Nữ giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
Với quan niệm “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”, những năm qua, cô giáo Khuất Thị Kim Liên (Trường Trung học phổ thông Hoàng Cầu, quận Đống Đa) luôn nô lưc trong đôi mơi phương phap day hoc, kiêm tra, đanh gia.
Nhờ vậy, những bài giảng của cô đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và phat huy tôt năng lưc chu đông sang tao cua ngươi hoc.
Đứng trước yêu cầu đổi mới của thời đại và của ngành giáo dục, cô giáo Khuất Thị Kim Liên nhận thức được rằng, bản thân mình phải không ngừng thay đổi về chuyên môn, năng lực và phẩm chất để góp một phần công sức nhỏ bé trong những thành tích của nhà trường nói riêng và nền giáo dục Thủ đô nói chung.
Lâu nay, Công nghệ luôn được coi là môn phụ, lý thuyết khó, học sinh chưa có hứng thú học. Đứng trước những khó khăn này, cô Liên luôn trăn trở tìm tòi phương phap mơi, lông ghep thưc hanh vao bai giang. Từ đó truyền lửa tình yêu vào môn học đến với học sinh.
Cô giáo Khuất Thị Kim Liên trong một tiết học.
Cụ thể, cô Liên đã hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng học tâp từ các vật liệu dễ kiếm, an toàn, chi phí ít để tăng hiêu qua cho bài hoc. Đồng thời nhiêt tinh hướng dẫn giúp học sinh thực hành sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và tham gia tích cực vào các dự án học tập.
Chẳng hạn, trong bai 8 (Công nghệ lớp 11) “Thiêt kê va ban ve ki thuât”, cô Liên đã hướng dẫn hoc sinh chê tao hôp đưng đô dung hoc tâp băng nhiêu vât liệu khac nhau như bia cưng, que kem, bằng gỗ sử dụng bàn ghế hỏng ở trường.
Trong bai 23 (Công nghê lớp 12) “Mach điên xoay chiêu ba pha”, cô Liên đã hương dân học sinh thiêt kê đô dung hoc tâp tư lam bao gôm nguôn, tai ba pha đê ưng dung vao hoc phân cach nôi nguôn điên va tai ba pha, sơ đô mach điên ba pha… Nhờ vậy, các em học sinh đã băt đâu yêu thích môn Công nghệ và nhận thức rõ những giá trị tri thức mà môn học mang lại.
Bên cạnh việc dạy học hướng học sinh vào ứng dụng thực tế, được trải nghiệm sáng tạo; để học sinh thực sự yêu thích, hứng thú khi học Công nghệ, cô Liên còn ứng dụng tiếng Anh giao tiếp vào trong các yêu cầu đơn giản với học sinh. Ngoài ra, cô Liên cũng có thể sử dụng tiếng Anh để tra cứu tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và hướng tới hội nhập quốc tế trong dạy học 4.0.
Trong các giờ dạy, cô giáo Khuất Thị Kim Liên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
Được biết, vốn tiếng Anh của cô Liên có được là thông qua con đường tự học, theo học các khóa tiếng Anh ngắn ngày tại Philippines và học online 1:1 trên mạng. “Điều đó không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức môn Công nghệ một cách hứng thú hơn mà còn giúp các em rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, phản xạ bằng tiếng Anh – một yêu cầu cần thiết của tương lai” – cô Liên chia sẻ.
Đặc biệt, xuất phát từ đặc thù học sinh của trường đầu vào còn thấp, cô Liên luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm, khoa học giáo dục tiên tiến vào thực tiễn giảng dạy như cùng với tổ nhóm chuyên môn thưc hiên các hoạt động chuyên đề: Khoa học tự nhiên và ứng dụng; Khoa học tự nhiên, thực hành và sáng tạo; công tác chủ nhiệm lớp… tạo nên những thành tích cao trong phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Để có được những thành tích này, cô Liên luôn nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường; sự đồng hành, ủng hộ của học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
Video đang HOT
Cô Liên không chỉ là người trao truyền kiến thức mà còn đóng vai trò là người ươm mầm ngọn lửa, nhiệt huyết trong mỗi học trò. Con đường cô đi không hề đơn giản, nhưng với niềm đam mê, tâm huyết và khát khao thay đổi, chắc chắn cô Liên sẽ thành công.
Theo laodongthudo
Cô giáo tiểu học 20 năm không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
Hơn 20 năm làm chủ nhiệm lớp 1, cô giáo Ninh Thị Hiên đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học giúp học sinh lớp 1 tiếp thu bài tốt hơn.
Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Trường trung học sư phạm Hải Phòng, cô giáo Ninh Thị Hiên về công tác tại Trường Tiểu học Tân Viên (huyện An Lão, Hải Phòng).
Đến nay, cô giáo Hiên đã có 29 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trong đó có 20 năm cô được Ban giám hiệu nhà trường tín nhiệm phân công chủ nhiệm, dạy khối lớp 1.
Cô giáo Ninh Thị Hiên, Tổ trưởng tổ 1, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Tân Viên (huyện An Lão, Hải Phòng) (Ảnh: Lã Tiến)
Cô Hiên chia sẻ: "Lúc đầu cũng không định theo nghề dạy học nhưng do nhiều nguyên nhân mình lại chọn nghề và bây giờ, đó là cái nghiệp, cái duyên rồi, không dứt ra được.
Mỗi ngày không đến lớp gặp các em là thấy nhớ vô cùng. Thấy các em tiếp thu bài khó khăn là tôi lại buồn, trăn trở, tìm ra phương pháp tối ưu nhất để các em học tốt hơn".
