Nông dân thắng lớn, thu cả trăm triệu đồng nhờ trồng sen lấy hạt
Nhờ chuyển đổi mô hình từ lúa sang trồng sen lấy hạt mà gia đình ông Nguyễn Văn Phát ( Lý Nhân, Hà Nam) thu mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Nông dân thắng lớn, đút túi cả trăm triệu đồng nhờ trồng sen lấy hạt
Ông Nguyễn Văn Phát người sở hữu 15 mẫu sen ở Lý Nhân (Hà Nam) cho biết, trung bình mỗi năm, nhà ông thu khoảng 300 triệu đồng từ việc bán hạt sen
“Tuy vất vả nhưng việc trồng sen lấy hạt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn là canh tác lúa. Trừ hết chi phí, nhân công thì mỗi sào sen cũng đem về hơn 2 triệu đồng tiền lãi” – ông nói.
Do diện tích canh tác lớn, ông Phát phải thuê thêm thợ đến hái và bóc đài sen
Thông thường, cứ 3 ngày ông Phát sẽ thu hoạch sen 1 lần và mỗi sào sen sẽ đạt 80 – 90kg hạt
“Thời gian thu hoạch hạt sen sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng, thế nên, để kịp tiến độ, chúng tôi phải thức giấc từ lúc 5 giờ sáng hàng ngày” – ông Phát cho hay
Hạt sen sau khi thu hái sẽ được chia ra làm 2 loại chính là sen chè và sen lão
Trong đó, sen lão dùng để ninh xương còn sen chè dùng để làm mứt, nấu chè
Giá bán ra của sen chè hiện dao động 110.000 – 120.000 đồng/kg, sen lão từ 25.000 – 35.000 đồng/kg
Tùy theo cách tiêu thụ mà hạt sen sẽ được bán buôn cho thương lái hoặc bán lẻ theo nhu cầu
Những bông sen khoe sắc, ngát hương trong đầm
Ngâm mình trong bùn thu hoạch đài sen, cuối tháng đếm tiền mỏi tay
Hàng năm vào tháng 6 - 7, nông dân trồng sen tại xã Chuyên Ngoại (Duy Tiên, Hà Nam) lại tất xuống đầm, ngâm mình trong bùn để thu hoạch những chiếc đài sen chỉ cho hạt duy nhất một mùa trong năm.
Trung bình mỗi vụ, người trồng sen có thể thu được 200 triệu/2 tháng.
Xã Chuyên Ngoại (Duy Tiên, Hà Nam) nổi tiếng là một trong những vùng trồng sen lớn nhất miền Bắc. Tại địa phương này, nông dân trồng sen chủ yếu với mục đích lấy hạt. Hàng năm, sen ở xã Chuyên Ngoại là nguồn cung chính cho các địa phương chuyên sản xuất, chế biến hạt sen trên cả nước.
Nghề trồng sen lấy hạt mỗi năm chỉ có một vụ duy nhất thường kéo dài khoảng 2 tháng, từ tháng 6 - 7. Đây là thời điểm "vàng" của nông dân trồng sen vì một vụ thu hoạch có thể là nguồn kinh tế chính nuôi sống cả gia đình họ. Bởi vậy, nông dân xuống đầm hái bát sen còn được gọi vui là đang đi "hái tiền".
Quang cảnh thu hoạch tất bật của những người nông dân trồng sen ở xã Chuyên Ngoại (Hà Nam):
Huyện Duy Tiên (Hà Nam) nổi tiếng là vựa sen lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích 28 ha trồng sen trên địa bàn các xã Chuyên Ngoại, Mộc Nam và Mộc Bắc
Vào vụ thu hoạch, người trồng sen phải dậy từ 4 giờ sáng sau đó lội xuống đầm sâu hơn 1 mét và lấp ló, ẩn mình trong những khóm sen cao quá đầu người. Do đầm sen rộng, nông dân thường phải tìm cách đánh dấu bằng việc cắt lá những nơi đã đi qua để tránh bị lạc.
Người dân đẩy theo một chiếc thuyền nhôm để đựng sen sau khi cắt. Trung bình để cắt đầy 1 thuyền như thế này, thường mất khoảng 1 tiếng nếu 2 người cùng cắt. Cứ đầy 1 thuyền lại đẩy vào bờ một lần sau đó xuống đầm cắt tiếp những lượt tiếp theo.
Trung bình mỗi ngày, người dân thu hoạch được khoảng 30 - 40 kg hạt sen đã tách khỏi đài.
Sen sau khi cắt được mang về phân loại, tách vỏ sau đó đóng gói để cái thương lái tới lấy. Hạt sen ở xã Chuyên Ngoại chủ yếu bán cho các cá nhân; nhà máy sản xuất ở Hưng Yên.
Đài (bát) sen chia làm 2 loại: Sen chè (non) và sen già. Hai loại đài sen này sau khi phân loại được bán với 2 giá khác nhau. Sen chè dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg (cả vỏ); sen già khoảng 50.000 đồng/kg (cả vỏ).
Theo cô Bùi Thị Huệ (Chuyên Ngoại, Hà Nam) cho biết, gia đình cô thuê lại 10 mẫu đất (36.000 m2) với giá 50 triệu đồng/năm. Với diện tích này, mỗi năm gia đình cô thu hoạch được khoảng 5 tấn đài sen các loại.
Đầm sen này cũng là nguồi thu chính của gia đình cô Huệ, nếu vụ mùa bội thu, người dân trồng sen sẽ thu được khoảng 200 triệu/2 tháng thu hoạch. Sau vụ sen, người dân ở đây thường đi làm các việc khác như thợ xây, cấy lúa, nuôi cá...
Chú Huế (Chuyên Ngoại, Hà Nam), người có kinh nghiệm thu hoạch sen hơn 10 năm, chia sẻ: "Nghề trồng sen vất vả nhất lúc thu hoạch. Đúng là làm một mùa ăn cả năm, có thể những tháng khác trong năm ăn chơi rông dài nhưng 2 tháng thu hoạch phải làm việc cả ngày đêm. Đầm sen sâu, cây sen cao, nhiều gai nên cần đồ bảo hộ cẩn thẩn trước khi xuống đầm và thật kiên nhẫn vì cắt đài sen tốn rất nhiều thời gian".
Vụ sen năm nay được người dân đánh giá là mất mùa hơn so với năm ngoái do có nhiều hạt lép. Tuy nhiên sản lượng thu được vẫn trong mức mong đợi.
'Biến' đồng hoang thành đầm sen, nông dân thu hàng chục triệu mỗi vụ Từ một khu ruộng lúa trũng nước bỏ hoang, hàng chục hộ dân ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trồng sen thay thế, đến nay đã cho thu nhập từ 10 đến 30 triệu đồng mỗi vụ. Thời gian này, hơn 60 hộ dân tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) ra đầm sen có diện tích rộng 7ha...