Nông dân Tiền Giang phấn khởi vì rau màu trúng giá
Hiện nay, nông dân trồng rau màu ở tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Ở thời điểm này, tùy loại rau màu mà giá tăng hơn tháng trước từ 5-10%. Đáng ghi nhận là các loại rau mùi (tức rau gia vị) như: Ngò gai, rau diếp cá, hành, hẹ, rau húng cây, nông dân bán tại ruộng từ 20.000 – 25.000 đồng/kg; trái khổ qua, cải xanh giá trên 10.000 đồng/kg.
Nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thu hoạch rau màu.
Toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 11.000 ha cây rau màu, đa số nông dân trồng dưới chân ruộng. Với mức giá này, mô hình trồng rau màu tăng 2-3 lần so với trồng lúa. Đặc biệt tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã hình thành vùng chuyên canh rau màu gần 1.800 ha, cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Nông dân vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang chuyển sang trồng rau màu dưới chân ruộng.
Video đang HOT
Mô hình trồng dưa lưới an toàn sinh học cho thu nhập cao.
Ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Huyện Châu Thành hiện có diện tích trên dưới 1.800 ha rau màu, cung ứng cho TP HCM, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và cả miền Trung. Trong đó, có rau gia vị như: Rau diếp cá, húng cây, rau má, ngò gai. Bên cạnh đó có rau củ quả như: bầu bí, mướp, đậu… hiện nay thời tiết mát, ánh sáng đầy đủ phải nói các khu vực trồng rau màu phát triển rất tốt”.
Vườn cây cả tỷ đồng bỗng chốc biến thành đống củi khô, nông dân xót xa
Hạn mặn kéo dài suốt hơn 2 tháng nay khiến hàng nghìn ha sầu riêng bị rụng lá, chết khô, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Anh Trần Quang Vinh, trú tại ấp 12, xã Long Trung (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) vừa nói vừa chỉ tay ra vườn sầu riêng rộng mênh mông bị rụng lá: "Năm nay là năm tồi tệ nhất đối với trái cây miền Tây. Do không có nước ngọt tưới nên 10 vườn thì 8 vườn chết hết sạch, 2 vườn cũng sắp chết. Hạn nặng khiến chất lượng quả không đạt, thương lái họ không mua hoặc mua với giá rẻ. Riêng nhà tôi thì mất trắng".
Những cây sầu riêng hàng 20 năm tuổi chết khô do hạn mặn.
Nếu được mùa, vườn sầu riêng Ri 6 và Chuồng bò nhà anh Vinh với hơn 100 gốc sẽ cho thu hoạch khoảng 15 tấn quả. "Năm ngoái được mùa, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ hết các chi phí cũng được khoảng 500 triệu đồng. Năm nay hạn nặng, mương máng nào cũng cạn đáy, đất khô nứt nẻ, đến nước sinh hoạt cũng không có thì lấy gì tưới cho cây? Mà nếu như tưới thì cũng hao nước lắm, tiền đâu mà chịu nổi", anh Vinh nói.
Anh Vinh chỉ tay về phía những cây sầu riêng chết khô, khó khăn chồng chất.
Để cứu cây, những nhà gần đường lớn sẽ mua nước ngọt lấy từ Cần Thơ, Đồng Tháp chở về bán cho nhà vườn với giá 30.000/m3. Nếu vườn có diện tích 10.000m2, mỗi tuần tưới 1 lần sẽ mất chi phí khoảng 10 triệu, mỗi tháng 40-50 triệu tiền nước ngọt.
"Một số nhà mua nước tưới cầm chừng, cứu được cây nhưng quả thì bé xíu, cơm không đạt nên chỉ bán cho hàng kém với giá 5.000 đồng/kg, như vậy chỉ có lỗ chứ lời lãi gì đâu", anh Vinh nói.
Người nông dân bao năm sống nhờ cây sầu riêng, giờ mất trắng, nếu trồng lại phải mất 5-6 năm chăm sóc cây mới cho quả bói. "Trái bói còi còi, không biết bao lâu mới đạt chất lượng để bán nữa, cuộc sống sắp tới khó khăn lắm", anh Vinh thở dài.
Những cây sầu riêng hơn 20 năm tuổi trong vườn anh Vinh bị chặt bỏ.
Hiện nay, tại "vương quốc" sầu riêng huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có khoảng 12.000 ha cây sầu riêng đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Hơn 2 tháng qua, mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh phía Tây của tỉnh này thông qua nhánh sông Hàm Luông. Vì vậy đến nay, huyện Cai Lậy vẫn chưa đón được đợt nước ngọt nào từ thượng nguồn đổ về để người dân tưới cây.
Hàng nghìn ha sầu riêng khô héo, trụi lá do không đủ nước tưới.
Nhiều ngày qua, người dân lẫn chính quyền địa phương đã nỗ lực thuê sà lan chở nước ngọt từ thượng nguồn sông Tiền về tưới sầu riêng, cũng như các loại cây ăn trái khác. Còn người dân có người đã mạnh dạn chi hàng chục triệu đồng để tưới cây. Chính quyền địa phương cũng đã thuê hàng trăm lượt sà lan chở nước cấp miễn phí cho bà con nhưng không ăn thua.
Những cây sầu riêng có giá trị cả tỷ đồng giờ bị chặt bỏ thành củi xếp ngổn ngang quanh vườn.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh có khoảng 12.100ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Riêng huyện Cai Lậy, nhiều xã như: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Tân Phong, Long Trung, Long Tiên... có gần 1.000ha sầu riêng bị rụng lá, chết khô chủ yếu do thiếu nước ngọt tưới.
Trái ngọt trên đất hoang Nhờ chuyển đổi sang mô hình trồng chuối kết hợp nuôi cá, nông dân xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ đã có thu nhập khá, ổn định từ khu đồng hoang. Ông Nguyễn Duy Hồng, xã Hoàng Văn Thụ bên khu ruộng chuyển đổi của gia đình. Hoàng Văn Thụ là một xã vùng trũng của huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích...