Nữ giáo viên giảng dạy bằng… mỏ hàn
Là giáo viên, hàng ngày cô lên lớp không phải với tà áo dài thướt tha hay những bộ váy xinh tươi, mà với bộ đồ bảo hộ lao động và chiếc mỏ hàn…
“Nam giới làm như thế nào thì mình làm như thế đó”
Theo lời giới thiệu, PV Dân trí tìm đến Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa. Một người phụ nữ trung niên, có mái tóc ngắn ngang vai với bộ quần áo bảo hộ lao động ngồi trong văn phòng khoa. Đó chính là cô Phạm Thị Thu Huyền (41 tuổi), giáo viên Khoa Cơ khí. Nếu không được giới thiệu thì khó nhận ra cô Huyền là một giáo viên dạy hàn.
Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
Không chỉ vẻ ngoài giản dị, mà điều dễ cảm nhận ở cô Huyền đó là người có tính cách cương trực, mạnh mẽ của một cô giáo theo ngành kỹ thuật. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí, Trường đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, cô Huyền về trường công tác từ đó đến nay.
Như “đọc” được sự tò mò của tôi về cái nghề mà nhiều người vẫn thường nghĩ phù hợp hơn với nam giới, cô Huyền nở nụ cười, chia sẻ: “Thực ra mọi người nói nghề này vất vả nhưng tôi thấy bình thường. Thậm chí có người còn thắc mắc phụ nữ sao hàn được? Tôi không ngại và luôn sẵn sàng làm.
Được tham gia là mình thích bởi vì đó là nghề của mình, càng làm thì càng được nâng cao tay nghề. Tôi rất yêu thích nghề của mình nên không ngại khó khăn”.
Với cô Huyền, từ sở thích, tìm tòi, học tập và trải qua thực tiễn rồi cái nghề như đã ngấm vào máu của chị: “Bản thân vốn thích kỹ thuật nên tôi lựa chọn theo học ngành này.
Nói thật, ban đầu cũng tò mò khi thấy bạn bè đăng ký, muốn học để cảm nhận. Hơn nữa tôi vốn thích tìm hiểu nên đăng ký học cơ khí hàn. Nam giới làm như thế nào thì mình làm như thế đó, hàn như nào thì mình hàn như vậy.
Mỗi khi làm ra được sản phẩm hay đường hàn đẹp, cảm thấy rất vui. Vui bởi vì mình là phụ nữ nhưng làm được rất tốt công việc tưởng chừng chỉ có nam giới mới làm được”.
Cô Phạm Thị Thu Huyền (41 tuổi), hiện đang là giáo viên Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
Là giáo viên, nhưng công việc của cô Huyền ít khi đứng trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen, mà thường gắn liền với sắt thép, que hàn…
Là giáo viên, nhưng công việc của cô Huyền ít khi đứng trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen, mà thường gắn liền với sắt thép, que hàn…Bên cạnh việc dạy lý thuyết, cô Huyền phải trực tiếp cầm mỏ hàn làm mẫu cho học sinh, sinh viên.
Video đang HOT
Khi được hỏi về nghề nhìn qua rất nguy hiểm, độc hại, cô Huyền chia sẻ: “Trong quá trình dạy mình phải đeo khẩu trang, mang áo, dày dép, kính bảo hộ… Người ta nói hàn hay đau mắt, nhưng từ khi đi làm tôi ít đau mắt; hay da dẻ bị tróc, nhưng với tôi không thấy tróc gì cả.
Độc hại thì đúng là có độc hại nhưng quá trình làm mình bảo hộ tốt thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, so với nhiều nghề khác thì nó có vất vả hơn”.
Nhớ lại ngày trước, lúc đầu khi biết chị chọn theo học nghề kỹ thuật, gia đình không ủng hộ vì sợ sẽ vất vả với phụ nữ. Nhưng rồi, mọi người trong gia đình cũng dần hiểu đây là nghề chị thích và lựa chọn nên gia đình đã ủng hộ.
