‘Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?’

Theo dõi VGT trên

Theo chuyên gia, tư tưởng phân chia công việc dựa trên giới tính đang cản trở nỗ lực đấu tranh cho sự bình đẳng.

Trường THPT Hai Bà Trưng ở Thừa Thiên – Huế vừa được thống nhất thí điểm khôi phục việc dạy môn nữ công gia chánh từ năm học 2021-2022.

Thông tin này đang gây nên cuộc tranh luận trái chiều về chủ đề từng được nói đến rất nhiều: Liệu nấu nướng, làm việc nhà có phải chỉ dành cho nữ giới?

'Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?' - Hình 1

Trường THPT Hai Bà Trưng ở Thừa Thiên – Huế vừa được thống nhất thí điểm khôi phục việc dạy môn nữ công gia chánh để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Ai cũng cần học nấu ăn, làm việc nhà

Trao đổi với Zing về sự việc trên, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), cho rằng không nên gọi tên môn học là nữ công gia chánh.

Bà lý giải: “Theo cách hiểu bề mặt, nữ công gia chánh mặc định chỉ dành cho nữ giới. Theo tôi, nội hàm môn học như dạy làm việc nhà, quản lý việc nhà, quản lý chi tiêu, chăm sóc các thành viên gia đình nên dành cho cả nam sinh, nữ sinh, trẻ em trai, trẻ em gái trong trường học”.

Theo bà Hà, bên cạnh cách gọi tên, việc thí điểm khôi phục môn học này tại trường THPT Hai Bà Trưng (Trường nữ sinh Đồng Khánh xưa) và triển khai ở Thừa Thiên – Huế, nơi người ta vẫn cho là rất khuôn mẫu, đã củng cố định kiến môn học này phù hợp hơn với nữ giới, trẻ em gái.

'Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?' - Hình 2

Theo bà Ngô Thị Thu Hà, chương trình dạy làm việc nhà, quản lý việc nhà… nên dành cho cả nam và nữ sinh trong trường học. Ảnh: NVCC.

Do đó, việc công chúng thảo luận là đầu vào rất tốt cho chính quyền địa phương, nhà trường xem lại quyết định của mình và cách triển khai nó.

Giám đốc CEPEW cho rằng tên môn học nên được đổi thành “làm việc nhà” hay “kỹ năng quản lý việc nhà” sẽ phù hợp hơn.

Ngoài ra, không chỉ đưa vào trường học mà trong gia đình, ông bà, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ em cả trai và gái làm việc nhà. Đó giống như kỹ năng tồn tại mà khi các em ra ngoài, đi đâu đó hay có cuộc sống riêng cũng phải tự làm được thay vì phụ thuộc vào người khác.

Video đang HOT

Đồng tình với quan điểm trên, PGS. TS Phạm Quỳnh Phương, công tác tại Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nhận định việc đặt tên môn học là nữ công gia chánh sẽ cản trở nỗ lực đấu tranh cho bình đẳng giới, cụ thể là quay lại những khuôn mẫu có tính chất truyền thống gắn vai trò nội trợ với phụ nữ và đi ngược lại nỗ lực kéo đàn ông vào bếp, chia sẻ việc nhà.

Theo bà Phương, chuyện học gia chánh vẫn được quan niệm là quan trọng với con người nói chung. Đó là các kỹ năng giúp mọi người tồn tại và ai cũng cần biết.

“Không chỉ nữ giới, các em nam cũng cần được dạy kỹ năng nấu ăn, làm việc nhà. Ngay cả con gái cũng nên biết sửa điện hay làm những việc mang tính kỹ thuật, cần dùng đến búa, kìm. Không nên dùng giới tính để đo lường năng lực của cá nhân. Kỹ năng sống thì giới tính nào cũng cần học”, vị PGS.TS bày tỏ.

Bà nói thêm: “Có thể gọi tên khác như môn ‘kỹ năng gia chánh’, ‘kỹ năng sinh tồn’. Đôi khi, việc đặt nên môn học rất quan trọng vì nó có thể khắc sâu, củng cố những định kiến giới vốn có”.

'Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?' - Hình 3

PGS.TS Phạm Quỳnh Phương cho rằng việc đặt tên môn học là nữ công gia chánh sẽ cản trở nỗ lực đấu tranh cho bình đẳng giới. Ảnh: NVCC.

Rào cản nằm ở khuôn mẫu giới

Theo bà Ngô Thị Thu Hà, việc triển khai môn học về kỹ năng làm việc nhà có thể gặp khó khi định kiến, khuôn mẫu giới vẫn còn.

Một đánh giá do CISDOMA và OXFAM thực hiện mà bà Hà tham gia trong năm 2020 cho thấy 50% thanh niên ở 5 trường đại học lớn tại Việt Nam đồng tình với quan điểm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

“Đây là con số rất đáng kinh ngạc. Trong số đó, rất nhiều bạn tự cho mình là hiểu rất rõ về bình đẳng giới nhưng cũng ủng hộ cho quan điểm này”, bà nói.

