Nới room ngoại cho Fintech
Theo các chuyên gia, việc đưa ra giới hạn sở hữu nước ngoài hợp lý tại các công ty Fintech là cần thiết để tạo sự minh bạch trong hoạt động thanh toán,tạo điều kiện cho các công ty này phát triển.
Đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đang tỏ ra khá lo ngại đối với đề xuất giới hạn room ngoại ở các công ty Fintech là 30% theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 101/2012/NĐ-CP.
Tại VNPT EPAY, ngoài phần vốn do VNPT sở hữu, 65% vốn thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%).
Cái lý của cơ quan quản lý
Theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trung gian thanh toán chưa được NHNN quy định cụ thể mà đang thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Trên thực tế, hiện vốn ngoại tại một số tổ chức được NHNN cấp phép cung ứng dịch vụ thanh toán đã vượt mức chi phối (51%). Điển hình như tại VNPT EPAY, ngoài phần vốn do Tập đoàn VNPT sở hữu, 65% vốn thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%); 90% vốn của 1Pay cũng đang do True Money nắm giữ…
Bởi vậy, NHNN muốn siết chặt kiểm soát room ngoại tại các Fintech bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Hơn nữa, đề xuất quy định này còn nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các công ty trong nước và nước ngoài.
Video đang HOT
Theo một đại diện NHNN, sở dĩ NHNN quy định room ngoại tại các Fintech là do một số lý do sau: Thứ nhất, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia. Do đó, để tránh sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, kiến tạo một môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hơn nữa, một số ngành, phân ngành cũng đã quy định tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài như: hoạt động ngân hàng cổ phần không quá 30%, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện theo quy định của công ty đại chúng không quá 49%,…
Không chỉ vậy, nhiều quốc gia trong khu vực như Indonesia hiện cũng khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức nhận tiền gửi, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng,… không vượt quá 20%.
Đảm bảo hài hòa mục tiêu
Trên thực tế, ở thời kỳ đầu phát triển, trung gian thanh toán – đa phần là các Fintech khởi nghiệp mới chỉ có ý tưởng và công nghệ – rất cần bơm vốn để phát triển và mở rộng. Do đó, Chính phủ các nước không khống chế việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư ngoại, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư ngoại mang tiền, công nghệ, kỹ năng quản trị và kinh nghiệm vào, giúp thị trường phát triển.
Tuy nhiên, khi thị trường trung gian thanh toán đã phát triển ở quy mô nhất định, có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán cũng như hoạt động ngân hàng, thì cơ quan quản lý mới nhận thấy cần đưa ra một khung pháp lý phù hợp, trong đó có quy định room sở hữu cho vốn ngoại để quản lý thị trường tốt hơn.
Một chuyên gia cho rằng, quyết định xem xét áp room vốn ngoại của NHNN là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay. Nếu khống chế tỷ lệ sở hữu của khối ngoại thì mức độ rủi ro an toàn tiền tệ và chủ quyền về không gian số sẽ thấp đi, nhưng có thể sẽ làm mất đi động lực của các nhà đầu tư ngoại khi tham gia thị trường Việt Nam.
Điều đó sẽ dẫn tới nguồn vốn đổ vào thị trường Việt Nam sẽ ít đi, ảnh hưởng tới khả năng phát triển của các công ty trung gian thanh toán, qua đó cũng tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như việc thúc đẩy phổ cập tài chính của Việt Nam.
Bởi vậy, NHNN nên cân nhắc nới room ngoại cho các công ty Fintech. “Việc quyết định giới hạn sở hữu nào cho nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo hài hòa các mục tiêu: Tạo sự minh bạch và lành mạnh trong hoạt động thanh toán, góp phần phòng chống rửa tiền; đồng thời cần tạo điều kiện để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, vị này cho biết.
Trong khi TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, khi nhà đầu tư ngoại nắm quyền chi phối có thể ra những quyết định phục vụ lợi ích ngắn hạn của nhà đầu tư, thay vì suy xét trên bức tranh lớn của cả ngành và nền kinh tế. Tuy nhiên, trung gian thanh toán là ngành đặc biệt, nên NHNN cần có thêm nhiều công cụ mềm khác để quản lý. Do đó, đây không phải là vấn đề đáng quan ngại.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Gọi đầu tư, Đà Nẵng tính hợp thửa hơn 10.000 lô đất tái định cư
Chủ trương của thành phố sẽ hợp thửa các lô đất này thành các lô đất lớn và công khai quỹ đất, đảm bảo hạ tầng để kêu gọi đầu tư.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố có hơn 10.000 lô đất. Chủ trương của thành phố sẽ hợp thửa các lô đất này thành các lô đất lớn và công khai quỹ đất, đảm bảo hạ tầng để kêu gọi đầu tư.
Năm nay, nguồn vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào TP Đà Nẵng đã khởi sắc. 6 tháng qua, thành phố thu hút gần 2.320 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và hơn 507 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Đây là tín hiệu tích cực từ những nỗ lực thu hút đầu tư của TP Đà Nẵng.
Chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính; triển khai Đề án quản lý liên thông về thủ tục đầu tư đối với các dự án thực hiện ngoài các khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa.
"Hiện thành phố có khoảng trên 10.000 lô đất được phát hiện trong quá trình thanh tra, nhưng tình trạng thiếu đất tái định cư vẫn xảy ra. Thành phố đang tính toán việc xử lý các lô đất này, hoặc là vẫn cứ phân lô bán nền, hoặc sẽ tổ hợp lại thành các dự án lớn để đảm bảo hạ tầng. Hiện nay, chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Cán sự UBND TP đang chỉ đạo rất quyết liệt và sẽ sớm có báo cáo về nội dung này", ông Nghĩa cho biết./.Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị chính quyền thành phố tập trung hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, trong đó một số dự án động lực như khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân, Khu Du lịch Xuân Thiều, Câu lạc bộ cưỡi ngựa Việt Nam, Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ... Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án quản lý liên thông về thủ tục đầu tư; hợp thửa các lô đất tái định cư thành các lô đất lớn và công khai quỹ đất để kêu gọi đầu tư.
Đình Thiệu
Theo VOV
Triển vọng tăng trưởng Việt Nam vẫn tích cực Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam trong buổi họp báo "ĐIểm lại-Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam" ngày 1/7, tại Hà Nội. Theo WB, tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam dự báo sẽ giảm còn 6,6%. Nguồn: Internet. Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt...