Nông dân Đà Lạt thu hàng trăm triệu từ vườn hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền dễ trồng và mỗi lứa cây cho thu hoạch từ 3-4 năm nên nông dân Đà Lạt phát triển rộng mô hình. Theo nông dân, họ có thị trường tiêu thụ ổn định nên vườn cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều năm gần đây, nông dân ở xã Tà Nung (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) dần chuyển sang canh tác các loại hoa và kết nối được thị trường, phát triển kinh tế ổn định.
Một nông dân cho biết, nhiều năm trước, người dân Tà Nung chủ yếu trồng cà phê. Tuy nhiên, khi giá của nông sản này có xu hướng giảm thì họ bắt đầu tìm hướng đi mới, chuyển sang trồng hoa hoặc khoai, rau ăn lá…
Ông Hoàng Xuân Hướng cho biết, năm 2017, gia đình ông chuyển đổi 3.000m2 đất cà phê sang trồng hoa đồng tiền. “Thời điểm đó, có hộ trong xã đã trồng hoa đồng tiền và có thu nhập tốt nên tôi cũng học hỏi và làm theo. Bây giờ, vườn hoa là nguồn thu nhập cho cả gia đình”, ông Hướng chia sẻ.
Theo ông Hướng, quy trình chăm sóc hoa đồng tiền được ông thực hiện tỉ mỉ. Hiện nay, gia đình sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón cho cây, kết hợp sử dụng phân lân, thuốc bảo vệ thực vật sinh học nên hoa phát triển tốt.
Video đang HOT
Kể từ khi xuống giống đến ngày thu hoạch lứa đầu tiên là 3 tháng và nếu chăm sóc tốt, mỗi lứa hoa sẽ cho chủ vườn thu hoạch trong 3-4 năm liên tiếp.
Chi phí đầu tư trồng hoa đồng tiền hiện ở khoảng 300 triệu đồng/sào bao gồm nhà kính, giống cây và hệ thống tưới, phân bón…
Những hộ dân trồng hoa đồng tiền ở xã Tà Nung đang đạt được các thỏa thuận tiêu thụ hoa với nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở Đà Lạt, TP.HCM. “Hoa được tiêu thụ khá tốt và chưa bao giờ dội vườn. Vào những dịp lễ, tết… giá hoa có thể lên đến 50.000 đồng/bó 20 cành”, chị Hằng, nông dân trồng hoa chia sẻ.
Theo ông Hướng, hoa đồng tiền được chăm sóc tốt nên 1 tuần thu hoạch 2-3 lần và mỗi sào cho thu khoảng 2.000 cành. Hoa đạt năng suất cao, thị trường tiêu thụ ổn định nên mỗi năm, chủ vườn thu về trên 150 triệu đồng/sào.
Hoa đồng tiền thường bị nhện và các loại côn trùng gây hại lá, hoa non nên người trồng cần theo dõi thường xuyên để thực hiện các biện pháp phòng, trừ.
Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết, nghề trồng hoa đồng tiền ở địa phương khởi phát từ năm 2015 và đây là nghề cho người dân có nguồn thu nhập ổn định.
“Hiện nay, nghề trồng hoa đồng tiền ở xã đã lớn mạnh với quy mô vườn từ 1.000-7.000m2 và cả xã đang canh tác khoảng 13ha”, ông Nguyễn Minh Hùng cho biết.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Gạo ST 24 đoạt giải nhất hội thi gạo ngon Đồng Tháp 2019
Ngày 22-11, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp lần đầu tiên tổ chức Hội thi Gạo ngon tỉnh Đồng Tháp 2019.
Theo đó, có 12 sản phẩm gạo ngon tham gia dự thi. Đây là sản phẩm gạo của 12 đơn vị là các cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp; các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu ngành hàng lúa gạo trong tỉnh.
Các đội thi trưng bày gian hàng sản phẩm gạo đặc trưng
Qua các phần thi, ban tổ chức chấm điểm dựa trên các tiêu chí như: chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm; chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, Organic); sổ tay ghi chép nhật ký đồng ruộng để truy xuất nguồn gốc. Kèm theo đó là nội dung trưng bày, trang trí, nấu cơm, thuyết trình sản phẩm, đánh giá cảm quan bằng cách dùng sản phẩm...
Nhiều sản phẩm gạo mang nhiều chất quý chữa bệnh được trưng bày tại hội thi
Hợp tác xã giống nông nghiệp xã Định An, huyện Lấp Vò tham gia với sản phẩm gạo dinh dưỡng tím sen hương đậu đen tự nhiên, gạo Ngọc đỏ hương dứa...
Ban tổ chức trao giải cho 2 đội giành giải Nhất và giải Nhì
Sau một ngày tranh tài sôi nổi, sản phẩm gạo ST 24 của Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp Đồng Tháp Mười (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã xuất sắc đạt giải Nhất của hội thi; giải Nhì thuộc về gạo Nàng hoa 9 của Công ty TNHH Phương Minh Đồng Tháp (huyện Thanh Bình); 3 giải Ba được trao cho gạo Đài thơm 8 (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến - huyện Cao Lãnh), Jasmine 85 (Công ty Gạo sinh học Tháp Mười - huyện Tháp Mười), gạo Nhật Akita Komachi (bà Tăng Thị Kim Xuyến - huyện Cao Lãnh). Ban Tổ chức còn trao 7 giải khuyến khích cho các sản phẩm gạo còn lại.
Theo người lao động
Giá thanh long nghịch vụ xuống thấp, nông dân đứng ngồi không yên Với mức giá thu mua chỉ còn ở mức 5.000đ -7.000 đồng, người nông dân cầm chắc thua lỗ khi chi phí sản xuất nghịch vụ cao. Từ đầu vụ chong đèn nghịch mùa 2019 đến nay, giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận luôn ở dưới mức 10.000đ/kg. Cao điểm từ đầu tháng 11 đến nay, loại trái cây...