“Tôi không hối hận khi chọn và gắn bó với nghề này, nếu được quay lại, tôi vẫn sẽ chọn nghề này. Bây giờ thấy công việc quá quen thuộc, gắn bó với mình, tôi thấy ngành kỹ thuật tay chân được “đụng chạm”, mày mò và còn ra được sản phẩm luôn nên rất thích. Mỗi lần hàn xong được đường hàn đẹp là thấy thích lắm.
Trong quá trình dạy học, cô trò còn nhận được đơn đặt hàng và cùng nhau hoàn thành sản phẩm ra thị trường, đạt yêu cầu, được khách hàng đón nhận và đánh giá tốt”, cô Huyền khẳng định.
Chia sẻ về cuộc sống gia đình, cô Huyền cho biết, chồng cô cũng là giáo viên công tác cùng trường. Hiện gia đình đã có 2 con, cháu gái đầu năm nay 13 tuổi và con trai 7 tuổi.
Sau những giờ công tác tại trường, vợ chồng cô còn nhận làm thêm các sản phẩm hàn xì tại nhà. Đó không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà bản thân cô thích tự tay làm ra những sản phẩm.
“Nghề sẽ gắn bó với mình suốt đời”
Trong suốt hơn 15 năm công tác, cô Huyền có không ít những kỷ niệm với nghề: “Nhiều lần, khi vừa bước vào lớp, học viên nhìn thấy cô giáo thì ngạc nhiên, thắc mắc và hỏi cô giáo dạy hàn? Rồi còn nói cô thử hàn cho bọn em xem. Sau khi mình hàn thử xong, học sinh trố mắt nói tưởng cô chỉ dạy lý thuyết chứ không hàn được. Mỗi lần như vậy, tôi rất vui.
Trong quá trình công tác, đã 2 lần cô Huyền giành giải nhất giáo viên giỏi cấp tỉnh. Với cô Huyền, không nhớ nổi đã đào tạo ra bao nhiêu thế hệ học trò – những người thợ hàn có tay nghề…
Còn đi ra ngoài, nhiều người khi nghe đến nghề của mình, câu đầu tiên cứ hỏi cô giáo dạy hàn vậy có hàn được không? Họ ngạc nhiên sao mình là nữ mà đi học hàn, họ cứ nghĩ mình không hàn được mà chỉ nói lý thuyết thôi, chắc không cầm được kìm”.
Em Trần Đình Quyết, sinh viên Khoa Cơ khí chia sẻ: “Em rất đam mê nghề cơ khí nên quyết định chọn đi học. Hơn nữa, em đi học để trang bị cho mình một cái nghề trong tương lai. Cô giáo là một giáo viên giỏi, dạy rất dễ hiểu, dễ tiếp thu. Trong quá trình học, cô và trò luôn cùng nhau cố gắng hoàn thành công việc, bài học”.
Với những cố gắng, nỗ lực của mình, năm 2008, cô Huyền giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và đến năm 2017, cô tiếp tục giành giải Nhất giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Với cô Huyền, không nhớ nổi đã đào tạo ra bao nhiêu thế hệ học trò – những người thợ hàn có tay nghề đang làm việc khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí ở cả nước ngoài.
Theo cô Huyền, giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất phát triển, trong đó nghề cơ khí ra trường rất dễ kiếm việc làm, không lo thất nghiệp.
Theo cô Huyền, giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất phát triển, giúp người học trang bị nghề nghiệp để đi làm trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động, hạn chế được việc thất nghiệp: “Học nghề hiện nay dễ kiếm việc làm, nhu cầu xã hội rất cao. Các bạn trẻ nên trang bị cho mình một nghề để sau này ra đời có thể tự kiếm sống, bản thân tự lập được.
Nghề sẽ gắn bó với mình suốt đời, phục vụ cho mình. Riêng nghề cơ khí không lo thất nghiệp, ra trường lúc nào cũng xin được việc, thậm chí có thể tự mở làm ở nhà, không lo chết đói”.
