Nỗi niềm môn Lịch sử
Ngay khi điểm thi Trung học phổ thông quốc gia 2020 được công bố, một trong những thống kê khiến nhiều người chú ý là Lịch sử tiếp tục là môn thi có điểm trung bình thấp nhất, với gần 47% bài thi có điểm dưới trung bình.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia giáo dục không bất ngờ trước thông tin trên, thậm chí còn ghi nhận sự tiến bộ trong phổ điểm môn Lịch sử năm 2020 so với kỳ thi trước (năm 2019 có tới 70,01% bài thi điểm dưới trung bình); điểm trung bình đạt 5,19 điểm (năm 2019 là 4,3; năm 2018 là 3,7). Đặc biệt, có 371 thí sinh đạt điểm 10 môn Lịch sử, gấp nhiều lần các năm 2017, 2018 và 2019 gộp lại.
Như vậy, sau rất nhiều đề xuất, thực trạng giảng dạy, học tập và thi cử ở bộ môn này, vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Đáng lo ngại hơn cả là chúng ta đang chứng kiến một bộ phận thế hệ trẻ của Việt Nam không thể có nổi một lượng kiến thức lịch sử mang tính cơ bản của quốc gia.
“Lỗ hổng” này thực sự tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự thành công của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước, với nguyên tắc cốt lõi: Hội nhập nhưng không đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Video đang HOT
Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức công dân, góp phần chấn hưng dân tộc, đất nước. Đối với giáo dục, môn lịch sử còn là dạy làm người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, giúp trang bị cho học sinh, sinh viên hành trang bước vào đời một cách vững chắc, thiết thực và hiệu quả. Xã hội càng hiện đại và phát triển, hàm lượng giá trị lịch sử và văn hóa của một dân tộc càng cần được đề cao và tôn vinh.
Việt Nam đã đưa môn Lịch sử vào trong hệ thống thi cử bắt buộc. Thế nhưng, cứ sau mỗi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia thì nỗi niềm, trăn trở về môn Lịch sử lại được nhân lên bội phần.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, học sinh ngày nay vẫn yêu và quan tâm đến lịch sử, nhìn rộng ra là người dân Việt Nam ai cũng yêu nước, quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân tộc. Vấn đề là chúng ta chưa biết khơi dậy tình yêu cảm tính ấy thành tình yêu duy lý, nên nhiều người thờ ơ với học lịch sử, chưa biết ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Và cũng vì cứng nhắc trong việc dạy và học lịch sử hiện nay đã khiến người học nhanh chóng quên đi các dấu mốc lịch sử chói lọi, các bài học lịch sử giá trị…
Nhiều ý kiến cho rằng, lịch sử khó trở thành môn học hấp dẫn nếu học sinh chưa nhận thức đầy đủ: Học lịch sử để làm gì? Do vậy, các nhà hoạch định chính sách, những nhà làm giáo dục cần đổi mới tư duy trong giảng dạy, truyền đạt, nhất là sự kết nối giữa thế hệ hiện nay, thế hệ tương lai với cội nguồn, với lịch sử, với văn hiến và niềm tự hào của dân tộc chúng ta. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy sức mạnh dân tộc trên tất cả mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Lịch sử sẽ được cởi trói trước quan niệm môn chính, môn phụ khi chúng ta đổi mới toàn diện nền giáo dục nhà trường. Trong đó, thầy cô giáo đóng vai trò quyết định. Ngoài ra, việc tuyên truyền, định hướng tốt trong gia đình cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ sẽ là những người thầy đầu tiên dạy các em yêu lịch sử dân tộc. Còn ở góc độ quản lý nhà nước, chúng ta cần thực hiện tốt chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đã đề ra.
Thi lịch sử đạt kết quả kém ở kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng và để giải quyết vấn đề này cần sự vào cuộc đồng bộ từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Chuyện tử tế: Dạy sử miễn phí bằng âm nhạc
20 năm qua, nhiều thế hệ học sinh đã được ông Văn Đình Thanh (71 tuổi, cựu chiến binh xã Bình Thành, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) truyền đạt kiến thức về lịch sử dân tộc thông qua âm nhạc.
