Nộm su hào thương nhớ
Khi xa quê, tôi mới nhận ra một món ăn chế biến cực kỳ đơn giản nhưng gây thương nhớ vô cùng. Đó là món nộm su hào.
Ở vùng quê Bắc Bộ xưa, cứ gần tết là su hào bán rộ ở các chợ, su hào tốt um trong vườn nhà. Loài cây này đặc biệt thích hợp với thời tiết lạnh.
Thường ngày, phụ nữ vào bếp nấu ăn nhưng mỗi khi giỗ chạp, ngày làm cỗ, ngày tết lại là dịp để đàn ông trổ tài.
Rắc một chút muối vào su hào thái sợi rồi vắt nhẹ cho ra bớt nước, không vắt quá nhiều vì sẽ mất độ ngọt, sau đó hòa tan nước mắm với chút đường, ớt tươi và nước cốt chanh, rưới vào su hào. Cuối cùng, rắc lạc rang thơm lừng vừa bóc vỏ, thêm rau mùi rồi trộn đều lên là món nộm đã sẵn sàng – Ảnh: Tú Quyên
Video đang HOT
Ngày đó chưa có cái bào chuyên dụng bào rau củ như bây giờ. Phải chọn một con dao thật sắc, một cái thớt rộng. Người ta thái củ su hào thành các lát mỏng dính, sau đó thái sợi mỏng tang. Những người đàn ông thái phầm phập và rất nhanh khiến tôi tròn mắt thán phục, chẳng mấy chốc mà có hàng thau lớn su hào được thái chỉ làm món nộm cho bữa cỗ.
Rắc một chút muối vào su hào thái sợi rồi vắt nhẹ cho ra bớt nước, không vắt quá nhiều vì sẽ mất độ ngọt, sau đó hòa tan nước mắm với chút đường, ớt tươi và nước cốt chanh, rưới vào su hào. Cuối cùng, rắc lạc rang thơm lừng vừa bóc vỏ, thêm rau mùi rồi trộn đều lên là món nộm đã sẵn sàng.
Tôi để ý, trong các bữa cỗ đầy đủ thứ ngon, nhưng món nộm su hào bao giờ cũng hết trước. Đã từng sống ở châu Âu – quê hương của giống su hào (vốn là cải bắp dại được thuần hóa lâu đời), tôi cũng chưa từng thấy người ta ăn món nộm này. Thật tài tình khi người Việt đã sáng tạo ra một món salad kiểu Việt cho một giống củ xuất phát từ nước ngoài.
Bây giờ sống ở miền Nam, nơi su hào không là món rau củ phổ biến trong món ăn thường ngày, dù được trồng khá nhiều ở Đà Lạt, nhưng bất cứ khi nào thấy bán ở chợ, tôi cũng mua về làm nộm. Nộm ở miền Nam gọi là gỏi. Gỏi miền Nam rất phong phú và ngon nhưng cứ theo “tiêu chí xét tuyển” từ cái dạ dày của tôi, món nộm su hào quê tôi vẫn cứ là vô địch. Chẳng hiểu có phải vì lý trí lý luận, bảo rằng vì nộm quê tôi tối giản nguyên liệu, không cần thêm thịt, cá hay tôm. Hay là bởi vì trái tim đã chen một tiếng nói vào đấy, bởi đó là món ăn của thương, của nhớ, của những ký ức tuổi thơ ngọt ngào.
Chọn những củ su hào được trồng tự nhiên, không thuốc kích thích thì khi ăn sẽ thấy có mùi thơm và vị giòn ngọt đặc trưng. Chỉ một món nộm này thôi, đã thấy xuân và thấy tết.
Xào giả hạnh nhân
Món xào rau củ thanh tao, đẹp mắt, ngon miệng, thường thấy trên các mâm cỗ xưa, dễ "dụ" cho các bé cùng ăn.
Xào giả hạnh nhân, món xào rau củ thanh tao (không sột sệt sốt như nhiều món xào khác) đẹp mắt và ăn cũng rất ngon, là món mà mâm cỗ Hà Nội xưa thường có.
Nguyên liệu:
- Su hào, cà rốt, củ đậu mỗi thứ một ít, thái hạt lựu.
- 100gr giò lụa, 100gr tôm nõn tươi hấp chín, cả hai thái hạt lựu giống rau củ
- 50gr lạc rang xát vỏ, 1 củ hành tím băm nhỏ, 1 thìa cafe nước mắm, 1 chút muối
Ảnh minh họa: internet.
Thực hiện:
Đun nước sôi cho chút muối vào và chần rau củ chín tới. Chảo nóng cho thìa dầu ăn vào xào thơm hành băm, cho tôm vào xào trước rồi cho rau củ và giò vào, nêm nước mắm, muối, đảo nhanh tay, nhấc chảo ra thì cho lạc rang (đã tách nhân làm hai) vào trộn đều, cho ra đĩa rắc chút rau mùi, dùng nóng.
Các món xào thường dùng tỏi nhưng mẹ mình dặn xào giả hạnh nhân dùng hành khô để hương vị thanh tao phù hợp hơn. Món này rất dễ làm, đẹp mắt và rất dễ dụ các cô cậu bé ăn rau các mẹ ạ.
Những món ngon từ su hào mỗi độ rét ngọt Trước đây, ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, su hào chỉ có vào mùa Đông, khoảng giữa Đông là thời điểm ngon nhất của loại củ này. Củ mập mạp, thịt vừa đủ độ ngọt, không quá non mà cũng không già và xơ. Su hào không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn là một loại...