Nông dân Lai Châu lại khó tiêu thụ chuối do quy định từ Trung Quốc
Nông dân Lai Châu gặp khó về thị trường tiêu thụ chuối khi phía Trung Quốc siết chặt yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Đến nay tỉnh Lai Châu đã phát triển khoảng 3.500ha chuối, tập trung ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè. Trong đó, riêng huyện Phong Thổ phát triển khoảng 3.000ha, tập trung chủ yếu ở các xã biên giới.
Nông dân Lai Châu gặp khó về tiêu thụ chuối do quy định truy xuất nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trước kia, sản phẩm chuối chủ yếu được người dân bán cho các thương lái tại địa phương, rồi xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay bà con nông dân đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, do phía cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh chỉ quy hoạch phát triển khoảng 200ha chuối. Tuy nhiên, xét trên nhu cầu thực tế của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, các huyện đã để người dân trồng tự phát mở rộng trên 3.500ha. Hiện nay, muốn truy xuất được nguồn gốc để gỡ khó về thị trường, người nông dân phải có tổ chức đứng ra đại diện để thực hiện các quy trình sản xuất.
Video đang HOT
“Chuối của Lai Châu là trồng tự phát, nhà nước chưa chỉ đạo gì, nhưng mà thấy dân làm thì cứ để cho dân làm. Bây giờ Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc khiến bà con cũng gặp khó khăn. Muốn truy xuất được nguồn gốc là phải có một tổ chức thực hiện được quy trình sản xuất và trên cơ sở đấy người ta mới truy xuất nguồn gốc. Hiện Lai Châu đang định hướng cho người dân thành lập Hợp tác xã, trên cơ sở đấy người ta mới cấp giấy chứng nhận”, ông Hà Văn Um cho hay./.
Theo Khắc Kiên-VOV
Nỗi cực "chạy thóc" của người nông dân những ngày mưa nắng thất thường: Chậm chân cái là cả sân thóc ngập trong nước
Trời đang nắng gắt nhưng cơn mưa có thể trút xuống bất ngờ, kiểu thời tiết thất thường như những ngày qua khiến bà con nông dân thêm cực nhọc bởi chỉ cần 1 phút lơ là thôi là cả sân thóc cùng bao nhiêu công lao chìm trong biển nước.
Nhiều địa phương miền Bắc đang bước vào những ngày thu hoạch của vụ lúa chiêm xuân. Lúa thu hoạch về đã được tuốt hạt, phơi vàng ruộm khắp sân và đường làng. 1 mùa gặt hái thức khuya dậy sớm, những mảng sân vàng óng ả ấy chính là thành quả lao động đầy tự hào của các bác, các cô.
Thế nhưng cũng trong thời điểm này thời tiết hầu khắp miền Bắc lại mưa nắng thất thường. Xen kẽ những cơn nắng gắt là những buổi dông mưa rào trắng trời khiến mùa thu hoạch của bà con lại càng thêm khó nhọc, đặc biệt trong công đoạn phơi thóc và bảo quản. Mới đây, những hình ảnh thóc của bà con bị ướt sũng do chẳng kịp chạy mưa, chìm nổi trong biển nước được đăng tải lên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Cơn mưa bất chợt đổ xuống khiến 1 hộ dân tại Nghệ An bị ướt sạch số thóc phơi trên sân - Ảnh: Facebook
Người đàn ông vội vàng gom số thóc còn lại trong cơn mưa lớn, cố cứu vãn tài sản và công sức bao lâu - Ảnh: Facebook
Một nam thanh niên chia sẻ do mình ngủ quên nên không kịp chạy mưa, khiến sân thóc của gia đình bị ướt hết. Câu chuyện này khiến cư dân mạng thương cảm - Ảnh: Facebook KSĐP
Thóc bị ngâm nước mưa, dù vẫn có thể phơi khô hoặc sấy khô lại tuy nhiên chất lượng hạt sẽ không còn như trước, chưa kể tình trạng hạt nảy mầm, hư hại cũng làm thiệt hại không nhỏ đến kinh tế của bà con nông dân. Những hình ảnh trên được chia sẻ trên mạng khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Bạn Q.C bình luận: " Nhìn thương quá, nhất là hình ảnh ông chú dùng tay vơ thóc dưới cơn mưa. Đúng là người nông dân khổ trăm bề".
" Thóc bị dính mưa thế này khó bán lắm, khi xát thành gạo hạt cũng sẽ bị vỡ ra, chẳng ai mua về ăn cả, có chăng chỉ thanh lý cho mấy hộ chăn nuôi" - anh L.K viết.
Tuy nhiên nhiều ý kiến khác lại phản bác, cho rằng thóc bị ướt cũng là do bà con trông coi lơ là, để thuận tiện cho việc thu gom tại sao không phơi trên tấm bạt, khi mưa chỉ cần túm gọn rồi khiêng vào?
Đáp trả, nhiều người nhận xét việc trông coi lơ là chỉ là 1 trong các nguyên nhân, nguyên nhân khách quan không thể kiểm soát đó chính là do thời tiết thất thường, nhanh chân cũng chẳng chạy kịp với trời. Ngoài ra, việc phơi thóc trên tấm bạt là không phù hợp do không thể thoát ẩm.
Anh B.T chia sẻ: " Thời tiết mấy ngày nay thất thường lắm, ở Nghệ An quê tôi vừa nắng to, vài phút sau đã lốc xoáy, mưa mù mịt, có chạy thóc cũng chẳng kịp được".
" Không ai phơi thóc trên bạt được đâu, bạt không thoát ẩm được, thóc phơi cả ngày cũng không khô. Chẳng tự nhiên mà người ta cứ phải phơi nền đất" - chị Y.N đồng tình.
Hiện những hình ảnh trên vẫn đang được quan tâm trên MXH.
Theo Helino
Tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam "dễ" hơn? Liên quan đến vụ việc hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu có nguồn gốc từ Việt Nam bị thu hồi tại Nhật Bản, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã vào cuộc, đang nhanh chóng tiến hành làm rõ vụ việc. Sản phẩm tương ớt Chinsu được bày bán phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: PV Tương ớt của Việt Nam...