Nóng: Phát hiện vàng miếng quý hiếm hình rồng thời Lý
Mảnh vàng có hình rồng này là hiện vật rất quý hiếm, bởi vàng có hình rồng chỉ được sử dụng trong hoàng gia.
Báo cáo tại Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực thành cổ đường Hoàng Diệu (Hà Nội) hôm 16/12, PGS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết, tháng 2-12/2014, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đã cùng Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò gần 1.000 m2 ở khu vực phía Bắc di tích Đoan Môn.
Kết quả khai quật đã phát hiện tầng văn hóa dày với nhiều lớp kế tiếp nhau, phát triển liên tục và có niên đại kéo dài suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VIII – IX đến thế kỷ XIX – XX) ở trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Vết chân thú còn hằn trên viên gạch thời Lê sơ được ghi nhận.
Cuộc khai quật cũng lần đầu tiên xác định được các dấu tích kiến trúc ở trục trung tâm có niên đại kéo dài từ thời Lý đến thời hiện đại. Trong đó, bước đầu làm xuất lộ 4 dấu tích kiến trúc lớn ở thời Lý như móng kiến trúc, móng tường, sân gạch, đường nước lớn.
Các di vật được tìm thấy trong cuộc khai quật năm 2014 cũng phong phú với số lượng lớn loại hình vật liệu kiến trúc, đồ sành, gốm sứ. Trong đó có cả những viên gạch thời Lê sơ có cả dấu chân thú.
Một trong những di vật quý hiếm được tìm thấy tại cuộc khai quật khảo cổ học lần này là miếng vàng hình hoa sen vòng ngoài, phía trong là hình rồng tinh xảo.
Video đang HOT
Miếng vàng có hình rồng tinh xảo được tìm thấy tại cuộc khai quật khảo cổ học năm 2014.
Theo PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, tới nay mới chỉ tìm thấy 3 mảnh vàng tại khu vực khảo cổ học số 18 hoàng diệu. Và mảnh vàng có hình rồng thuộc thời Lý là hiện vật rất quý hiếm, bởi vàng có hình rồng chỉ được sử dụng trong hoàng gia và có thể được đính trên phục sức của nhà vua.
Thông qua kết quả khai quật đã xác định được một phần kiến trúc phía Tây Nam của không gian chính điện Kính Thiên như Ngự Đạo, sân Đại Triều, hệ thống móng nền kiến trúc.
Đặc biệt, các nhà khảo cổ học đã xác định rõ kiến trúc thuộc 2 giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hưng chồng xếp lên nhau, kéo dài qua 400 năm.
Thời Lý, Trần tiếp tục được làm rõ với di tích đường nước lớn và kiên cố, cùng tường, móng kiến trúc và nền sân gạch…
Đường nước kiên cố thời Lý phát hiện năm 2014.
Các phát hiện khảo cổ năm 2014 cho thấy sự phong phú, tính chất phức tạp của các di tích thuộc khu vực sân Đại Triều của điện Kính Thiên và càng chứng minh rõ giá trị to lớn nhiều mặt của Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long và Viện Khảo cổ học kiến nghị, năm 2015 mở rộng các hố khai quật về phía Đông nối tiếp các hố đào 2012-2013 để tìm hiểu các dấu tích kiến trúc của các thời kỳ và đặc biệt là tìm hiểu kiến trúc thời Lý, Trần trong đó có dấu tích Cổng thời Lý ở chính giữa Đoan Môn thời Lê.
Theo Khánh An/Tri thức trực tuyến
Theo_Kiến Thức
Hà Nội: Di tích tâm linh ngàn năm ở Ba Đình kêu cứu
Viện Khảo cổ học vừa có Văn bản số 400/KCH gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan liên quan về công trình tâm linh đặc biệt bị xâm hại.
Công trình nằm trong khu vực di tích tâm linh đặc biệt tại lô E khu vực khai quật khảo cổ học Vườn Hồng, Ba Đình, Hà Nội. Công trình này được các nhà khoa học xác định là Di tích tế lễ trời - đất của các hoàng đế đầu thời Lý. Đây cũng là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất ở VN, độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý VN. Công trình thể hiện tinh thần tự chủ tự cường cao của Đại Việt thời Lý.
