Nối mạch kiến thức giúp HS cuối cấp vững tâm trước kỳ thi quan trọng
Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, ổn định nền nếp học tập, củng cố kiến thức cũ bên cạnh triển khai chương trình mới được các trường học Hà Nội chú trọng thực hiện.
Học sinh tiểu học bắt nhịp với chương trình học.
Giúp học sinh lớp 1 trở lại “guồng” học
Cô Phùng Thị Anh Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm) cho biết: Để kiến thức được nối tiếp sau thời gian học online, nhà trường vừa triển khai dạy tiếp chương trình vào buổi học 1. Giờ học tăng cường buổi chiều, giáo viên các khối lớp tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức trong 3 tuần học trực tuyến cho học sinh.
Buổi đầu tổ chức dạy học trở lại, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra tất cả học sinh lớp 1 hai môn Tiếng Việt và Toán để biết em nào còn nhớ, em nào đã quên kiến thức. Với nhóm học sinh đã quên kiến thức, giáo viên tổ chức ôn tập trước khi dạy bài mới. Với học sinh yếu, giáo viên tập trung hầu hết thời gian cho việc rèn kĩ năng đọc, viết.
Cô Nguyễn Thị Túy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) chia sẻ: Là địa bàn còn nhiều khó khăn, song nhà trường huy động được 99,8% học sinh tham gia học trực tuyến, trong đó có 100% học sinh khối lớp 1 học vào các buổi tối với sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh. Một số em chưa có điều kiện tiếp cận mạng Internet và thiết bị học trực tuyến được giáo viên hướng dẫn đến học cùng bạn có phương tiện hoặc đến học tại nhà cô. Vì vậy, học sinh được tiếp nối kiến thức trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch.
Video đang HOT
Giám sát sức khỏe học sinh khi đến trường.
Để học sinh lớp cuối cấp vững tâm trước kỳ thi quan trọng
Thầy Nguyễn Hải Sơn – Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thì Nhậm (huyện Thanh Trì) cho hay: Nhà trường tiếp tục tuyên truyền cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch. Đồng thời, trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với thời gian thực tế, chủ động giảm tải kiến thức theo hướng dẫn của Bộ. Giáo viên rà soát, bổ sung kiến thức, đặc biệt đầu tư ôn tập, giao các dạng đề thi cho học sinh khối 12 tiếp cận để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Cô Dương Thị Tám – Hiệu trưởng Trường THCS Giang Biên (quận Long Biên) trao đổi: Nhà trường vẫn sử dụng các phần mềm dạy học để giải đáp thắc mắc và trao đổi với học sinh và phụ huynh. Trường phân công giáo viên chủ nhiệm theo bám, nhận trách nhiệm cho đến khi các em tốt nghiệp lớp 9. Điều này giúp giáo viên sâu sát, nắm bắt từng học sinh để cùng với giáo viên bộ môn dạy và ôn tập kiến thức phù hợp cho các em theo từng giai đoạn. Đặc biệt, trong giai đoạn nước rút, chuẩn bị cho kỳ thi vào 10, các thầy cô tập trung ôn luyện cho các em, kể cả khi học trực tuyến cũng như trực tiếp.
Tại Trường THCS Đông Thái (quận Tây Hồ), theo cô Lê Thủy Trang -Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên dành từ 1 – 2 tiết tùy môn để củng cố lại kiến thức trong thời gian học trực tuyến bằng cách kết hợp kiểm tra, giao bài tập bổ trợ và phân công học sinh khá, giỏi hỗ trợ các bạn yếu hơn. Với học sinh lớp 9, trường tổ chức 2 buổi chiều dạy tăng cường ôn tập trong tuần.
Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục cần chủ động tổ chức hình thức ôn tập phù hợp để vừa dạy kiến thức mới bên cạnh củng cố kiến thức cũ. Đặc biệt, trường THCS, THPT cần tổ chức tốt việc ôn tập chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiêp THPT năm 2021 và thi tuyển sinh vào 10. Hướng dẫn học sinh ngoài ôn tập trên lớp cần dành thời gian phù hợp để tự học, ôn tập theo tài liệu, nội dung giáo viên giao… – Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội
Nhịp giáo dục bình thường mới
Nhịp sống thường nhật quay trở lại khi hầu hết học sinh các tỉnh thành trên cả nước được đến trường sau kỳ nghỉ Tết và nghỉ để phòng chống Covid-19.
Ảnh minh họa/INT
Năm nay, việc cho học sinh tạm dừng đến trường, rồi mở cửa trường học trở lại diễn ra "êm ả", với sự chủ động của ngành Giáo dục; sự đồng thuận của dư luận xã hội, trong đó có cha mẹ học sinh. Nhiều phụ huynh mong ngóng ngày con đi học trở lại, đến mức nội dung này xuất hiện thành "trend" trên mạng xã hội với cách gọi vui là "ngày hội giải phóng phụ huynh".
