Nối mi, làm sao để đôi mắt mãi cuốn hút?
Khi nối mi cần lưu ý gì để tránh các nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm cũng như duy trì sự cuốn hút, nét sắc sảo cho cửa sổ tâm hồn?
Không ít chị em có hàng mi thưa, ngắn đã không ngần ngại chọn dịch vụ nối mi làm đẹp, cho đôi mắt thêm long lanh, cuốn hút. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp sau khi nối mi, hàng mi dài, dày và cong vút chưa thấy đẹp đâu, nhưng lại rước về những bất ổn. Dặm mắt, khó chịu, ngứa, sung tấy,… là những triệu chứng chị em dễ gặp sau nối mi, thậm chí tình trạng nặng hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.
Theo các chuyên gia, da mi trên là nơi mỏng nhất của cơ thể, bản thân vùng mặt cũng rất dễ bị sưng phù khi bị chấn thương, viêm nhiễm hoặc dị ứng. Việc làm đẹp bằng cách dán hoặc nối mi, dùng keo để dán lông mi giả hoặc cấy vào chân lông mi vì thế rất dễ bị viêm da tiếp xúc hoặc dị ứng.
Đôi khi, việc cấy mi giả vào bờ mi còn gây tổn thương các lỗ tuyến bờ mi, gây bội nhiễm vi khuẩn, gây viêm da mi, viêm bờ mi dai dẳng…
Nối mi là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo
Cách khắc phục tốt nhất trong những tình huống này là bỏ lông mi đã cấy nối và đi khám bác sĩ chyên khoa mắt để phát hiện và điều trị các nguy cơ viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm da mi dị ứng…
Các chuyên gia làm đẹp lưu ý người có nhu cầu đi nối mi:
Chọn cơ sở làm đẹp uy tín:
Hiện nay, nối mi làm đẹp trở nên thịnh hành nên nhiều nơi dù không có chuyên môn vẫn nhận khách thực hiện. Đó chính là ổ nguy cơ tiềm tàng mà chị em cần cảnh giác.
Video đang HOT
Nên chọn cơ sở làm đẹp uy tín, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về nối mi. Tìm hiểu những khách hàng trước để biết chất lượng loại mi, keo dán cũng như thẩm mỹ để tránh dùng phải hàng kém chất lượng, vừa mất tiền vừa rước thêm bệnh tật cũng như sự khó chịu.
Cẩn trọng với làn da nhạy cảm:
Đối với những người có đôi mắt nhạy cảm, việc sử dụng keo dán mi cũng có thể gây nên một số kích ứng cho da, do vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng.
Nối mi cần chọn định dạng phù hợp đôi mắt của bạn
Mỗi khuôn mặt và đôi mắt phù hợp với dáng vẻ lông mi. Điều này không chỉ giúp đôi mắt trở nên sắc nét mà còn thể hiện sắc thái của người đó.
Mắt tròn: Bạn nên lựa chọn loại mi lụa, mi dài, dày và cong.
Mắt hình thoi, hình nón: Có thể lựa chọn nhiều loại mi nối. Tuy nhiên kiểu mi lụa, mi chùm cong sẽ khiến đôi mắt trông to tròn và tôn dáng mắt hơn.
Mắt to tròn: Lựa chọn lông mi có các sợi dài đều nhau.
Mắt sụp mí: Không nên chọn kiểu lông mi quá dày. Bạn nên định hình bằng miếng dán kích mí, kèm theo đó là một đôi lông mi có những sợi dài ngắn đan xen để tạo điểm nhấn.
Chăm sóc sau nối mi
Sau khi nối mi hạn chế rửa mắt trong 24 giờ. Chỉ nên dùng tăm bông thấm nước để lau xung quanh mắt nhằm giữ độ bền. Sau khi rửa mặt dùng chổi mascara chải lại giúp mi luôn thẳng hàng, không bị đan xen lộn xộn vào nhau.
Tránh dụi mắt bằng tay: Dụi mắt có thể tác động khiến hàng mi xô lệch vị trí, keo dán bong ra gây ảnh hưởng mắt.
Không tự gỡ mi giả: Việc tự gỡ mi không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến mắt cũng như khả năng rụng hàng mi thật. Bạn nên ra cơ sở làm đẹp để đảm bảo an toàn.