Văn bản nêu rõ: Di tích nằm trong trục kiến trúc Bát giác và hệ thống các di tích khu C-D tạo thành một trục di tích văn hóa-tâm linh đặc biệt của khu Trung tâm Cấm thành Thăng Long thời Lý.
Kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý.
Văn phòng Chính phủ cũng có Văn bản số 225/TB-VPCP ngày 5/6 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ "chưa triển khai xây dựng phần diện tích bãi xe ngầm tại khu vực có di tích tâm linh thời Lý phát hiện được tại lô E khu khai quật khảo cổ học Vườn Hồng". Trước đó ngày 21/5, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản số 3644/VPCP-KGVX về việc bảo tồn tại chỗ, nguyên trạng di tích tâm linh thời Lý tại khu vực khai quật khảo cổ Vườn Hồng, trong đó nêu rõ: "Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP.Hà Nội và Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN nghiên cứu để tính toán dự kiến điều chỉnh thiết kế, dự toán khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe ngầm của công trình Nhà Quốc hội trong điều kiện bảo tồn tại chỗ, nguyên trạng di tích kiến trúc tâm linh, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
Sau khi Viện Khảo cổ học tiếp nhận quyền quản lý khu vực di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt với diện tích khoảng 500m2 trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo vệ khu di tích tránh khỏi bị xâm hại, ngày 28/10 Viện Khảo cổ học đã có văn bản số 340/KCH về phối hợp bảo vệ và xây dựng phương án bảo tồn nguyên trạng tại chỗ di tích kiến trúc tâm linh này.
Văn bản số 340 có đề nghị Ban Quản lý dự án ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) thực hiện theo đúng ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, dừng việc thi công khu vực bảo vệ di tích với diện tích tối thiểu 388m2.
Kiến trúc vòng tròn đồng tâm của trung tâm khu di tích tâm linh thời Lý.
"Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng gara ngầm khu vực có kiến trúc tâm linh đặc biệt, do không phối hợp với Viện Khảo cổ học, thiếu sự giám sát chặt chẽ của BQL dự án, thi công trong điều kiện bản vẽ điều chỉnh thiết kế và biện pháp thi công chưa được phê duyệt nên nhà thầu thi công đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến di tích như: tập kết vật liệu, vật tư, xả rác thải sinh hoạt, xả bùn bentonize vào trong khu vực di tích",
Văn bản số 400 cũng nêu rõ "Nghiêm trọng hơn, ngày 6.9.2014, nhà thầu thi công của BQL dự án đã đưa máy móc vào thi công cách kiến trúc trung tâm của khu di tích 1,5 m, gây nguy hại trực tiếp đến tính nguyên trạng, tại chỗ của di tích".
Máy xúc thi công trong khu vực kiến trúc tâm linh đặc biệt (chỗ có các cọc nhô lên), cách kiến trúc trung tâm của khu di tích 1,5 m - Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Viện Khảo cổ học đã có nhiều cuộc họp kiến nghị BQL dự án tuyệt đối không gây ảnh hưởng nguy hại đến khu vực di tích, xác định ranh giới bảo vệ khu vực di tích.
Mặc dù vậy, chiều tối 28/10, ngay sau khi Viện Khảo cổ học có văn bản về việc phối hợp bảo vệ nguyên trạng tại chỗ khu vực di tích, nhà thầu thi công của BQL dự án đã xâm hại trực tiếp vào khu vực di tích. "Cụ thể: tự ý chuyển dịch mốc ranh giới phạm vi tối thiểu bảo vệ khu vực đã được xác định; Đào rãnh rộng 2,5 m, sâu 0,8m ngay sát với di tích kiến trúc phía đông của khu vực kiến trúc tâm linh đặc biệt đang được bảo tồn tại chỗ nguyên trạng"
"Những hoạt động trên đây đã gây nguy hại trực tiếp cho khu vực di tích, nguy cơ di tích có thể bị sụt lún và phá hủy bất cứ lúc nào", Viện Khảo cổ khẳng định./.
Theo VOV
Quán karaoke "cháy" phòng dịp 20/10 Hầu hết các quán karaoke đều "cháy" phòng. Khách hàng tìm tới những điểm vui chơi khác, tạo nên cảnh nhộn nhịp, đông đúc tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) trong tối 19/10. Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, lại đúng dịp cuối tuần, nhiều người dân TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã chọn những điểm đến sôi động để giải...