Bà Hà cho biết thực tế, khi giảng dạy về bình đẳng giới thực chất và phòng chống bạo lực giới tại nhiều trường đại học, các sinh viên được yêu cầu vẽ ra hình mẫu nam giới và nữ giới lý tưởng, điều dễ thấy là định kiến về hình ảnh, vai trò truyền thống của nam – nữ còn ăn rất sâu.

Giám đốc CEPEW dẫn chứng ngoài vai trò giới truyền thống là đảm đang, giỏi việc nhà, phụ nữ còn phải mang vai trò giới hiện đại như kiếm ra tiền, xinh đẹp, giỏi giang, thông minh. Về phía nam giới, bên cạnh vai trò trụ cột, họ còn phải gallant, 6 múi.

'Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?' - Hình 4

Việc triển khai môn học về kỹ năng làm việc nhà có thể gặp khó khi định kiến, khuôn mẫu giới vẫn còn nặng nề trong xã hội. Ảnh minh họa: Askdoctornan.

“Ngoài vai trò ‘xây nhà’, ‘xây tổ ấm’, cả nam và nữ giới còn được yêu cầu rất cao về mặt ngoại hình, hình thức, giỏi quan hệ, giao tiếp. Tôi thấy thế hệ thanh niên bây giờ, không phải tất cả, nhưng những khuôn mẫu, định kiến còn trầm trọng hơn thế hệ trước”, bà Hà nói.

Không chỉ ngoài thực tế, theo bà Ngô Thị Thu Hà, trong Luật Trẻ em cũng có điều khoản quy định trẻ em phải có bổn phận làm việc nhà phù hợp với giới tính.

“Đó là quy định củng cố khuôn mẫu giới vì bản thân công việc nhà là không có giới tính”, bà nói.

PGS.TS Phạm Quỳnh Phương cũng nhấn mạnh tư tưởng “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn còn nặng nề trong xã hội. Bởi có thể trên truyền thông, người ta cổ vũ cho sự bình đẳng nhưng thực tế, khuôn mẫu giới lại được dùng để xác định nam, nữ làm một số điều được cho là hợp lý, phù hợp với giới tính.

Theo bà Phương, trên mạng xã hội, đàn ông phản ứng gay gắt với cuộc đấu tranh kêu gọi bình đẳng giới như hiện nay. Nếu xã hội vừa gán trách nhiệm “xây nhà”, trụ cột cho đàn ông, vừa mong đợi họ phải vào bếp, thì đối với họ, đó là sự bất công.

“Do đó, trong nỗ lực bình đẳng giới, về mặt chính thức, người ta cổ xúy điều này nhưng thực tế, khuôn mẫu, định kiến giới vẫn còn khắc sâu, củng cố qua những thực hành. Ngay cả nỗ lực khôi phục môn học ‘nữ công gia chánh’ trong trường học cho nữ sinh cũng là biểu hiện của khuôn mẫu giới vẫn còn nặng nề”, vị PGS.TS nói.

Theo bà Phương, để có bình đẳng thực sự, việc gỡ khuôn mẫu giới là cần thiết. Rất nhiều tổ chức về giới đang nỗ lực cho điều này như định nghĩa lại việc nhà, chăm sóc gia đình là công việc quan trọng, không thấp kém hơn chuyện đi kiếm tiền bên ngoài.

Các thành viên trong gia đình, cả nam giới và nữ giới, đều cần được giáo dục để học các kỹ năng quản lý gia đình, san sẻ việc nhà, cũng như chia sẻ những gánh nặng kinh tế để duy trì gia đình. Bình đẳng giới cần được bắt đầu từ việc gỡ bỏ khuôn mẫu giới.

Vì sao nam sinh Huế cũng sẽ học 'nữ công gia chánh'?

Mục tiêu của môn học là trang bị cho các em một hành trang kiến thức, đạo đức, nhân cách... giúp các em vững tin làm việc và hội nhập

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh. Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) sẽ là đơn vị thí điểm đầu tiên.

Vì sao nam sinh Huế cũng sẽ học nữ công gia chánh? - Hình 1

Huế đưa môn "nữ công gia chánh" vào trường học. Ảnh: VOV

Chia sẻ với Đất Việt, ông Phan Ngọc Thọ - cho biết, trong bối cảnh hội nhập cùng nền kinh tế thị trường, giáo dục đã có nhiều cải cách, việc dạy và học môn nữ công gia chánh, giáo dục nghề nghiệp trong các trường phổ thông không còn như trước.

Kể cả từ phía gia đình, các môn học hướng tới rèn luyện các kỹ năng, đạo đức cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các phụ huynh.

