Nỗi lo thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Học sinh, nhà trường nói gì?
Theo kế hoạch tuyển sinh, trong tháng 3 Hà Nội sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phụ huynh, học sinh lớp 9 như “ngồi trên đống lửa” khi đến nay Hà Nội vẫn chưa công bố phương án tuyển sinh cụ thể.
Clip ghi nhận của báo Tin tức tại Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội):
Đề xuất thi 3 môn
Trong những ngày qua, trước thông tin Hà Nội vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh với 4 môn thi vào lớp 10 như năm ngoái đã gây những phản ứng trái chiều trong dư luận.
Tuy nhiên, khẳng định lại với báo chí, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết đơn vị này vẫn đang nghiên cứu và chưa trình phương án nào. Trong khi đó, hàng loạt địa phương đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 chỉ thi 3 môn bởi những tác động của dịch bệnh.
Tại nhiều trường THCS trên địa bàn Hà Nội tình trạng vừa học trực tuyến và trực tiếp được các nhà trường linh hoạt bởi số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng. Đây cũng là nỗi lo lắng của phụ huynh, học sinh và giáo viên trước việc Hà Nôi chưa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội), tỷ lệ học sinh đến lớp học trực tiếp chưa đạt 50%, có lớp học sinh đến học nhưng giáo viên F0 phải dạy online và nhiều lớp phải học online toàn bộ.
Một số học sinh bày tỏ nguyện vọng mong muốn Sở GD&ĐT Hà Nội sớm công bố phương án tuyển sinh để chủ động học tập. Học sinh Dương Khánh Vi, lớp 9A9, Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết: “Em mong muốn tập trung thi 3 môn là Toán, Văn, Anh. Nếu thi 4 môn thì em mong môn thứ tư là những môn học có thể áp dụng vào đời sống nhiều hơn. Thời gian học online em khá lo lắng bởi bản thân bị hổng kiến thức rất nhiều. Việc đi học trở lại trường học trực tiếp vẫn là tốt nhất”.
Cô Nông Thị Hải Bằng, Giáo viên dạy Toán, Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Qua nhiều năm dạy học thì đây là năm học vô cùng khó khăn với ngành giáo dục bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Khối lượng kiến thức nhiều trong khi học sinh phải học online hoặc có đến trường học trực tiếp nhưng cũng không đầy đủ. Giáo viên kiểm soát, trao đổi bài với học sinh bị hạn chế. Thời gian kiểm tra một bài trên online mất nhiều thời gian và theo đánh giá của tôi, kết quả không được khách quan. Nếu được thì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ nên 3 môn Toán, Văn, Anh để giảm lo lắng cho học sinh”.
Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Quận Ba Đình, Hà Nội) vừa lấy phiếu khảo sát giáo viên trong trường về việc thi 3 hay 4 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Theo cô Phạm Hương Giang, Hiệu trưởng nhà trường thì kết quả cho thấy 100% giáo viên đồng ý chọn thi 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội.
“Về vấn đề này Trường THCS Nguyễn Tri Phương đã vào cuộc từ tháng 11/2021 và nhiều giáo viên, học sinh của trường đã bày tỏ về việc năm nay Hà Nội chỉ nên tổ chức thi 3 môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Điều này đã được xã hội đồng thuận, an lòng phụ huynh, học sinh lúc dịch bệnh. Đây là năm học quá khó khăn nên ngành giáo dục Thủ đô sớm công bố kế hoạch chi tiết để tiết kiệm sức người, sức của và là cách chia sẻ khó khăn của giáo dục với xã hội”, cô Phạm Hương Giang cho biết.
Đồng ý quan điểm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ thi 3 môn thi, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, năm nay dịch bệnh kéo dài quá lâu và bùng phát rất mạnh, học sinh đang chịu áp lực quá nhiều về sức khỏe và học tập. Sở GD&ĐT nên công bố phương án tuyển sinh sớm để học sinh ôn tập và học tập.
Phương án sẽ tính toán tới bối cảnh dịch bệnh?
Tuy nhiên, ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Dù phương án tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội có quyết định thi 3 hay 4 môn thì cũng không quá ảnh hưởng bởi nhà trường đã sẵn sàng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học. Chẳng hạn, đối với học sinh lớp 9, ngay từ đầu năm học trường đã đưa ra hoạt động ôn tập trọn gói. Nghĩa là cuối mỗi môn học đều có tổng kết. Bắt đầu từ học kỳ II, khi học sinh đi học trực tiếp, các thầy cô cung cấp tài liệu để cả học sinh học trực tiếp hay online đều chủ động. Phụ huynh học sinh cũng nắm được nội dung ôn tập cụ thể để đồng hành cùng học sinh. Nếu 2 tháng cuối cùng của năm học, các em phải học online, trường sẽ đưa ra hai phương án: Một là cung cấp lượng kiến thức hàng tuần; tổ chức kiểm tra định kỳ thường xuyên để đánh giá sự tiến bộ của học sinh”.
Ông Đặng Việt Hà cũng cho rằng, dù thi 3 hay 4 môn nhưng chắc chắn phương án thi của Hà Nội sẽ tính toán đến những tác động của dịch bệnh để cân đối. Do đó, phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng.
Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT, năm 2022, Hà Nội dự kiến có khoảng 110.000 học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp trung học cơ sở và gần 100.000 thí sinh dự tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông.
Ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục sử dụng công cụ xác nhận nhập học trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho người dân đồng thời ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, giúp công tác tuyển sinh được chính xác, minh bạch, khách quan.
