Nông dân gặp khó thu hoạch sắn ngã đổ sau mưa bão
Ảnh hưởng bão số 5, sắn trồng trên vùng gò đồi và vùng hạ du sông Kỳ Lộ chảy qua 2 huyện Đồng Xuân, Tuy An (Phú Yên) bị ngập lụt, ngã đổ tróc gốc.
Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch sắn, thế nhưng trời vẫn mưa to nên nông dân vận chuyển sắn từ gò, soi ra đường lớn gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, vùng hạ du sông Kỳ Lộ tiếp tục bị ngập lụt, sắn non có nguy cơ thối củ.
Thu hoạch sắn ngã đổ
Thống kê của UBND huyện Đồng Xuân, tại địa phương, bão số 5 làm ngập lụt ngã đổ 120ha sắn, thiệt hại trên 70%, tập trung các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, Xuân Long và thị trấn La Hai.
Tại xã Xuân Quang 3, gió bão làm ngã đổ trên 20ha sắn nằm ở vùng gò đồi. Ông Mạnh Văn Hiệp, nông dân trong xã nhổ sắn ngã đổ, buồn bã nói: Sắn ở khu vực này bị gió quật tróc gốc ngã sấp lớp. Sau bão, ông tranh thủ nhổ liền cây sắn kéo theo củ, nếu để 3 ngày thì nhổ lên cây không vì cuốn sắn bị thối củ nằm lại dưới đất.
Cũng theo ông Hiệp, nhà ông trồng sắn theo mô hình trồng rải vụ, đến thời điểm này chưa được 9 tháng tuổi, ông “canh” thời vụ thu hoạch gần Tết Nguyên đán bán sắn có tiền trang trải dịp tết. Năm nay bão ập vào sắn non ngã đổ, mất khoản thu nhập dịp tết.
Những ngày qua, nông dân xã Xuân Phước cũng khẩn trương thu hoạch sắn bị ngã đổ. Nông dân Nguyễn Văn Cường, vát cây sắn chất đống ra bờ cho hay: Tôi trồng 2 sào sắn bị bão quật ngã đổ, sắn nhà tôi mới trồng 8 tháng nên khi chở đến nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân lấy chữ bột thì chỉ đạt 15% độ bột, tôi không đồng ý nên ra lấy mẫu ngẫu nhiên thử lại được 17 độ bột, hai mẫu cộng lại chia 2 được 16 độ bột, nhà máy mua 1.200 đồng/kg. So với thời điểm đầu năm, sắn 2.500 đồng/kg thì nông dân thất thu một nửa, đó là chưa kể sắn non nhẹ ký.
Video đang HOT
Diện tích sắn nằm ven tuyến đường ĐT 641, của khu phố Long An (thị trấn La Hai) và khu vực soi Gò Cà (xã Xuân Long), gió bão bẻ sắn gãy đọt tróc gốc. Nông dân Bùi Văn Tấn, ở xã Xuân Long đang thu hoạch sắn cho hay: Sắn ngã đổ tôi nhổ xong rồi đẩy xe rùa vô đường lộ mới chất lên xe tải chở đến nhà máy. Vùng này sắn trồng đến thời điểm này củ còn non, đất lún khi nhổ thì không có đường xe vào nên phải “tăng bo”.
Ông Phạm Trunh Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, cho biết: Tình hình khắc phục hậu quả sau mưa bão, về sản xuất nông nghiệp, huyện chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh công tác thu hoạch các loại cây trồng cạn, trong đó có cây sắn.
Nông dân xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) thu hoạch sắn bị ngã đổ.
Đồng thời huyện cũng chỉ đạo Phòng NN-PTNT, hướng dẫn cho nông dân tiếp tục chăm sóc mía, sắn mới trồng, sắn non, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cuối vụ. Cùng với đó Phòng NN- PTNT phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại nông nghiệp, theo dõi dịch bệnh cây trồng, gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
Nước lụt uy hiếm vùng sắn trồng ven sông
Bão số 5 vừa qua, bờ sông Kỳ Lộ, qua xã Xuân Sơn Nam đoạn từ thôn Tân An đến Tân Phú và đoạn thôn Tân Hòa bị sạt lở với chiều dài 3.000m, khối lượng khoảng 9.000m3. Diện tích bị sạt lở là vùng đất soi ven sông nông dân chủ yếu trồng sắn. Ông Bùi Văn Thân, ở thôn Tân Hòa chia sẻ: Nhà tôi trồng 2 sào sắn ven sông Kỳ Lộ vừa rồi nước lụt làm sạt lở đổ sập xuống sông, vụ sắn năm nay coi như trắng tay.
Ông Lê Mến Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn Nam cho hay, ảnh hưởng bão số 5 vùa qua, bờ sông Kỳ Lộ chảy qua xã bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện thời tiết mưa to, nước sông dâng cao, dòng sông tiếp tục xâm thực uy hiếp vùng đất ven sông. Địa phương kiến nghị cấp trên quan tâm đầu tư hệ thống kè Xuân Sơn Nam để giảm thiểu xói lở đất nông nghiệp của người dân.