Hậu quả là một lượng lớn nữ sinh khi ra trường hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống và đặc biệt khi là người phụ nữ của gia đình.

Về mặt xã hội, những kiến thức về văn hóa, lịch sử, con người địa phương cũng bị mờ nhạt, nữ sinh ra trường không hiểu rõ về văn hóa, lịch sử địa phương, không cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của truyền thống, con người Huế.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp tại các trường học cũng đang bị lãng quên, còn nhiều bất cập trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Đặc biệt lo ngại trước sự xuống cấp về mặt văn hóa, ứng xử của giới trẻ hiện nay càng thôi thúc ông Thọ quan tâm nhiều hơn tới việc đưa môn học này vào trường học.

Kể lại câu chuyện ra đường gặp học sinh, các cháu ít tuổi nhưng không biết chào hỏi người lớn, làm sai không nhận lỗi hay những hình ảnh xấu xí như nữ sinh lột quần áo, đánh hội đồng quay video tung lên mạng... Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế rất buồn lòng và không tin những sự việc như thế lại xảy ra trên một vùng đất học nổi tiếng, làm mất đi nét đẹp truyền thống trong văn hóa học đường của Huế.

Vấn đề đạo đức học đường đã có những lúc, những nơi khiến ông lo lắng. Vì điều này, Huế đã đặt ra mục tiêu xây dựng một môi trường giáo dục văn hóa, thân thiện, hạnh phúc, thông minh... Để đạt được mục tiêu đó thì trước hết phải có được những thế hệ học sinh chăm ngoan, học giỏi, có đạo đức, biết tri ân, biết hàm ơn, biết các kỹ năng để hội nhập.

Với mong muốn như vậy, ông Thọ đã đồng ý thí điểm dạy học môn nữ công gia chánh trong trường học.

"Mục đích của chương trình là đào tạo kỹ năng sống gắn liền với định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất là nấu ăn và gia chánh nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về những món ăn nổi tiếng của đất kinh đô Huế, hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Huế qua đó cũng hiểu rõ hơn về món ăn, về văn hóa, con người Việt Nam.

Việc này không chỉ giúp các em có thể tự tin, độc lập lo cho bữa ăn của mình, lo cho cuộc sống của mình khi đi du học, làm việc xa quê hương mà cũng là cơ hội giúp quảng bá, truyền đạt những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Quan trọng hơn, khi đã hiểu rõ được về văn hóa, con người quê hương mình cũng sẽ giúp cho các em học sinh dần hình thành tinh thần tự hào dân tộc, giúp định hướng sớm cho mục tiêu học tập cũng như mong muốn được phục vụ quê hương, đất nước của mỗi người", ông Thọ mong muốn.

Nói thêm về môn học này, ông Thọ cho hay "nữ công gia chánh" là môn học truyền thống có từ lâu đời, tuy nhiên, không phải "nữ công gia chánh" nghĩa là chỉ học sinh nữ mới được học. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, mục đích lớn nhất khi đưa môn học này vào nhà trường là nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản đồng thời định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh.

Mục tiêu rộng hơn rất nhiều, không còn chỉ là nấu nướng, nội trợ những công việc vẫn được coi là của phụ nữ nữa.

Ông Thọ cho biết, trong xã hội hiện đại, bất cứ học sinh nam hay nữ đều cần được trang bị những kỹ năng như nấu nướng, khâu vá để tự phục vụ cho nhu cầu của chính mình.

"Vì thế, môn học này là dành cho tất cả các học sinh và không phân biệt học sinh nam với học sinh nữ. Mục tiêu của môn học là trang bị cho các em một hành trang kiến thức, đạo đức, nhân cách... giúp các em vững tin làm việc và hội nhập", ông Thọ chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Rúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết ngườiRúng động vùng quê khi 2 thiếu niên nghiện game giết người
19:21:28 21/12/2024
Dương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nóiDương Mịch mặt biến sắc, nhịn nhục trước hàng triệu khán giả sau khi nghe xong 1 câu nói
19:39:45 21/12/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏBức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ
18:02:04 21/12/2024
Hoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thítHoa hậu Tiểu Vy hơn thua với Kỳ Duyên trước mặt Trấn Thành, nam đạo diễn nói 1 câu liền im thít
19:48:09 21/12/2024
300 du khách bị đuổi khỏi sân bay khi chuẩn bị cất cánh: Hãng hàng không cho biết "không có gì nhầm lẫn"300 du khách bị đuổi khỏi sân bay khi chuẩn bị cất cánh: Hãng hàng không cho biết "không có gì nhầm lẫn"
17:55:53 21/12/2024
Cuộc sống kín tiếng của mỹ nhân sở hữu nhan sắc tỷ lệ "vàng" Amber HeardCuộc sống kín tiếng của mỹ nhân sở hữu nhan sắc tỷ lệ "vàng" Amber Heard
20:36:17 21/12/2024
Song Hye Kyo để mặt "mộc", sống với nhân vật nữ tu sĩ suốt 3 thángSong Hye Kyo để mặt "mộc", sống với nhân vật nữ tu sĩ suốt 3 tháng
20:42:56 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