Tại Hà Nội, học sinh tham gia vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ phải tham gia 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Môn thi thứ 4 do Sở GD&ĐT quyết định để tránh tình trạng học lệch, học tủ và sẽ được công bố vào trung tuần tháng 3 mỗi năm. Tuy nhiên, thời điểm này, mong muốn lớn nhất của phụ huynh, học sinh cũng như nhiều giáo viên là Sở nên căn cứ vào tình hình thực tế để có chính sách linh hoạt trong phương án tuyển sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Dưới đây là một số hình ảnh về tình trạng dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp trong bối cảnh dịch bệnh:
Tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp rất thấp do số ca nhiễm COVID-19 ở cả giáo viên và học sinh liên tục tăng trong tuần qua. Nhiều lớp học tại Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) phải học online.
Học sinh Hà Linh (Lớp 9, Trường THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội) mong muốn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ có 3 môn thi.
Một số lớp có giáo viên đứng lớp.
Nhiều lớp rất vắng do có học sinh mắc COVID-19.
Tuy nhiên cũng có lớp học học sinh đến trường học trực tiếp nhưng giáo viên lại dạy online từ nhà.
Lớp học vẫn nghiêm túc khi không có giáo viên đứng lớp trực tiếp.
Một số học sinh lớp 9 mong muốn, nếu phải thi môn thứ 4 thì ngành giáo dục Thủ đô nên chọn môn học gần gũi với đời sống.
Các trường đồng loạt đổi phương thức xét tuyển và mở nhiều ngành học mới
Nhiều trường đại học ở TP.HCM và Hà Nội công bố các phương án tuyển sinh trong năm tới với nhiều điểm mới về cách xét tuyển và ngành học.
Theo công bố mới nhất, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ tuyển khoảng 4.000 chỉ tiêu cho 35 ngành đào tạo bằng đồng thời 4 phương thức. Trường cũng mở mới 6 ngành học là Quản trị văn phòng, Kinh tế quốc tế, Công nghệ tài chính, Kiểm toán, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị sự kiện.
Các phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ THPT và xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đáng chú ý ở phương thức xét học bạ, năm nay trường chỉ xét kết quả học tập của 3 học kỳ THPT (hai học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12) thay cho việc xét từ 5 học kỳ đầu THPT của năm 2021 nhằm nâng cao chất lượng xét tuyển đầu vào.
Với phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ, thí sinh cần tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển (gồm học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
Sinh viên y khoa thực hành. (Ảnh minh hoạ: HIU)
Điểm mới trong danh mục tuyển sinh năm tới của Đại học Quốc tế Hồng Bàng là tiếp tục đầu tư cho khối ngành sức khỏe với dự kiến mở thêm 2 ngành là Y học cổ truyền và Sức khỏe răng miệng. 7 ngành đang đào tạo gồm: Y đa khoa, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Dược, Xét nghiệm, Phục hồi chức năng, Hộ sinh. Ngoài ra, khoa Kinh tế quản trị mở mới ngành Thương mại điện tử, Viện Giáo dục và đào tạo giáo viên mở thêm ngành Giáo dục tiểu học.
Năm 2022, trường tiếp tục áp dụng 6 phương thức để tuyển sinh cho tất cả các ngành học trình độ đại học chính quy, đặc biệt nhà trường vẫn tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh.
6 phương thức tuyển sinh năm 2022 bao gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, xét kết quả học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường, kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test), xét tuyển thẳng và xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM.
Theo công bố của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), năm 2022 trường tuyển khoảng hơn 3.600 chỉ tiêu với 6 phương thức trong đó ưu tiên nhiều nhất dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Năm sau, trường dự kiến sẽ xây dựng và mở một số ngành mới, chương trình đào tạo mới như: Công nghệ điện tử và tin học (ngành thử nghiệm), Kỹ thuật máy tính và ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. Ngoài ra, trường còn đào tạo 1 chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng. Cũng trong năm học này, trường bắt đầu thực hiện về đề án đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ đại học.
Về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (chiếm chỉ tiêu xét tuyển tối đa 4%). Xét tuyển theo quy định dành cho học sinh giỏi các trường chuyên và các trường THPT chiếm từ 10% - 15%. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chiếm từ 15% - 50%.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức chiếm từ 40%- 70%. Tuyển thí sinh có quốc tịch Việt Nam học trường nước ngoài tại Việt Nam (chiếm tối đa 3% tổng chỉ tiêu xét tuyển). Tuyển học bạ (chiếm chỉ tiêu 5% - 10%).
Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội vừa đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường tuyển sinh bằng 3 phương án và thay đổi đáng kể về chỉ tiêu. Trường dành 10 - 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 - 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 - 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.
Đại diện Đại học Giao thông Vận tải cũng cho hay, trường sẽ duy trì bốn phương thức tuyển sinh như năm ngoái gồm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp (40 - 50%), kết quả học bạ THPT (20 - 30%), tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (1 - 2%), xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp (5 - 10%).
Trường cũng dành 20- 30% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức. So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm khoảng 30%.
Đại diện Đại học Thủy lợi cho biết, dự kiến năm 2022 trường sẽ tuyển khoảng khoảng 5.200 sinh viên cho 39 ngành đào tạo. Ngoài 3 phương thức truyền thống: xét tuyển thẳng, xét kết quả học tập 3 năm THPT, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay trường áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Năm 2022, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu bằng 4 phương thức là xét tuyển thẳng và kết hợp, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên dự kiến tuyển sinh 3.100 sinh viên qua 4 phương thức, gồm: tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả học tập THPT.
Đại diện Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, phương thức tuyển sinh của trường là dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% còn lại là chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022 để làm phương thức tuyển sinh. Thời gian tới, trường sẽ công bố số lượng chỉ tiêu và tỷ lệ xét tuyển theo từng phương thức xét cụ thể.
Tuyển sinh đại học 2022: Đổi mới nhưng có lộ trình, không nóng vội Trong phương án tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT đã khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn. Trước chủ trương này, bên cạnh việc ủng...