Nữ ‘chiến binh’ chống lũ Trung Quốc
Đàn ông ở Giang Tâm Châu đã kéo nhau lên phố, lũ đến, Liu Xiumei mặc áo mưa, phóng xe máy về phía bờ đê, nơi nhóm phụ nữ đang chống lũ.
Bà Li, 50 tuổi, là người thị trấn Giang Tâm Châu thuộc thành phố Cửu Giang, phía đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Thị trấn nằm bên bãi bồi sông Trường Giang, là nơi sinh sống của khoảng 42.000 người, nhưng đa phần đàn ông, thanh niên đã lên thành phố tìm việc, bỏ lại ở quê người già, phụ nữ và trẻ em.
Trung Quốc đang trải qua mùa mưa. Từ đầu tháng 6, những trận mưa lớn liên tục trút xuống, khiến nước nhiều con sông dâng cao, tàn phá nhiều khu vực rộng lớn ở miền nam Trung Quốc.
Hai phụ nữ ở thôn Tưởng Gian Lĩnh, thị trấn Bà Dương, tỉnh Giang Tây, tham gia chống lũ hôm 11/7. Ảnh: Xinhua.
Phía bắc tỉnh Giang Tây hứng chịu những trận mưa lớn từ 6/7, nước tại sông hồ ở địa phương dâng cao tới mức báo động. Xung quanh thị trấn Giang Tâm Châu, nước sông dâng lên tới 22,81 mét hôm 12/7, đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của khu dân cư.
Thiếu vắng cánh đàn ông trai tráng khi lũ lụt tàn phá, nhiều phụ nữ ở Giang Tâm Châu giống bà Li đã xung phong ra “tiền tuyến chống lũ” cùng binh sĩ quân đội. Theo liên đoàn phụ nữ địa phương, có khoảng 3.000 phụ nữ đang sinh sống trong thị trấn.
“Một số người đi tuần quanh đê, số khác nấu nướng phục vụ những người trên tiền tuyến”, bà Li nói. “Chúng tôi làm hết sức mình để chống lũ”.
Bà Li đã chiến đấu với lũ suốt một tuần nay. Bà phóng xe máy đến bờ đê, cách nhà ở trung tâm thị trấn khoảng 30 phút đi xe.
“Tôi chủ yếu phụ trách vận chuyển bao cát”, bà nói. “Tôi làm việc 12 giờ mỗi ngày, sau đó nghỉ ngơi. Chúng tôi thay phiên nhau đi tuần quanh đê”.
Bà Li là nông dân. Bình thường, bà để cháu ở nhà, ra đồng canh tác. Nhiều năm làm nông khiến bà rất khỏe mạnh, đủ sức vác bao cát đi phăm phăm.
“Trước đây tôi trồng bông, nhưng giờ trồng bông không kiếm được tiền nữa”, bà nói. “Bây giờ tôi trồng khoảng một hecta ngô”. Nhưng mưa lũ đã biến cánh đồng ngô của bà thành biển nước mênh mông. “Tôi chỉ cứu được một ít”, bà nói.
Ngoài vác bao cát, vào ban đêm, bà còn mang đèn pin đi tuần tra bờ đê để phát hiện chỗ thủng. “Tôi sẽ gọi cho chính quyền nếu phát hiện bất kỳ lỗ thủng nào”, bà nói. “Điều này rất quan trọng, bởi chỉ cần một lỗ thôi cũng có thể gây vỡ đê”.
Khi mệt, bà sẽ chợp mắt một chút ở trạm gác dọc bờ đê. Trạm là một căn nhà nhỏ, bên trong có những vật dụng đơn giản như giường, bàn, nước đóng chai và mì ăn liền.
“Tôi không thể ngủ ngon ở trong trạm vì lo lũ đến”, bà nói.
Vỡ đê ở hồ Bà Dương hôm 13/7. Video: Taiwan News
Khoảnh khắc khó quên nhất là đêm 12/7, khi nước sông Trường Giang vượt cảnh báo.
“Nước dâng lên 22,81 mét, nơi nào tôi đến cũng ngập nước”, bà nói, cho biết đã vác bao cát suốt đêm để ngăn lũ tràn bờ. “Mọi người trong làng đều tới góp sức, còn tôi không ngủ chút nào”.
Tuy mệt nhưng bà cho rằng mọi vất vả đều xứng đáng. “Chống lũ và bảo vệ quê hương là trách nhiệm của chúng tôi”, bà nói.
Đoạn đê vỡ dài 188 mét tại tỉnh Giang Tây đã được gia cố thành công cuối tuần trước. Con đê Trung Châu vây quanh Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc tại thị trấn Thường Châu của huyện Bà Dương, dài 33,72 km. Nó là chiến hào bảo vệ 34.000 người dân địa phương và hơn 1.400 ha đất nông nghiệp.
