Nỗi lo của Mỹ ngày càng tăng về tên lửa ATACMS viện trợ cho Ukraine
Có những lo ngại ngày càng tăng từ Nhà Trắng rằng tên lửa ATACMS viện trợ cho Ukraine có thể không đóng một vai trò quan trọng nào.
Tên lửa được phóng thử từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tờ New York Times của Mỹ mới đây viết rằng Nhà Trắng đang lo ngại tên lửa ATACMS (Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân – Army Tactical Missile System) tầm xa được chuyển giao cho Kiev sẽ không đóng vai trò đáng kể trong việc thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường Ukraine.
Điều đáng lưu ý là Tổng thống Mỹ Joe Biden từ lâu đã từ chối cung cấp ATACMS vì sợ những tên lửa này có thể vượt qua “ranh giới đỏ” của Điệnn Kremlin.
Mối lo ngại hiện nay về ATACMS là chính tên lửa này sẽ không đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine khi quân đội Nga biết cách đối phó, đặc biệt là triển khai các căn cứ tiền phương và cơ sở hậu cần ngoài tầm bắn của tên lửa ATACMS.
Các cố vấn cấp cao của Tổng thống Biden nói rằng Mỹ đã cung cấp cho Kiev gần như tất cả hệ thống vũ khí mà họ yêu cầu. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Tổng Tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, tuyên bố rằng cần phải có tiến bộ công nghệ đáng kể trong lĩnh vực vũ khí mới thoát khỏi tình trạng bế tắc trên chiến trường hiện nay, nếu không sẽ không “một bước đột phá lớn nào xảy ra”.
Bình luận về tuyên bố gây tranh cãi của Tướng Zaluzhny, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng hầu hết vũ khí của Mỹ đến quá muộn để phát huy những tác dụng mà Kiev cần. Cần nhắc lại trước đó có thông tin cho rằng một nhóm đảng viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Biden chuyển tên lửa ATACMS tầm xa hơn sang Ukraine.
Video đang HOT
Theo một số đảng viên Cộng hòa, Ukraine đã chứng tỏ khả năng sử dụng tên lửa một cách có trách nhiệm. Họ cũng lưu ý rằng không có phản hồi nào từ Nga về việc sử dụng chúng.
Tuy nhiên ngày 18/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích việc Washington cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine là một “sai lầm” và khẳng định chúng không làm thay đổi căn bản tình hình trên chiến trường.
Ông Putin lập luận rằng các tên lửa này sẽ dẫn đến “thương vong không cần thiết” và “kéo dài nỗi đau” của Ukraine, nhưng cũng thừa nhận các hệ thống tên lửa do Mỹ cung cấp “sẽ gây thiệt hại và mối đe dọa”.
Đến nay, Ukraine được cho là đã ít nhất 2 lần sử dụng ATACMS để tấn công các lực lượng Nga. Vào ngày 17/10, Ukraine tuyên bố đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào hai sân bay ở Berdyansk và Luhansk, sử dụng biến thể bom chùm M39 của ATACMS. Cuộc tấn công đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn chục máy bay trực thăng, hệ thống phòng không và kho đạn dược của Nga tại các địa điểm trên.
Nga cũng thông báo cuộc tấn công thứ hai mà Ukraine sử dụng ATACMS vào ngày 25/10 nhằm vào một sân bay khác ở phía Nam vùng Luhansk, đã bị ngăn chặn với hai tên lửa bị bắn hạ. Đầu tháng 11 này, Moskva phản ứng trước việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ sản xuất bằng cách chỉ đạo tất cả lực lượng phòng không Nga thực hiện huấn luyện diễn tập mô phỏng để bắn hạ chúng.
Cách Nga vô hiệu hóa vũ khí phương Tây ở Ukraine
Kỹ thuật đảo ngược giúp Nga phân tích, tìm ra điểm yếu của các vũ khí phương Tây, từ đó giúp Moscow đối phó với những vũ khí này trên chiến trường Ukraine.
Một hệ thống phòng không Pantsir (Ảnh: Sputnik).
"Đối thủ cũng sản xuất các thiết bị hiện đại. Nếu có cơ hội nhìn vào bên trong các loại vũ khí này và xem xét liệu có điều gì mà chúng ta có thể áp dụng, tại sao chúng ta lại không làm như vậy?", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hồi tháng 7.