Hàng mi đen, dày khiến đôi mắt sau nối mi nhìn có chiều sâu hơn
Dặm lại mi để đảm bảo thẩm mỹ: Khi đã nối mi, bạn phải nối lại nhiều lần, nhất là khi mi bị rụng nhằm duy trì vẻ đẹp cho đôi mắt. Dặm lại mi giúp tránh chỗ thưa chỗ đậm, chỗ dày chỗ mỏng… Điều này đồng nghĩa bạn cũng mất thêm thời gian và chi phí để duy trì hàng mi giả.
Mẹ 2 con suýt chết vì bơm môi
Sau khi thấy dấu hiệu bất thường trên môi Kerry, y tá đã tiêm chất làm tan filler để tránh hoại tử nhưng điều này lại khiến cô bị sốc phản vệ, môi sưng gấp 3 lần, lập tức phải đi viện cấp cứu.
Kerry Parry, 43 tuổi, sống tại South Yorkshire, Anh đã chọn gói tiêm filler vào môi và gò má trị giá 380 bảng Anh (hơn 12 triệu đồng) cách đây 2 tuần để giúp bản thân vui vẻ hơn sau một vài biến cố.
Kerry từng tiêm botox một lần khi gần chạm ngưỡng 30 tuổi.
Người tiến hành tiêm chất làm đầy cho Kerry là một y tá được cấp phép nên cô khá tin tưởng và yên tâm. Trước khi tiến hành thủ thuật làm đẹp Kerry cũng được cảnh báo trước về nguy cơ khi tiêm chất làm đầy đó là tắc mạch máu nhưng cũng được trấn an rằng đây chỉ là rủi ro hiếm gặp.
Một ngày sau khi tiêm 0,4 ml chất làm đầy vào môi trên, Kerry thấy có hiện tượng lạ với một vết bầm và môi dần sưng lên nên lập tức trở lại cơ sở làm đẹp. Cô được nhận định bị tắc nghẽn mạch máu và cần phải tiêm chất làm tan filler để tránh hoại tử.
Kerry được dán miếng test dị ứng trước khi tiêm chất làm tan filler Hyaluronidase. Dù có một vết đỏ nhỏ xuất hiện trên tay của Kerry, y tá khẳng định mọi chuyện vẫn ổn nên đã tiến hành tiêm chất làm tan cho bà mẹ 2 con. "Môi tôi sưng lên ngay lập tức nhưng tôi cũng không nghĩ nhiều và được đưa cho một túi chườm để giảm sưng", Kerry kể lại.
Sau lần tiêm Hyaluronidase thứ 2, bà mẹ 2 con bị sốc phản vệ khiến mặt mũi sưng vù, biến dạng.
Mọi chuyện không quá nghiêm trọng cho đến 3 ngày sau, Kerry vẫn thấy có điều không ổn với môi của mình nên đã đến cơ sở làm đẹp để tiêm thêm Hyaluronidase. Tuy nhiên, lần này cô bị sốc phản vệ: "Cả khuôn mặt tôi như bị nổ tung vậy, môi tôi phải sưng gấp 3 lần bình thường. Trong vòng 2 phút tôi gần như không nhận biết được gì nên hiểu rằng có điều không ổn đến với mình. Tôi bị tiêm đủ thứ và nằm trên xe cấp cứu với mặt nạ dưỡng khí để đến bệnh viện. Tôi nghĩ mình sắp chết đến nơi rồi. Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi".
Tại bệnh viện, Kerry được điều trị với thuốc kháng histamine và dần ổn định trở lại. Trải qua ca làm đẹp đau thương, bà mẹ 2 con muốn cảnh tỉnh tất cả những ai đang có ý định tiêm filler, botox hãy tìm hiểu thật kỹ những biến chứng có thể gặp phải khi tìm đến phương pháp làm đẹp này.
Kerry khẳng định sẽ không bao giờ tiêm chất làm đầy nữa.
"Bạn thấy rất nhiều người bơm môi nên nghĩ chúng an toàn nhưng từ trải nghiệm của tôi có vẻ như tắc mạch máu sau tiêm rất phổ biến. Bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra và liệu có dị ứng với chất nào không. Tôi chắc chắn sẽ không bao giờ thử thêm lần nào nữa. Tôi sẽ giữ mọi đường nét trên mặt mình một cách tự nhiên và để chúng lão hóa theo đúng quy luật tạo hóa", bà mẹ 2 con khẳng định.
Phẫu thuật thẩm mỹ: Đừng để tiền mất, tật mang Khi cái ăn, cái mặc không còn là nỗi lo, nhiều chị em đã có điều kiện tân trang nhan sắc để mình đẹp hơn thông qua phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng. Trong thời điểm hiện nay, các viện thẩm mỹ,...