Nokia Lumia 525 đọ Samsung Galaxy Trend Plus
Đây là hai model được Nokia và Samsung tung ra vào dịp cuối năm nhằm vào phân khúc smartphone phổ thông và có giá khá tương đương nhau.
Nokia Lumia 525 và Samsung Galaxy Trend Plus là cặp smartphone tầm thấp đang cạnh tranh trên thị trường. Lumia 525 hiện được bán với giá 3,5 triệu đồng và Trend Plus có giá 3,9 triệu đồng.
Cả hai đều dùng màn hình cảm ứng 4 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel. Lumia 525 dùng màn hình công nghệ IPS LCD cho góc nhìn rộng, trong khi Trend Plus dùng công nghệ TFT cho màu sắc tươi và rực rỡ hơn. Mặt trước, Trend còn có một điểm mạnh khác là camera trước, trong khi điện thoại của Nokia bị loại bỏ để giảm chi phí.
Độ dày của hai mẫu máy này khá tương đương nhau, Trend Plus chỉ dày hơn Lumia 525 0,5 mm.
Video đang HOT
Mặt sau của Lumia 525 là vỏ nhựa bóng, Trend Plus cũng dùng vỏ nhựa có vân sọc nhỏ.
Trend Plus có thêm đèn Flash đi kèm với camera chính.
Khe cắm thẻ nhớ của Trend Plus được bố trí ở bên ngoài, trong khi Lumia 525 lại “giấu” bộ phận này ở bên trong để không ảnh hưởng đến thiết kế giả nguyên khối của máy.
Nokia Lumia 525 thiên về những gam màu ấm, màu trắng hơi ngả vàng, nhưng máy có hỗ trợ tính năng cân chỉnh lại màu sắc theo ý muốn người dùng. Màu sắc hiển thị của Trend Plus chuẩn hơn, không bị ám màu nhưng không thể tinh chỉnh màu như Lumia 525.
Thử nghiệm nhanh cho thấy cảm ứng trên Galaxy Trend Plus có phần mượt mà hơn so với Lumia 525. Sờ vào màn hình của Lumia 525 vẫn cho cảm giác như một lớp nhựa, trong khi Galaxy Trend Plus cho cảm giác như chạm vào mặt kính.
Cả hai model này đều sử dụng camera 5MP. Trend Plus có thêm đèn Flash, chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tối tốt, trong khi đó, chụp ảnh ánh sáng tốt, Lumia 525 nhỉnh hơn.
Ảnh của Lumia 525 có màu sâu hơn.
So sánh ảnh khi chụp ngoài trời, cường độ sáng mạnh.
Theo Zing
Trẻ em chậm phát triển vì sử dụng máy tính bảng
Ngày 26.12, các nhà khoa học Nga khẳng định có mối liên hệ giữa việc trẻ em sử dụng máy tính bảng thường xuyên với các vấn đề về hành vi và chậm phát triển xã hội. Đặc biệt hiện tượng này thể hiện rõ ở các trẻ em trên 8 tuổi.
Dù vậy, các nhà khoa học không phủ nhận những yếu tố tích cực mà việc sử dụng máy tính bảng mang lại: Hỗ trợ phát triển các vùng não bộ và giúp trấn tĩnh trẻ em. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cha mẹ nên hạn chế nghiêm ngặt thời gian trẻ em sử dụng máy tính bảng và đảm bảo con cái còn đủ thời gian để ngủ, đọc sách và tương tác với người lớn.
Cô Lindsay Marzoli thuộc tổ chức Learning and Therapy Corner tại Maryland, Mỹ - không liên quan tới nghiên cứu trên - nhận xét: "Nếu các bé thường xuyên dùng iPad và không thực sự hoạt động với giấy và bút chì mà đáng ra ở tuổi của chúng vẫn phải dùng, những cơ tay và cơ ngón tay của chúng sẽ bị yếu hơn. Đây là điều mà chúng tôi đang thấy ở rất nhiều trẻ chậm phát triển cơ, suy giảm sức mạnh của cơ bắp ở các khu vực này". Theo cô Marzoli, việc sử dụng màn hình cảm ứng làm lũ trẻ không phát triển sức mạnh cơ bắp như khi dùng bút viết.
Các hướng dẫn mới của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (American Academy of Paediatrics) khuyên, không nên cho trẻ em dùng màn hình cảm ứng hơn 2 giờ một ngày. Họ cũng cho biết, các bé dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình cảm ứng.
Theo Dily Mail
Ai sáng chế ra công nghệ màn hình cảm ứng? Vốn ban đầu chỉ được sử dụng trên máy ATM, các máy bán hàng tự động, một số loại máy móc y tế và công nghiệp khác, màn hình cảm ứng đã trở thành loại giao diện phổ biến nhất trên các thiết bị điện tử tiêu dùng sau khi Apple ra mắt iPhone. Bạn đã biết màn hình vốn được coi là...