Nón lá bán nhan nhản chợ Việt gần trăm nghìn đồng/cái, trên web nước ngoài giá lên gần 500.000 đồng khách vẫn lùng mua
Một sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam có giá cực kì bình dân ngày càng được bán nhiều ở nước ngoài với giá cao gấp 5 lần.
Mấy năm trở lại đây, ở các thành thị Việt Nam, hình ảnh chiếc nón lá trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết. Có chăng, người ta chỉ bắt gặp chiếc nón lá ở những cửa hàng bán đồ lưu niệm, trang trí…
Nón lá được bán trên Amazon với giá 21 USD
Nón lá dường như ngày càng giảm sức hút trên thị trường Việt nhưng trên trang mua bán trực tuyến toàn cầu Amazon, sản phẩm này được bán với giá cao đến bất ngờ.
Thậm chí, tại ngôi làng làm nón lớn nhất Hà Nội – làng Chuông, người dân cũng dần bỏ nghề vì người đội nón ít dần, sản lượng bán ra giảm một nửa, phần lớn phục vụ cho việc trang trí, múa văn nghệ tại các sự kiện giao lưu văn hóa.
Tưởng chừng không còn chỗ đứng, song điều khá ngạc nhiên là hình ảnh chiếc nón lá lại xuất hiện trên website bán hàng toàn cầu Amazon với giá cao đến bất ngờ.
Video đang HOT
Theo đó, mỗi chiếc nón quai thao trên Amazon có giá 17 – 21 USD (400.000 – 483.000 đồng) tùy kích thước. Nếu tính thêm thuế, phí vận chuyển thì tổng chi phí khoảng 1 triệu đồng, cao gấp 10 lần giá bán trong nước (80.000 – 120.000 đồng/chiếc).
Sản phẩm được đánh giá khá tốt, gần 4 sao trên website này. Có nhiều review của khách hàng. Họ chia sẻ rằng, chiếc nón tuởng mỏng manh nhưng lại có thể che mưa, che nắng rất tốt để bảo vệ sức khỏe. Thậm chí, một khách hàng ở Mỹ cho biết, họ đã đặt mua chiếc nón trên Amazon để đội trong một buổi biểu diễn văn nghệ.
Cũng trên Amazon, mỗi chiếc mũ cói có giá khoảng 15 USD (gần 350.000 đồng).
Chuyện còn gây sốc hơn khi chiếc nón nan của Việt Nam được hãng thời trang cao cấp Gucci mô phỏng cho ra sản phẩm gần như y hệt, tuy nhiên nó lại được bán với giá lên đến 9 triệu đồng.
Nhiều người cho rằng chiếc nón Gucci giá 9 triệu đồng (bên tay trái) không duyên dáng bằng chiếc nón nan Việt (bên tay phải) giá chỉ 80.000 đồng.
Nhiều người khẳng định sản phẩm thời trang đắt đỏ có giá lên đến 9 triệu đồng chẳng khác gì nón nan tre của người Việt. Chiếc mũ nan tre vốn được người Việt, mà đa số là giới học sinh, sinh viên nông thôn sử dụng nhiều đời nay. Chúng được bày bán ở những nơi bình dân nhất như trong chợ, lề đường và những khu du lịch với mức giá chỉ trên dưới 80.000 đồng.
Theo gia đình
"Đánh sập" website doanh thu hơn 20 tỉ đồng từ bán sản phẩm giả Gucci, Louis Vuitton, Hermers
Gần 2.000 sản phẩm giả nhãn hiệu các thương hiệu sang như Gucci, Louis Vuitton, Hermers, Versace, Burberry... đã bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ ở Hà Nội và TP HCM
Ngày 20-4, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Công an TP HCM đồng loạt tiến hành kiểm tra 5 địa điểm bán hàng và kho chứa hàng của 2 website menshop79.com và menshopfashion.com, thu giữ gần 2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu sang như Gucci, Louis Vuitton, Hermers, Versace, Burberry...
Tại Hà Nội, lực lượng chức năng kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh của các website bán hàng trên tại phố Thái Hà, phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa), phố Thượng Đình (quận Thanh Xuân). Qua kiểm tra, tổ công tác đã thu giữ hơn 1.200 sản phẩm các loại gồm quần áo, giày dép, mắt kính, túi xách, ví da, thắt lưng... có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu lớn nêu trên.
Lực lượng chức năng phát hiện các sản phẩm giả thương hiệu lớn tại điểm kinh doanh của các website menshop79.com và menshopfashion.com
Tương tự, các cơ sở kinh doanh của website bán hàng nêu trên tại TP HCM cũng có nhiều sản phẩm quần áo, giày dép, đồ thời trang giả mạo nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Toàn bộ hàng hóa này đều được đăng bán công khai trên các website menshop79.com và menshopfashion.com. Hai website này và số hàng hóa trên do nam thanh niên Nguyễn Quang Vũ (SN 1990, quê Nghệ An) làm chủ và kết hợp với một số cá nhân khác để điều hành.
Những hình ảnh "hàng hiệu" được webtise đăng tải để quảng cáo trước đó
Qua khai thác nhanh các dữ liệu lưu giữ trên website và số sách của các cơ sở kinh doanh, bước đầu lực lượng chức năng ghi nhận tổng tiền doanh thu từ buôn bán hàng giả do Nguyễn Quang Vũ điều hành lên tới hơn 20 tỉ đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, đến ngày 20-4, các website nêu trên đều đã ngừng hoạt động. Đại diện pháp luật của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam khẳng định các sản phẩm được bán trên 2 website này đều là giả.
Minh Chiến
Theo NLĐO
Thảm họa mua hàng online: crop top da báo cut-out gợi cảm trên người mẫu thành trang phục 'lộ thiên' hết vòng 1 Chẳng lẽ người mua lại may thêm miếng vải để bịt vào chứ mặc làm sao được với kiểu váy mà núi đôi trào hết cả ra ngoài thế này? Một cô gái tại Anh tên Shiren vừa đăng lên Twitter xin ý kiến của cộng đồng mạng về một set đồ mới mua trên kênh bán hàng trực tuyến nổi tiếng Pretty...