Cận cảnh Nga phóng tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Hoàng đế Alexander III đã phóng thành công tên lửa liên lục địa Bulava.
Hãng tin TASS dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (5/11) cho hay, tên lửa Bulava được phóng từ vị trí dưới nước ở biển Trắng ngoài khơi bờ biển phía bắc của Nga đã bắn trúng mục tiêu cách đó hàng ngàn km trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông, Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng tên lửa là một phần trong giai đoạn cuối của chương trình thử nghiệm cấp nhà nước và sau đó sẽ có quyết định giao tàu ngầm mới cho hải quân.
Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Borei được trang bị 16 tên lửa Bulava và vũ khí ngư lôi hiện đại. Tên lửa Bulava dài 12m, có tầm bắn ước tính 8.000km và có thể mang tới 6 đầu đạn hạt nhân.
Các tàu ngầm hạt nhân này thuộc thế hệ thứ 4 và là một phần của lực lượng tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương. Hiện nay, Hải quân Nga có 3 tàu ngầm mang tên lửa Borei đang phục vụ.
Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ thời điểm diễn ra cuộc thử nghiệm.
Mỹ đáp trả quyết định đình chỉ Hiệp ước New START của Nga
Mỹ sẽ ngay lập tức ngừng thông báo cho Nga về tình trạng hoặc vị trí của tên lửa và bệ phóng theo qui định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).
Ngày 1/6 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo khẳng định, từ ngày 1/6/2023, Mỹ sẽ chấm dứt thực hiện các thông báo cho Nga theo qui định của Hiệp ước, bao gồm việc cập nhật về tình trạng hoặc vị trí của tên lửa và bệ phóng nằm trong danh sách kiểm soát, bao gồm cả những thông tin từ xa về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Chính phủ Mỹ cho biết lý do dẫn tới quyết định trên là vì phía Nga đã từ chối tổ chức 18 cuộc thanh sát mỗi năm; tham gia các cuộc họp của Ủy ban Tư vấn Song phương (BCC), cũng như từ chối nghĩa vụ cung cấp các thông báo và dữ liệu cần thiết theo Hiệp ước New START.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá, mặc dù Moskva không có hoạt động đáng kể nào vượt quá giới hạn Hiệp ước trong năm 2022 song việc Nga không cho phép thanh sát và cung cấp thông báo làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đánh giá việc triển khai hạt nhân của Nga.
Bên cạnh việc giữ dừng các thông báo, Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ngừng tạo điều kiện cho các cuộc thanh sát Hiệp ước New START trên lãnh thổ của mình bằng cách thu hồi thị thực đã cấp cho các thanh sát viên Nga, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp đối phó có thể đảo ngược và đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý.
Theo thông cáo, Mỹ đã thông báo trước cho Nga về các biện pháp đối phó, đồng thời khẳng định Washington vẫn sẵn sàng hợp tác với Nga để tiếp tục thực hiện Hiệp ước New START và sẵn sàng làm việc mang tính xây dựng với Nga để thực hiện đầy đủ qui định trong thỏa thuận này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng chỉ ra rằng quyết định đình chỉ Hiệp ước của Nga sẽ không ngăn Mỹ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
Vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thông qua luật đình chỉ tham gia New START, thỏa thuận kiểm soát hạt nhân cuối cùng giữa Moskva và Washington, vì cho rằng Washington đang sử dụng hiệp ước này để giúp Ukraine tấn công địa điểm chiến lược của Nga.
Hồi cuối tháng 5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cũng cáo buộc Washington không tuân thủ các nguyên tắc kiểm đếm được qui định trong New START. Nhà ngoại giao Nga nhấn manh: "Các số liệu được khai báo thường là hư cấu hoặc có điều kiện. Đặc biệt, dữ liệu liên quan tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố gần đây tiếp tục gây hiểu lầm do sự không nhất quán trong nguyên tắc kiểm đếm".
Nga sẽ triển khai tàu ngầm tên lửa tối tân cho Hạm đội Thái Bình Dương? Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Nga sẽ chuyển đến căn cứ thường trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào tháng 8, theo Hãng tin TASS hôm nay 24.5. "Tàu ngầm Generalissimo Suvorov sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi liên hải quân từ Hạm đội Phương Bắc (ở Bắc Cực)...