Nông lâm thủy sản sẽ chịu tác động tiêu cực từ dịch Corona
Theo BVSC, nông lâm thủy sản sẽ chịu tác động tiêu cực từ dịch Corona do hoạt động sản xuất sang thị trường Trung Quốc có thế sụt giảm.
Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi năm 2019, xuất khẩu nông sản sang thị trường này đạt 5,92 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 35%.
Báo cáo mới nhất về Đánh giá tác động của dịch Corona đến kinh tế Trung Quốc và Việt Nam của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, dịch viêm phổi do virus corona gây ra đã và đang gây hoang mang cho nhà đầu tư trên toàn thế giới. Thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đang là tâm điểm của dịch bệnh, kéo theo nhiều ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Sự gián đoạn sản xuất của Trung Quốc cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới tình hình sản xuất toàn cầu do nước này hiện đang là một mắt xích lớn trong chuỗi cung ứng của kinh tế thế giới. Sự thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có thể sẽ làm gián đoạn sản xuất tại một số quốc gia, điển hình như khu vực ASEAN.
Tính đến 02/02/2020, là nước có đường biên giới sát với Trung Quốc, Việt Nam đã ghi nhận 8 ca nhiễm virus Corona. Mặc dù số ca nhiễm chưa cao và cũng chưa có trường hợp nào tử vong nhưng Chính phủ cũng đã có những biện pháp tương đối mạnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, điển hình như: tạm dừng cấp visa cho khách du lịch từ Trung Quốc, tạm dừng các lễ hội chưa tổ chức, cho phép sinh viên, học sinh nghỉ học 1 tuần.
Cũng giống như Trung Quốc, khu vực dịch vụ của Việt Nam được đánh giá sẽ bị tác động nhiều nhất bởi dịch bệnh Corona, điển hình là các ngành vận tải, lưu trú, du lịch, bán lẻ, nhà hàng, hoạt động giải trí. Năm 2019, khách Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam nên việc dừng cấp visa cho khách Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến ngành du lịch chịu thiệt hại. Ngoài ra, thời điểm hiện tại là cao điểm về hoạt động du xuân, lễ hội của khách du lịch trong nước nên dịch bệnh cũng sẽ khiến hoạt động này suy giảm đáng kể. Đáng chú ý đây là những hoạt động du lịch mang tính thời điểm, mùa vụ nên rất khó bù đắp trở lại trong các tháng tới, kể cả khi đã hết dịch bệnh.
Ngoài khu vực dịch vụ thì khu vực nông lâm thủy sản cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh khi hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc có thể sẽ sụt giảm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi năm 2019, xuất khẩu nông sản sang thị trường này đạt 5,92 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 35%. Do đó, nếu hoạt động giao thương với Trung Quốc bị ảnh hưởng do dịch bệnh, tăng trưởng của khu vực nông – lâm – thủy sản (vốn đã ở mức thấp) sẽ có nguy cơ suy giảm thêm, từ đó kéo theo cầu tiêu dùng của người lao động thuộc khu vực này cũng giảm theo.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua đường biên mậu phần nào bị ảnh hưởng chủ yếu do sự chủ động từ phía Việt Nam. Do đó, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoặc các cơ quan quản lý đưa được ra cách thức quản lý hợp lý để duy trì việc xuất-nhập khẩu hàng hóa trong khi vẫn kiểm soát con người vận hành, chúng tôi cho rằng các hoạt động này cũng sẽ nhanh chóng được nối lại, qua đó giảm thiểu thiệt hại đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Đối với khu vực công nghiệp – xây dựng, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu xuất phát từ dịch bệnh ở Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu một số mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc năm 2019 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 24% còn nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao hơn (38,7%). Trên cơ sở đó, dịch bệnh tại Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam như điện thoại và linh kiện điện tử; máy vi tính, sản phẩm điện tử, dệt may, da giày….
BVSC dự báo GDP trong quý I/2020 có thể sẽ tăng quanh mức 6,5%, thấp hơn 0,2-0,4% so với cùng kỳ năm 2019, sau đó sẽ dần hồi phục trở lại bắt đầu từ quý II/2020. Mặc dù vậy, với tính chất phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh, chúng tôi cũng không loại trừ khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực đến hết quý II/2020.
Theo Nhịp sống kinh tế
Trước "bão" Corona, cá lóc nướng vẫn đắt hàng ngày Thần Tài
Mặc dù dịch viêm phổi cấp Corona vẫn khiến người dân khiếp sợ, nhưng từ sáng sớm, các chợ truyền thống vẫn nhộn nhịp khách đến mua đồ cúng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng.
Video đang HOT
Ngay từ sáng sớm, nhiều chợ truyền thống như Bến Thành, Hòa Bình, Hòa Hưng...., tiểu thương đã bày hàng mua bán sớm trong ngày vía Thần Tài. Các loại trái cây, rau quả tươi tấp nập về chợ nhưng giá khá cao.
