, tôi cảm thấy bất bình cho giáo dục VN".
Theo NLĐ
Xin ý kiến huyện về việc chuyển công tác giáo viên do cáo buộc nói xấu lãnh đạo Ngày 25.2, ông Huỳnh Thanh Hận, Trưởng phòng GD-ĐT H.Thới Bình, cho biết đang thành lập tổ kiểm tra việc cô Hoàng Thị Phượng, giáo viên Trường THCS Tân Lộc (xã Tân Lộc, H.Thới Bình, Cà Mau) bị UBND xã Tân Lộc đề nghị chuyển công tác về đơn vị khác ngoài xã hoặc có hướng xử lý nhưng chưa có kết quả...