Điều này một mặt cho thấy sự an tâm của cha mẹ khi Covid-19 được kiểm soát; sự thích nghi với điều kiện dịch bệnh; đặc biệt là niềm tin vào hệ thống giáo dục khi mục tiêu "kép" từng được hoàn thành xuất sắc. Qua những ngày này, vai trò của trường học càng được thể hiện rõ ràng, đậm nét hơn.
Để học sinh được đến trường, trọn vẹn với niềm vui gặp gỡ thầy cô, bè bạn, nhiều trường học đã hoạt động hết công suất trong ngày nghỉ để vệ sinh, khử khuẩn trường lớp; chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đón học sinh trở lại. Những tin nhắn đầy yêu thương và trách nhiệm được gửi đến từng học sinh, phụ huynh thông báo ngày đến trường, kèm lời căn dặn để làm sao đi học an toàn và nhanh chóng ổn định nền nếp học tập...
Điều có thể thấy rõ là việc quay trở lại trạng thái bình thường mới của ngành Giáo dục, dù cẩn trọng nhưng rất chủ động, mạch lạc. Sự chủ động đến từ nhiều phía. Cơ quan quản lý kịp thời ban hành văn bản tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn cơ sở giáo dục thích ứng với tình hình mới.
Trường học nhanh chóng xây dựng kế hoạch giáo dục, bắt nhịp luôn với dạy học online, kiểm tra trực tuyến...; sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt cho đối tượng nhỏ tuổi chưa tự sử dụng thiết bị công nghệ và học sinh khó khăn chưa có điều kiện học qua Internet...
Dịch bệnh kéo theo nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đồng thời cũng giúp ngành Giáo dục hướng đến hiệu quả, thực chất hơn khi giảm bớt kiến thức hàn lâm, hoạt động không cần thiết.
Với sự chủ động và kinh nghiệm phòng chống dịch năm 2020, hoạt động giáo dục được tiếp nối nhuần nhuyễn sau thời gian tạm dừng đến trường. Phần nào đã học trực tuyến, kiến thức nào cần củng cố, bổ sung; kết hợp học trực tiếp và trực tuyến như thế nào; nếu dịch bệnh lại phức tạp trở lại thì phương án ra sao... tất cả đều được dự trù và có giải pháp.
Mục tiêu kép chắc chắn vẫn được đặt lên hàng đầu; do đó bên cạnh công tác phòng chống dịch, các trường đồng thời xây dựng chương trình ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra, đánh giá học sinh sau thời gian nghỉ học; cùng với đó là triển khai chương trình giảng dạy theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngành Giáo dục...
Kinh nghiệm mở cửa trường học trở lại từng được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ với Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á tại Diễn đàn chính sách trực tuyến chủ đề "Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19". Trong đó có việc bảo đảm chất lượng học tập để bù lại thời gian giãn cách xã hội; chú ý đến học sinh không quay trở lại trường học, hoặc những em quay lại trường học nhưng không bắt nhịp được với việc học; tập hợp các video bài giảng được thực hiện và chia sẻ bởi giáo viên để tạo thành kho tài liệu số trực tuyến...
Mở lại trường học nhưng không chủ quan trước diễn biến dịch bệnh. Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Bộ GD&ĐT, người đứng đầu ngành Giáo dục cũng chỉ đạo: Mặc dù dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, song diễn biến tiếp theo chưa thể nói trước, vì vậy, các đơn vị chuyên môn tùy theo chức năng, nhiệm vụ đưa ra kịch bản, phương án khác nhau, để dù tình huống nào xảy ra cũng thực hiện được ngay.
Trở lại trường, thầy trò cả nước còn một học kỳ để chạm vào vạch đích năm học 2020 - 2021, trong đó có những kỳ thi quan trọng đợi chờ phía trước (thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT...). Còn vô vàn công việc mà ngành, thầy cô phải to toan. Nhưng với kinh nghiệm, bài học của năm 2020 nói trên, chúng ta có cơ sở để tin tưởng mục tiêu kép một lần nữa sẽ được thực hiện tốt trong toàn ngành Giáo dục.
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Trường tốp dưới cần nâng chất lượng để "hút" HS Việc một số phụ huynh mong muốn con được đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường tốp đầu là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là cần tuân thủ qui định. Các trường tốp dưới cũng cần quan tâm nâng chất lượng để "hút" HS. Ảnh minh họa. Theo một số phụ huynh học sinh ở khu vực Hoàng Mai, Hà Đông,...