Không chỉ là giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, ngoài công tác chuyên môn, cô Huyền còn tích cực tham gia hiến máu nhân đạo, các phong trào thể thao, văn hóa văn nghệ của nhà trường.
Không chỉ là giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, ngoài công tác chuyên môn, cô Huyền còn tích cực tham gia hiến máu nhân đạo, các phong trào thể thao, văn hóa văn nghệ của nhà trường.
“Cô Huyền là một trong những giáo viên có thâm niên của trường. Trong công tác cô rất nhiệt tình, năng nổ, chịu khó, khi được cấp trên phân công nhiệm vụ thì cố gắng hoàn thành tốt. Hàng năm, cô Huyền đều được bình xét là lao động tiên tiến. Không chỉ giàu kinh nghiệm mà cô Huyền còn rất nhiệt tình với học sinh, sinh viên.
Trong quá trình lên lớp, luôn trau chuốt, kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém. Trong công tác chủ nhiệm, luôn cập nhật tình hình học sinh, sinh viên, nắm bắt các hoàn cảnh khó khăn của học sinh để kịp thời động viên, giúp các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống để nâng cao tay nghề”, ông Lê Đức Thiện, Trưởng khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa nhận xét.
Cũng theo đánh giá của ông Thiện: “Nghề cơ khí thuộc nhóm nghề độc hại, việc cô Huyền lựa chọn nghề là quyết định của cô, bản thân tôi nhìn nhận, cô Huyền tham gia nghề này là một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn. Tôi luôn đánh giá cao cô Huyền, cô luôn là tấm gương để các đồng nghiệp học tập”.
Giáo dục nghề nghiệp: Tự chủ nhưng "bó" chỉ tiêu
Cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là cần thiết để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, tự chủ như thế nào là hợp lý?
Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong các tiết học kỹ thuật. Ảnh: NVCC
Tự chủ trong khuôn khổ
Tự chủ đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định là chìa khóa để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, ngoài việc tự chủ hơn trong thực hiện đào tạo, lựa chọn và phát triển nhân sự, Nhà nước sẽ cấp tài chính theo cơ chế đấu thầu và đặt hàng đào tạo với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Dẫu thế, việc đổi mới cơ chế hoạt động, đẩy mạnh tự chủ của cơ sở GDNN còn gặp nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ. Đặc biệt là vấn đề mở mã ngành nghề hay công tác tuyển sinh.
Theo đó, khi được giao quyền tự chủ, một số trường học đã phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, sử dụng lao động theo chuẩn kỹ năng. Chất lượng đào tạo và tuyển sinh từng bước được nâng cao, dần tạo được uy tín, thương hiệu của nhà trường.
Ông Nguyễn Quốc Huy là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Theo ông Huy, không có ai bó hẹp về chỉ tiêu tuyển sinh. Trường có nhu cầu bao nhiêu thì đăng ký số lượng bấy nhiêu. Tuy nhiên, để đáp ứng được số lượng học viên tuyển hàng năm, trường phải bảo đảm hội tụ đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình, trang thiết bị dạy học... Các trường cần bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được cho phép tuyển sinh theo đúng nguyện vọng.
Như vậy, tự chủ vẫn phải trong khuôn khổ quản lý. Các cơ sở GDNN phải bảo đảm được các yêu cầu đã quy định mới có thể tự chủ thành công. Đây cũng là bài toán không dễ đối với một số nhà trường.
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tuyển sinh vẫn có những tín hiệu tốt và có thể đạt chỉ tiêu kế hoạch. Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, trước đây, các sơ sở GDNN tuyển sinh chỉ đạt 60 - 70% kế hoạch. Nhưng giai đoạn 2017 - 2019 đều tuyển sinh vượt kế hoạch. Đối với các trường có uy tín và thương hiệu, tuyển sinh đầu vào đã có sự lựa chọn bằng điểm sàn. Tuy nhiên, vấn đề tuyển sinh phải bảo đảm với các điều kiện khác khiến việc tự chủ còn hạn chế.