Mỹ và các đồng minh đã viện trợ quân sự khoảng 95 tỷ USD cho Ukraine trong 18 tháng qua. Các nước này chuyển cho Ukraine nhiều vũ khí hiện đại từ xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh Bradley đến các tổ hợp pháo phản lực HIMARS, tên lửa hành trình Storm Shadow, hệ thống phòng không NASAMS.
Tuy nhiên, Nga cho rằng việc phương Tây tiếp tục cấp vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột leo thang và kéo dài, trong khi không thể xoay chuyển cục diện chiến sự. Moscow tuyên bố đã phá hủy hoặc thu giữ một lượng lớn vũ khí của phương Tây.
"Bất kỳ chiến lợi phẩm nào chúng tôi thu được trên chiến trường đều có giá trị về tính năng thiết kế, giải pháp thiết kế nhất định", nhà phân tích, sỹ quan tình báo quân đội đã nghỉ hưu Anatoliy Matviychuk nói với Sputnik.
Ông Matviychuk nói: "Ví dụ, xe tăng Leopard khiến chúng tôi hào hứng về các bộ phận của áo giáp và hệ thống điều khiển hỏa lực của súng xe tăng. Xe chiến đấu bộ binh Bradley cũng đáng quan tâm bởi khẩu pháo nòng 25mm".
"Tất cả các thiết bị thu được đều được các kỹ sư quân sự của chúng tôi nghiên cứu cẩn thận. Chúng tôi so sánh nó với thiết bị của chính mình và ngay lập tức đưa ra các khuyến nghị để chống lại những thiết bị này trên chiến trường", ông Matviychuk cho biết thêm.
Ông nhấn mạnh, trong tương lai, Nga có thể sử dụng một số công nghệ thu được từ phương Tây để áp dụng cho các thiết bị của mình.
Theo ông Matviychuk, có rất nhiều bằng chứng cho thấy Nga đang tận dụng kết quả phân tích vũ khí NATO thu được từ Ukraine, đặc biệt trong lĩnh vực tên lửa.
"Các tên lửa HIMARS mà chúng ta thu giữ được từng có thể dễ dàng qua mặt hệ thống phòng không Pantsir. Chuyện đó sẽ không lặp lại. Chúng ta đã tìm ra điểm yếu của chúng, phát hiện tần suất của hệ thống kiểm soát, hiện giờ hệ thống phòng thủ của chúng ta có thể phá hủy chúng", ông Matviychuk nêu ví dụ.
Hồi đầu năm nay, Không quân Nga cho biết hệ thống Pantsir của họ đã được trang bị thiết bị chụp ảnh nhiệt mới và bản cập nhật phần mềm để tăng đáng kể tỷ lệ đánh chặn tên lửa HIMARS.
Một giám đốc điều hành cấp cao của tập đoàn công nghệ Rostec của Nga nói rằng tỷ lệ đánh chặn của các hệ thống tên lửa Pantsir với tên lửa HIMARS trên chiến trường đạt 100%.
"Bất cứ vũ khí nào cũng được hiện đại hóa và nâng cấp dựa trên kết quả tác chiến. Đó là một quá trình liên tục. Ví dụ, sau khi đối phương (Ukraine) nhận được các tổ hợp HIMARS, chuyên gia của chúng ta đã nâng cấp Pantsir để đánh chặn", ông Matviychuk cho hay.
Ngoài ra, ông Matviychuk cũng lấy ví dụ với tên lửa hành trình Storm Shadow. Đây là tên lửa tầm xa mà Anh cung cấp cho Ukraine. Với tầm bắn lên tới 300km, tên lửa này có thể giúp Ukraine tập kích các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến của Nga.
Tháng trước, quân đội Nga đã thu giữ một tên lửa Storm Shadow còn nguyên vẹn của Ukraine. Tên lửa sau đó được tháo dỡ và đưa lên một chiếc xe tải chuyển đến khu vực phía sau tiền tuyến để phân tích thêm.
"Với tên lửa Storm Shadow, Bộ Quốc phòng cho biết các hệ thống phòng không của chúng ta đã bắn hạ gần 90% tên lửa này", ông Matviychuk nói.
Triều Tiên thất bại trong vụ phóng tên lửa mới nhất Sáng 31.5, CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa mang theo thiết bị mà nước này gọi là "vệ tinh không gian" trong khi Hàn Quốc gọi là "vệ tinh do thám quân sự" ở vùng biển phía nam. Theo phía Hàn Quốc, vụ phóng diễn ra lúc 6 giờ 29 phút, Hãng Reuters đưa tin. Ngay sau đó, Thông tấn xã Trung...