"Mọi năm từ mùng 9 khách đã tấp nập mua sắm đồ cúng thần tài nhưng năm nay có dịch nên hầu hết mọi người đều ngại ra chợ. Tuy không xung lắm nhưng hôm nay vẫn đắt hơn những ngày trước. Tôi cũng lo nhiễm dịch nhưng buôn bán mà, đâu phải muốn nghỉ là nghỉ" - bà Tâm (tiểu thương chợ Hòa Bình) bộc bạch.
Trái cây tại chợ trong ngày vía Thần Tài có giá khá cao, như bưởi da xanh 75.000 đồng/kg, dừa tươi 25.000 đồng/trái, mãng cầu 45.000 đồng/kg, quýt đường 55.000 đồng/kg...
Các loại đồ cúng cũng được bày bán, giá từ vài chục ngàn đông đến cả trăm ngàn đồng/bộ.
Mặc dầu dịch viêm phổi cấp do virus Corona rất nguy hiểm nhưng nhiều người đến chợ vẫn không trang bị khẩu trang, thoải mái giao tiếp nơi đông người mà không có các dụng cụ bảo vệ sức khỏe.
Dù khách đi chợ trong ngày Thần Tài không đông bằng mọi năm nhưng vẫn ùn nhẹ tại lối ra vào chợ. "Tôi tranh thủ đi chợ sớm để tránh đông người, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao" - chị Thủy (27 tuổi, ngụ Q.3) chia sẻ.
Trầu cau được sắp sẵn người dân mua về trưng trên bàn thờ thần tài, thổ địa
Cá lóc được tiểu thương nướng ngay tại chợ, thơm nức thu hút khách. Giá từ 150.000-200.000 đồng/con. "Giá này cao gấp 2-3 lần so với ngày thường nhưng mỗi năm có một ngày nên khách đều vui vẻ chấp nhận" - chị Minh (bán cá nướng bên hông bến xe Chợ Lớn) cho hay.
Dù khách đi chợ không đông như các năm, tuy nhiên nhiều tiểu thương vẫn cho biết đã bán được hơn 50 con cá lóc nướng trong buổi chợ sớm. Họ hy vọng suốt ngày hôm nay sẽ bán thêm được nhiều hơn.
Cá lóc nướng, tôm nướng thơm ngon, được người bán nướng trực tiếp ngay tại chợ. Khách hàng có thể mua cá nướng sẵn hoặc mua cá sống và thuê nướng. Người bán còn kèm thêm rau sống, bún tươi, bánh tráng, mắm nêm thơm ngon...
Tôm nướng - trứng luộc - heo quay là những món Thần Tài thích ăn theo quan niệm của người Hoa, thế nên người bán bày sẵn ra dĩa, giá từ 25.000-30.000 đồng/dĩa.
Tôm càng có giá từ 350.000-400.000 đồng/kg được nhiều người mua về cúng thần tài. Tiểu thương cho biết, giá đã tăng khoảng 20% so với ngày thường do mới tết, ngư dân chưa đánh bắt nhiều nên hàng khan hiếm. Bên đó nhu cầu người dân tăng đẩy giá thành lên cao.
Hải sản tươi sống đã về nhiều chợ lẻ, song giá cao ngất ngưởng.
Cua có giá gần nửa triệu đồng/kg. Bà Bình (bán hải sản ở chợ Bà Chiểu) dự báo trong vài ngày tới, giá sẽ ổn định lại nhưng vẫn ở mức cao.
Đồ cúng Thần Tài, vé số may mắn sẵn sàng đón khách trong buổi chợ sớm.
Hàng hóa tràn đầy nhưng vẫn vắng khách do người lo ngại dịch virus Corona nên tránh xa những nơi đông người như chợ, cửa hàng, quán ăn...
Khách đi chợ trang bị khẩu trang đi mua đồ cúng Thần Tài
Hoa cúng cũng tăng giá, từ 25.000-50.000 đồng/bó. Dù giá cao nhưng vẫn đắt hàng vì trên bàn thờ ông thần tài, thổ địa không thể thiếu hoa tươi.
Bông vạn thọ đổ đống, đồng giá 10.000 đồng/cây cũng đắt hàng.
Theo tiền phong
Hàng quán vắng teo theo virus Corona Dịch viêm phổi cấp do virus Corona đang lan rộng ở nhiều nước khiến người dân Sài Gòn lo lắng. Nhiều người hạn chế đến những nơi đông người để ăn uống, mua sắm..., một số chuyển qua mua hàng online. Nhân viên cửa hàng mỹ phẩm đeo khẩu trang tiếp khách Khảo sát một số quán ăn, tiệm trà sữa, trung tâm...