'Snow White': Khi Bạch Tuyết nói 'không' với sợ hãi

Phim âu mỹ

23:00:10 21/12/2024
Khác với những phiên bản Snow White từng gắn liền với tuổi thơ hàng triệu khán giả trước đó, Rachel Zegler mang đến một Bạch Tuyết dũng cảm, mạnh mẽ và nói không với sợ hãi.
Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Anh tài Jun Phạm mang cả kho tàng dân gian vào MV mới

Nhạc việt

22:30:12 21/12/2024
Sau Anh Trai Vuợt Ngàn Chông Gai, nam ca sĩ Jun Phạm tiếp tục hành trình sáng tạo nghệ thuật từ những chất liệu văn hóa dân gian độc đáo.
"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

"Công chúa" Park Shin Hye lấn át Jang Nara nhạt nhòa, bồ cũ Jisoo hóa nam thần trên thảm đỏ SBS Drama Awards 2024

Sao châu á

22:26:03 21/12/2024
Thảm đỏ SBS Drama Awards 2024 quy tụ cả dàn sao đình đám gồm Park Shin Hye, Honey Lee, Jang Nara, Kim Hye Yoon, Kim Nam Gil, Ahn Bo Hyun, BIBI...
MC Bạch Lan Phương tâm trạng, Lý Hùng tuổi 55 chụp ảnh phong độ ở Hà Nội

MC Bạch Lan Phương tâm trạng, Lý Hùng tuổi 55 chụp ảnh phong độ ở Hà Nội

Sao việt

22:22:44 21/12/2024
MC Bạch Lan Phương đăng ảnh check-in tâm trạng tại sân bay. Diễn viên Lý Hùng vui vẻ chụp hình kỷ niệm trong chuyến thăm Hà Nội.
Trấn Thành phản hồi tin 'cắt vai' Negav, ưu ái người quen đóng phim

Trấn Thành phản hồi tin 'cắt vai' Negav, ưu ái người quen đóng phim

Hậu trường phim

22:08:37 21/12/2024
Đạo diễn Trấn Thành phản ứng trước câu hỏi cắt vai Negav trong phim vì ồn ào đời tư. Anh phủ nhận việc ưu ái người quen, khẳng định mời diễn viên vì độ hợp vai.
Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Điều David Beckham không dám cho con gái Harper biết về cuộc đời mình

Sao thể thao

22:03:50 21/12/2024
Beckham lo lắng Harper sẽ cảm thấy tồi tệ khi nghe những điều tiêu cực người khác nói về bố mình. Trong một phỏng vấn, David Beckam từng tiết lộ anh rất lo lắng khi con gái út - Harper Beckam xem bộ phim tài liệu này.
Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Không nhận ra Trung Ruồi - Lý 'toét' của Độc đạo'

Tv show

22:03:08 21/12/2024
Trung Ruồi khác lạ không nhận ra khi cùng con gái hoá trang diễn tuồng cổ trong chương trình Cha con vạn dặm .
Thai phụ chuyển dạ 'điêu đứng' vì chồng bấm nhầm nút trên ô tô

Thai phụ chuyển dạ 'điêu đứng' vì chồng bấm nhầm nút trên ô tô

Netizen

22:01:54 21/12/2024
Hôm 5/12, trên mạng xã hội xuất hiện video của một người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông, kể lại tình huống trớ trêu mà hai vợ chồng anh gặp phải.
Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Chuyện chưa kể về ca khúc Giáng sinh bất hủ 'Last Christmas' của George Michael

Sao âu mỹ

21:47:01 21/12/2024
Ca khúc Last Christmas do George Michael sáng tác, ra mắt vào Giáng sinh năm 1984, nhanh chóng vào vị trí đầu bảng xếp hạng âm nhạc ở Anh.
'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

'Huyền thoại nhạc disco' Boney M: 'Đến Việt Nam là một phép màu'

Nhạc quốc tế

21:25:19 21/12/2024
Để chuẩn bị cho đêm nhạc Dalat Spring Concert diễn ra tại Đà Lạt tối 21.12, các nghệ sĩ Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox đã có mặt trước một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá.
Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép ở Bắc Giang

Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép ở Bắc Giang

Pháp luật

21:13:54 21/12/2024
Ngày 21/12, Công an thị xã Việt Yên (Bắc Giang) cho biết vừa bắt giữ các đối tượng tham gia vận chuyển, tàng trữ khoảng 11 tấn pháo nổ trái phép.