Thế nên, những khó khăn trong nghề nghiệp, trong quá trình công tác không ngăn được tấm lòng cô giáo Hiên dành cho học trò, cho nghề, cô càng ngày càng thêm yêu nghề và càng muốn gắn bó bền chặt hơn.
"Thời điểm tôi mới vào ngành, cũng khó khăn và vất vả lắm, nhưng càng tiếp xúc với các em học sinh tôi càng thấy yêu nghề hơn, mến trẻ hơn nên đã quyết tâm gắn bó với nghề", cô Hiên nói.
Dù ở đơn vị công tác nào, với tấm lòng yêu trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, cô giáo Ninh Thị Hiên luôn làm tròn trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Qua nhiều năm công tác và gắn bó, tôi thấy học sinh lớp 1 rất ngây thơ, ngoan và biết vâng lời nhưng rất hiếu động. Cô giáo Hiên cho biết: "Khối 1 là khối lớp quan trọng nhất ở bậc tiểu học, là nền tảng giáo dục đạo đức và kiến thức cho học sinh.
Sự thay đổi môi trường học tập từ mầm non lên tiểu học với nhiều bỡ ngỡ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm tới học sinh, vừa truyền cảm hứng, vừa dạy dỗ vừa chăm sóc.
Do đó, khi đón nhận các em vào lớp 1, tôi thường tăng cường nhiều hoạt động vui chơi, sau đó giảm dần và đưa các con vào nề nếp học tập".
Cũng theo cô Hiên, việc giáo dục học sinh, là không phải chỉ dạy chữ, dạy chương trình sách giáo khoa cho các em hàng ngày, mà cần phải dạy bằng cả quá trình học tập và rèn luyện.
Đặc biệt, phải nắm bắt được những tâm tư, tình cảm của mỗi học sinh và phải thật sự tâm huyết với nghề.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải quan sát học sinh từ mọi nơi, tổ chức nhiều hoạt động để tất cả các em học sinh cùng được chơi, cùng được tham gia, rồi các em sẽ thích và sẽ hiểu, cái hiểu như thế sẽ sâu sắc và nhớ lâu hơn.
29 năm gắn bó với bục giảng, cô Hiên có 20 năm làm chủ nhiệm lớp 1 (Ảnh: Lã Tiến)
Do vậy, cô Hiên luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, tìm tòi, đổi mới phương pháp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Đến năm 1997, cô giáo Ninh Thị Hiên đã đi học Đại học sư phạm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng thời, xây dựng nội dung bài giảng linh hoạt theo hướng học mà chơi, chơi mà học giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Với những học sinh yếu kém, cô Hiên kiên trì hướng dẫn, có nhiều giải pháp giúp học sinh tiến bộ, như: ưu tiên các vị trí ngồi học ở trung tâm lớp, tổ chức hình thức học tập đôi bạn cùng tiến...
Cô giáo Hiên là một trong những giáo viên đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học tại huyện An Lão.
Cụ thể, cô Hiên có sáng kiến kinh nghiệm được các cơ quan chức năng đánh giá cao như: Vận dụng những thành tố tích cực của mô hình trường học mới vào dạy hiện hành.
Những thành tố tích cực gồm: tổ chức những tiết học vui, dạy liên môn, dạy học theo nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy...
Cô giáo Hiên đưa ra ví dụ minh họa trong một tiết dạy tự nhiên xã hội có bài về cuộc sống hàng ngày.
Để tiết dạy có hiệu quả, cô đã đưa học sinh đi trải nghiệm tại nơi mình ở để tìm hiểu về công việc và các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của người dân.
Hoặc giới thiệu cho học sinh nắm được những cây cối, con vật ngay trong cuộc sống hàng ngày để tăng cường vốn sống thông qua trải nghiệm...
Trong suốt quá trình công tác, cô Hiên không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học (Ảnh: Lã Tiến)
Điều quan trọng nhất, cô giáo Hiên thường xuyên tăng cường các yếu tố trực quan vào giảng dạy, giúp các bé dễ tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nhờ đó, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh các lớp do cô Hiên chủ nhiệm đều đạt tốt, 100% học sinh lên lớp.
Nhận xét về giáo viên của mình, cô giáo Nguyễn Thị Liêm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Viên cho biết: "Cô giáo Ninh Thị Hiên là một trong những giáo viên cốt cán của trường và ngành giáo dục huyện An Lão.
Cô luôn tâm huyết với nghề, tận tâm và có trách nhiệm cao trong công việc, được nhiều thế hệ học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng".
Theo Hiệu trưởng nhà trường, hiện cô giáo Hiên là Tổ trưởng Tổ 1, Chủ tịch công đoàn Trường tiểu học Tân Viên.
Trong suốt quá trình công tác, cô Hiên luôn đi đầu trong các phong trào của nhà trường, hoàn thành xuất sắc công tác công đoàn.
Về thành tích cá nhân, cô Ninh Thị Hiên có 21 năm là giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở; 4 lần đạt giáo viên giỏi thành phố, 1 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp thành phố (năm 2007).
Năm 2017, cô Hiên vinh dự là một trong 49 giáo viên được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng biểu dương trong thực hiện Chỉ thị 03.
Năm học 2017-2018, cô vinh dự nhận bằng khen của Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng về lao động giỏi, sáng tạo.
Đặc biệt, năm học 2018-2019, cô Hiên được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy và học.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Lưu ý giảng dạy môn Ngữ văn năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT Nam Định hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, THPT năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), Sở GD&ĐT yêu cầu tiếp tục xây dựng kế hoạch bài học theo hướng đổi mới; khai thác tối đa ưu thế PPDH truyền thống; mạnh dạn áp dụng các phương pháp và kĩ...