Đoạn bờ kè vỡ dài 188 mét được gia cố thành công hôm 18/7. Ảnh: People.
Khi những trận mưa lớn dữ dội không ngừng trút xuống, lũ tràn qua hồ và sông, làm vỡ một đoạn đê gần 200 mét hôm 9/7, khiến 15 ngôi làng và vùng đất nông nghiệp dọc đê bị nhấn chìm trong lũ, hơn 14.000 người dân phải sơ tán.
Một công ty đã triển khai hơn 200 kỹ sư, mang theo trang thiết bị để cùng lính cứu hỏa và người dân gia cố đê. Bờ đê sẽ liên tục được đắp cao để đảm bảo ổn định trước nước lũ.
Gần 6,88 triệu người ở Giang Tây bị lũ lụt ảnh hưởng từ 6/7. Cả tỉnh có 696.000 người phải di dời, 635.700 ha hoa màu bị thiệt hại, thiệt hại kinh tế khoảng 2,4 tỷ USD.
Trung Quốc: Có khả năng lũ lớn tại lưu vực hồ Bà Dương
Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, nằm trên địa bàn ba thành phố Cửu Giang, Thượng Nhiêu và Nam Xương của tỉnh Giang Tây.
Hôm qua (11/7) chính quyền tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã khởi động mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt cấp độ 1 (cấp cao nhất) trong bối cảnh nhiều khả năng sẽ xảy ra lũ lớn tại lưu vực hồ Bà Dương (còn gọi là Phàn Dương) - hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc.
Mưa lũ ở Trung Quốc ảnh hưởng cuộc sống của 5,2 triệu người. (Ảnh: AP)
Mực nước đo được ngày hôm qua (11/7) tại hàng loạt các trạm quan trắc lưu vực sông Trường Giang (hay còn gọi là Dương Tử) đều vượt mức báo động lũ như tại trạm Hán Khẩu mực nước đo được là 28,31 m, vượt báo động lũ 1m, tại hồ Động Đình là 34,41 m, vượt báo động lũ 1,91 m. Theo Bộ chỉ huy phòng chống lũ lụt hạn hán của tỉnh Giang Tây, thì có 2.242/2.545 km đê bao của tỉnh vượt ngưỡng báo động, mực nước trên sông Trường Giang, hồ Bà Dương tiếp tục dâng cao, nhiều khả năng sẽ xảy ra lũ lớn tại đây. Theo thống kê, tính đến 17h ngày hôm qua (11/7), mưa lũ đã gây ảnh hưởng tới đời sống của 5,2 triệu người ở lưu vực hồ Bà Dương, 430.000 người phải di dời chỗ ở khẩn cấp, 455.000 ha hoa màu bị phá hủy.
Hồ Bà Dương - nằm trên địa bàn ba thành phố Cửu Giang, Thượng Nhiêu và Nam Xương của tỉnh Giang Tây, là hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc. Hồ Bà Dương cũng là một trong những nhánh chính của hạ lưu sông Trường Giang. Do mưa lớn kéo dài, từ cuối tháng 6 đến nay, mực nước tại hồ Bà Dương dâng lên nhanh chóng. Tính đến sáng nay (12/7) mực nước đo được tại trạm Tinh Tử (thuộc hồ Bà Dương) đã vượt mức 22,52m - mức gây lũ lớn năm 1998. Tối ngày 9/7, một đoạn đê thuộc hồ này đã bị vỡ cũng khiến hơn 8.000 người phải di dời khẩn cấp.
Dự báo, trong những ngày tới, vùng trung và hạ lưu sông Trường Giang tiếp tục có mưa vừa và mưa rất to, một số nơi có mưa lớn cục bộ với lượng mưa vào khoảng 30-50 mm. Lưu vực hồ Bà Dương cũng như lưu vực nhiều sông hồ được cảnh báo sẽ xảy ra lũ lụt ở các mức độ khác nhau.
Theo thống kê, mưa lũ ở miền Nam Trung Quốc từ đầu tháng 6 đến nay đã gây ảnh hưởng tới đời sống của hơn 30 triệu lượt người ở 27/31 tỉnh, thành và khu tự trị ở nước này, đồng thời làm 140 người thiệt mạng và mất tích, hơn 1,7 triệu lượt người phải di dời khẩn cấp, gần 2,7 triệu ha hoa màu bị tàn phá, 273.000 ngôi nhà bị sập và hư hỏng, thiệt hại kinh tế trực tiếp gần 62 tỷ nhân dân tệ (hơn 8,8 tỷ USD).
Mỹ thắt chặt visa của các nhà báo Trung Quốc Mỹ ban hành quy định mới thắt chặt việc cấp visa cho các nhà báo Trung Quốc nhằm đáp trả động thái trước đó của Bắc Kinh. Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) ban hành quy định mới trên hôm 8/5, trích dẫn những gì được gọi là "sự đàn áp của Trung Quốc với tự do báo chí". Quy định sẽ...