Cần hành lang pháp lý cho tự chủ GDNN
Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng, tự chủ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng GDNN. Tuy nhiên, bất cập lớn hiện nay là đang thiếu cơ chế, hành lang pháp lý để thực hiện. Muốn tự chủ được, cơ sở đào tạo phải tự cân đối được nguồn thu chi và phải đầu tư theo định hướng của Nhà nước. Bởi việc đào tạo vẫn phải bảo đảm nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội.
Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta có mạng lưới cơ sở GDNN bao phủ cả nước, nhưng còn thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, doanh nghiệp còn gặp khó trong tuyển dụng... Vì vậy, không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cần có hành lang pháp lý cho việc tự chủ trong tuyển sinh hay mở mã ngành nghề theo xu thế chung của xã hội.
Ông Đồng Văn Ngọc cho biết thêm, hiện nay, quy định Nhà nước cho tự chủ tuyển sinh trong năm. Nhưng các cơ sở GDNN không được tự mở chương trình đào tạo, không cho tự xác định chỉ tiêu để tuyển sinh mà phải theo các căn cứ.
Về nguyên tắc các trường phải bảo đảm đầy đủ chương trình đào tạo, giáo trình, con người, giảng viên, đội ngũ quản lý, trang thiết bị... mới được phép lập hồ sơ báo cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước để xin mở mã nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề. Sau đó mới được xác định quy mô chỉ tiêu theo hồ sơ đã đăng ký đó để xác định tương đương với bao nhiêu thí sinh được tuyển sinh hàng năm.
Đây là vấn đề còn bất cập, bởi có những nội dung bắt buộc phải báo cáo Nhà nước trước. Nhưng có những nội dung cần phải có sự linh hoạt cho cơ sở đào tạo. Cụ thể, nhiều ngành nghề phải mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất đến tiền tỉ để báo cáo số lượng cần tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, một số cơ sở không phải lúc nào cũng tuyển sinh được đủ chỉ tiêu. Như vậy là làm khó cho các cơ sở đào tạo.
Ngược lại, khi tuyển sinh, trường có thể chưa đủ cơ sở vật chất tốt nhưng bằng liên kết với doanh nghiệp đưa người học ra thực tập sẽ không chỉ tăng các tiết học thực hành, trải nghiệm thực tiễn mà còn giảm được chi phí trang thiết bị đồ dùng...
Nêu ra đề xuất, ông Đồng Văn Ngọc cho rằng, Nhà nước phải quản lý để bảo đảm nguyên tắc và quy định của pháp luật. Nhưng trong vấn đề mở mã ngành nghề đào tạo, cơ quan quản lý cần phân tích, đưa ra những điều kiện cơ bản để các cơ sở GDNN bắt buộc phải báo cáo và thực hiện. Đồng thời, cần linh hoạt trong một số chỉ tiêu và yêu cầu các trường chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ hai, khi các trường và doanh nghiệp thực hiện liên kết đào tạo thì doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề liên quan đến việc mở ngành nghề và xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Từ đó Nhà nước sẽ hậu kiểm và thanh tra.
Có một số ngành nghề không nhất thiết phải đào tạo tại nhà trường mà có thể dạy tại doanh nghiệp. Ví dụ, nếu cơ sở GDNN mở nghề chế biến món ăn. Nhà trường cần chương trình, giáo trình, điều kiện cơ sở vật chất... còn lại trang thiết bị phục vụ thực hành, đội ngũ giảng viên có thể sử dụng từ doanh nghiệp...
Nhà nước cần cụ thể hơn cho từng ngành nghề, tránh trường hợp đánh đồng các tiêu chuẩn cho mọi mã ngành. Một số ngành liên quan trực tiếp tới con người, sức khỏe thì phải siết chặt và liên tục thanh tra, giám sát như điều dưỡng, phẫu thuật thẩm mỹ... Còn một số ngành vẫn cần linh hoạt khi giao tự chủ cho các trường.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Hà Tĩnh - bắt đầu từ đội ngũ giáo viên Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Giờ thực hành nghề sửa chữa ô tô (công nghệ ô tô) của học sinh Trường Trung...