Sau bão số 5, trời tiếp tục mưa to, vùng trồng sắn ven sông Kỳ Lộ thuộc các xã An Định, An Dân ( huyện Tuy An) bị ngập lụt, sắn thời kỳ ra củ non, thiệt hại không nhỏ. Bà Trần Thị Hiền, ở xã An Định than vãn: Đám sắn nhà tôi trồng ven sông Kỳ Lộ, đến nay mới 5 tháng tuổi, sắn vừa ra củ non thì bị ngập lụt, lứa củ đó sẽ thối, chờ ăn lứa củ nhỏ ra sau. Sắn bị ngập lụt như vậy, cuối vụ năng suất giảm nhiều so với trước đây.
Còn ông Trần Văn Tấn, một nông dân trồng sắn ở xã An Dân cho rằng, ảnh hưởng bão, gió quật qua quật lại sắn lỏng gốc giờ ngập lụt nữa, đất lún đi ngập đến bắp chân làm sao nhổ sắn. Trước đây sau đợt lụt trời nắng lại ráo đất, rễ sắn phát triển, còn năm nay bão số 5 vừa tan, tiếp đến sắp có bão số 6, trời mưa to ngập lụt liên tục nên cây sắn thối rễ chết nọc.
Theo Sở NN-PTT Phú Yên, diện tích lúa vụ mùa và cây trồng cạn ngập úng, ngã đổ 170ha; sắn bị ngập, ngã đổ 150ha, số diện tích sắn nằm ở vùng ven sông Kỳ Lộ.
Theo TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, những ngày qua, các địa phương tập trung khắc phục thiên tai sau bão như thu hoạch cây trồng cạn, tháo nước vùng đất bị ngập úng để bộ rễ cây trồng phát triển. Cùng với đó, theo dõi diễn biến thời tiết mưa lớn gây ra lũ và ngập lụt. Chủ động các phương án đối phó khi có thiên tai lũ lụt xảy ra.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Hành tím Ninh Thuận tăng giá kỷ lục
Giá hành củ tím tươi bán tại vườn ở Ninh Thuận đang có mức 40.000 - 45.000 đồng một kg, cao gấp đôi so với những năm trước.
Nông dân huyện Ninh Hải, nơi chuyên canh cây hành lấy củ ở tỉnh Ninh Thuận, đang thu hoạch vụ hành mùa hạ. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, năng suất hành đạt cao. Mỗi sào (1.000 m2) cho thu hoạch từ 1,5 đến gần 2 tấn.
Ông Trần Văn Trung ở xã Nhơn Hải có 2 sào hành vừa thu hoạch. Sau 45 ngày xuống giống, chăm sóc, vườn hành cho sản lượng hơn 3,1 tấn. Thương lái đến thu mua tại vườn với giá 40.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình lãi trên 55 triệu đồng.
Ông Trung cho biết những năm trước, hành củ chỉ được mua với giá khoảng 20.000 đồng một kg, có lúc thấp hơn, nhưng năm nay giá tăng đột biến, lại được mùa.
Gia đình ông Lê Sanh, nông dân trồng hành ở xã Thanh Hải cũng cho biết chưa năm nào giá hành củ tím lại cao như vậy. Trung bình mỗi sào cho gia đình ông thu nhập 25 triệu đồng. "Cây hành sinh trưởng nhanh, khoảng 45-50 ngày là cho thu hoạch, mỗi năm làm được 5 vụ. Nếu giá cứ giữ mức như vụ mùa hạ này, nông dân an tâm mở rộng diện tích", ông Sanh nói.
Vườn hành tím ở xã Ninh Hải.
Chị Hoa, một thương lái mua hành ở địa phương cho biết, năm nay nhiều nơi giảm diện tích trồng hành, trong khi hành củ Ninh Thuận có chất lượng tốt, nên giá tăng vọt lên. Ngoài ra, hành củ giống của địa phương cũng đang hút hàng, vì giống hành hạt nhập khẩu mấy năm vừa qua không hiệu quả bằng giống trồng bằng củ. "Các nơi trồng hành ở miền Trung và khu vực lân cận đang có nhu cầu lớn đối với giống trồng bằng củ của Ninh Thuận, cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá lên", chị Hoa nói.
Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận cho biết toàn tỉnh có khoảng 600 ha hành. Trong đó, huyện Ninh Hải có diện tích lớn nhất với khoảng 470 ha. Đây là một trong những cây trồng đặc thù của địa phương, cùng với tỏi, nho và táo. Chất đất vùng ven biển Ninh Hải có hàm lượng kali, canxi cao, khí hậu nắng nhiều phù hợp để canh tác cây hành. Gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, kỹ thuật chăm sóc mới, cây hành ở địa phương cho năng suất cao, củ giữ được lâu, được nhiều nơi ưa chuộng.
Theo Vnexpress
Nông dân Đồng Tháp lãi lớn nhờ khoai môn được mùa, giá cao Hiện nay, tại tỉnh Đồng Tháp, khoai môn thu hoạch bán với giá hơn 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi ha lãi từ 100-150 triệu đồng/ha. Vụ Hè Thu năm 2019, tỉnh Đồng Tháp trồng khoai môn hơn 469ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Lấp Vò, Tam Nông và Thanh Bình. Hiện nay, khoai môn thu hoạch bán với giá...