Giờ học lịch sử bằng âm nhạc do ông Thanh giảng dạy luôn làm trẻ em thích thú - DUY TÂN
Đến với lớp học đặc biệt này, điều làm cho học sinh cảm thấy thích thú là vừa được học vừa được hát. Mỗi buổi học, khi tiếng đàn mandolin của thầy giáo - cựu chiến binh Văn Đình Thanh vang lên thì hàng chục học sinh miệt vườn đồng thanh hát. Không khí lớp học luôn rộn rã, vui tươi.
Ông Thanh cho biết: "Sau khi xuất ngũ, tôi làm nhân viên cho một công ty, năm 1993 thì về hưu, và đến năm 2000 tôi cùng một số cựu chiến binh, cán bộ về hưu mở câu lạc bộ "Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo". Nhận thấy nhiều cháu nhỏ ở quê chưa hiểu rõ về lịch sử dân tộc nên tôi quyết định mở lớp học tại nhà. Mong muốn của tôi là góp phần cùng ngành giáo dục giúp các em có đầy đủ kiến thức về quá trình dựng nước, giữ nước của cha ông, qua đó củng cố lòng yêu nước và tự hào dân tộc".
Tận dụng khu đất trống bên hiên nhà, ông Thanh bỏ tiền túi mua bảng, in bài hát và đi vận động trẻ em trong xóm đến sinh hoạt, học tập. Ông còn dành số tiền lương hưu ít ỏi làm một phòng đọc sách nhỏ trong nhà với nhiều đầu sách thiếu nhi, lịch sử, văn hóa... để các em đến đọc, nâng cao hiểu biết.
Để học sinh không nhàm chán và dễ tiếp thu kiến thức, ông Thanh chịu khó dành thời gian nghiên cứu để phổ nhạc cho những câu chữ chứa đựng nội dung về các giai đoạn lịch sử, từ đó thu hút ngày càng nhiều trẻ đến học. Lớp học diễn ra chiều thứ bảy và chủ nhật hằng tuần. Số lượng học sinh trong lớp thường dao động từ 20 - 30 em, có em chỉ 4 - 5 tuổi, lớn nhất trên 10 tuổi. Không chỉ trẻ em địa phương mà nhiều phụ huynh ở các xã lân cận cũng đưa con đến xin học.
Việc học được ông Thanh tích hợp đầy đủ qua các bài hát theo từng giai đoạn lịch sử. Sau khi cho các trò hát, ông bắt đầu giảng giải chi tiết về nội dung bài. Đặc biệt, ông còn dạy theo chủ đề, tháng nào có sự kiện, mốc lịch sử quan trọng thì ông chú trọng dạy theo chủ đề của tháng đó. Ngoài ra, vào dịp lễ ông đều dành thời gian tổ chức cho các em vui chơi sinh hoạt, giao lưu với trường học, Đoàn thanh niên, thăm di tích lịch sử địa phương để linh động trong việc vừa học vừa chơi, nhằm tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Suốt 20 năm dạy học như vậy, ông Thanh đã mang tâm huyết của mình "truyền lửa" cho nhiều lứa học trò. "Giờ đây, nhiều em đã thành tài, trở thành quân nhân, giáo viên... Điều đó khiến tôi rất vui và có thêm động lực để tiếp tục với công việc này", ông Thanh trải lòng.
Chị Đặng Lệ Trinh (30 tuổi), người trong vùng, chia sẻ: "Nhờ thầy Thanh mà trẻ em miệt vườn có thêm nhiều kiến thức lịch sử qua từng lời dạy, câu hát. Việc thầy giảng dạy miễn phí suốt 20 năm cho bao thế hệ học sinh khiến tôi vô cùng cảm kích".
"Học Sử qua bài hát và những chuyến đi" đoạt giải Nhất cuộc thi viết Với tác phẩm "Học Sử qua các bài hát và những chuyến đi", cô giáo Lê Trầm Phương Thanh, Trường THCS Võ Thị Sáu, tỉnh Đồng Tháp đã đoạt giải Nhất cuộc thi viết "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác" năm học 2019-2020. Lễ trao giải vừa diễn ra chiều ngày 18-9 tại Hà Nội. Cuộc...