Tiết lộ các điều kiện để EU chấp thuận mở đàm phán gia nhập với Ukraine
Quyết định mới nhất của Ủy ban châu Âu mang lại những bất ngờ – vừa dễ chịu vừa thách thức đối với Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: president.gov.ua
Tham vọng gia nhập EU của Ukraine đã nhận được động lực quan trọng khi Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các cuộc đàm phán chi tiết sẽ bắt đầu vào năm tới.
Theo tờ Pravda (Ukraine), EC, cơ quan điều hành của EU, mới đây đã thông qua một quyết định được mong đợi từ lâu nhưng vẫn là tạm thời về việc bắt đầu đàm phán gia nhập của Ukraine.
Quyết định mới nhất của EC mang lại những bất ngờ cho Ukraine – vừa dễ chịu vừa thách thức. Cụ thể, EC đã khuyến nghị các quốc gia thành viên (những nước đưa ra quyết định cuối cùng) nên khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine. Đây được cho là một chiến thắng với Ukraine, nhưng quyết định trên của EC không phải là cuối cùng. Nó phải được phê duyệt (ở dạng hiện tại hoặc ở dạng cập nhật) bởi hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 14/12 tới.
Ukraine đang kỳ vọng một thủ tục gia nhập nhanh chóng được cấp cho Kiev, điều mà trước đây chưa từng tồn tại. Các giai đoạn trung gian, kỹ thuật sẽ bắt đầu vào tháng 12/2023 ngay sau khi quyết định chính trị được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh EU.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, vì mọi quyết định đều cần có sự đồng thuận, trong khi vấn đề với Hungary vẫn chưa được giải quyết. Một ví dụ để so sánh: Albania và Bắc Macedonia đã phải chờ phê duyệt “khuôn khổ đàm phán” trong hơn hai năm. Kiev luôn cho rằng tốc độ chậm như vậy là không thể chấp nhận được.
Vì vậy, EC đã tạo ra một thủ tục gia nhập của Ukraine chưa từng tồn tại trước đây với 4 yêu cầu được liệt kê trong quyết định mà Ukraine phải đáp ứng trước tháng 3/2024 để được “bật đèn xanh”: Thứ nhất, ban hành luật do chính phủ đề xuất tăng giới hạn nhân sự cho Cơ quan Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine (NACP). Thứ hai, loại bỏ khỏi luật phòng chống tham nhũng các quy định hạn chế quyền hạn của NACP trong việc tiếp tục xác minh tài sản.
Thứ ba, ban hành luật vận động hành lang điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu. Thứ tư, ban hành luật giải quyết các khuyến nghị còn lại của Ủy ban Venice (cơ quan tư vấn của Hội đồng châu Âu) vào tháng 6/2023 và tháng 10/2023 liên quan đến Luật các dân tộc thiểu số.
Vấn đề dân tộc thiểu số trên được cho là nhằm xoa dịu Hungary chỉ trích Ukraine, nhưng còn tùy thuộc vào tình hình chính trị. Đối với Hungary, điều kiện này có thể giúp Thủ tướng Viktor Orbán thỏa hiệp với EC liên quan đến lĩnh vực tài chính, vì ông có thể tận dụng việc chặn Ukraine để được giải ngân các quỹ của EU đang bị phong tỏa giành cho nước này, trong khi Ukraine cũng phải thỏa hiệp với Hungary.
Tuy nhiên, yêu cầu thứ ba được cho là thực sự thách thức với Ukraine. Nó đặt ra một tiền lệ có thể gây ra vấn đề cho Kiev trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Yêu cầu này khiến cho các cuộc đàm phán thành viên phụ thuộc vào việc Ukraine có thông qua luật vận động hành lang hay không.
Nội dung hội đàm giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Hungary ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Viktor Orban tái khẳng định quan hệ Nga - Hungary trong bối cảnh căng thẳng quốc tế.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 17/10/2023. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 17/10 đã tái khẳng định cam kết của hai bên đối với quan hệ song phương trong bối cảnh quốc tế căng thẳng vì cuộc xung đột cả ở Ukraine và Trung Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Trung Quốc. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Nga và một nhà lãnh đạo EU kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.
Cuộc gặp diễn ra tại Bắc Kinh, nơi hai nhà lãnh đạo tham dự diễn đàn quốc tế Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Nhà lãnh đạo cấp cao nhất của EU tham dự hội nghị thượng đỉnh BRI lần thứ ba vào ngày 17-18/10 là Thủ tướng Hungary.
Hungary là nước phản đối nhiều sáng kiến của EU nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và vẫn nhập phần lớn dầu thô, khí đốt từ Moskva.
Hãng thông tấn Nga TASS, dẫn lời ông Orban nêu rõ: "Hungary chưa bao giờ tìm cách đối đầu với Nga. Đúng hơn là điều ngược lại: Hungary luôn theo đuổi mục tiêu xây dựng và mở rộng mối quan hệ truyền thống tốt nhất".
Đáp lại, ông Putin nói: "Điều rất quan trọng là có cơ hội trao đổi quan điểm không chỉ về quan hệ song phương mà còn về tình hình thế giới và ở châu Âu với một trong các nước EU - với Hungary trong trường hợp này. Chúng tôi biết rằng quan điểm của chúng ta không phải lúc nào cũng song trùng, nhưng theo tôi, cơ hội để trao đổi quan điểm luôn cực kỳ quan trọng".
Ông Putin lưu ý thêm với Thủ tướng Orban: "Mặc dù trong điều kiện địa chính trị hiện nay, cơ hội duy trì liên lạc và phát triển quan hệ còn rất hạn chế, tuy nhiên, sẽ có lợi khi quan hệ của chúng tôi với nhiều nước châu Âu được duy trì và phát triển. Một trong những quốc gia này là Hungary".
Trong một phản hồi qua email gửi cho Reuters, người phát ngôn của Thủ tướng Hungary, Bertalan Havasi cho biết ông Orban và Tổng thống Putin cũng đã thảo luận về các chuyến hàng khí đốt và dầu mỏ cũng như các vấn đề năng lượng hạt nhân. Theo hợp đồng năm 2014 được trao mà không cần đấu thầu, tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Hungary.
Ông Havasi thông báo Thủ tướng Orban đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng đối với châu Âu, bao gồm cả Hungary, là chấm dứt các lệnh trừng phạt Nga và ngăn chặn cuộc xung đột ở Ukraine cũng như dòng người tị nạn.
Tổng thống Nga và ông Orban nói chuyện trực tiếp lần gần đây nhất vào ngày 1/2/2022, trong một cuộc gặp kéo dài vài giờ ở Moskva, đúng ba tuần trước khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Hungary hiện vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi hơn với Nga so với các quốc gia EU khác và được coi là nước có thể phản đối mở các cuộc đàm phán để Ukraine gia nhập EU vào tháng 12 tới. Việc này vốn đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của 27 thành viên khối.
Nhà Trắng công bố nội dung thảo luận giữa Tổng thống Biden và Zelensky Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã cùng thảo luận về nhiều vấn đề khi hội đàm tại thủ đô Washington, D.C. ngày 21/9. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: AP Theo công bố của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã bàn về vấn đề khôi phục các...