Nối gót Trump, chính quyền Biden tích cực đưa các công ty Trung Quốc ra tòa
Tương tự như Nhà Trắng dưới thời Trump, chính quyền Biden duy trì đường lối cứng rắn với các công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 13/4 cho biết đã ban hành trát đòi hầu tòa với một công ty Trung Quốc như một phần trong quá trình đánh giá chuỗi cung ứng của chính quyền Biden về bất cứ rủi ro nào với an ninh quốc gia Mỹ.
“Trát đòi hầu tòa được đưa ra hôm nay cho phép Bộ Thương mại thu thập thông tin giúp đưa ra quyết định về nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh Mỹ và công dân Mỹ”, Bộ này cho biết trong tuyên bố hôm 13/4.
Tuyên bố không rõ tên công ty nhận trát.
Chính quyền Biden duy trì đường lối cứng rắn với các công ty Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Tiếp nối chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Biden duy trì đường lối cứng rắn với các công ty Trung Quốc, viện dẫn an ninh quốc gia và nhấn mạnh quan điểm của Tổng thống rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Mỹ.
Hồi tháng 2, bất chấp sự phản đối của các doanh nghiệp Mỹ, Nhà Trắng thông báo kế hoạch tiếp tục duy trì hiệu lực của các chính sách trừng phạt nhắm vào các hãng công nghệ Trung Quốc đã áp dưới thời ông Trump.
Tới giữa tháng 3, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã gửi trát đòi tới nhiều hãng công nghệ Trung Quốc hoạt động tại Mỹ để xem họ có gây ra rủi ro an ninh quốc gia hay không.
Thông báo này không nêu đích danh công ty nào, nhưng nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE trước đó bị loại khỏi các dự án phát triển hạ tầng viễn thông của Mỹ.
Video đang HOT
Về phần mình, Trung Quốc nhiều lần phủ nhận nước này đặt ra bất kỳ rủi ro an ninh nào đối với Washington.
Đảng Dân chủ tranh cãi về xem xét bãi nhiệm Trump
Nhiều đảng viên Dân chủ nóng lòng muốn phế truất Trump ngay lập tức, song số khác lo ngại nỗ lực đó có thể ảnh hưởng đến chính quyền Biden.
Căng thẳng đang dâng cao bên trong đảng Dân chủ về việc họ nên thúc đẩy nỗ lực xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump quyết liệt đến mức nào. Trong khi các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện tuyên bố Trump phải chịu hậu quả vì kích động cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1, Tổng thống đắc cử Joe Biden lại phát tín hiệu rằng ông không muốn nỗ lực này ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của mình.
Cả hai bên đều tỏ ra thận trọng, hiểu rõ rằng rất nhiều cử tri muốn quốc hội ngăn Trump kích động thêm bạo lực, nhưng cũng muốn Biden được tự do hành động ngay lập tức nhằm đối phó với đại dịch Covid-19 và vực dậy nền kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.
Một số đảng viên Dân chủ nói rằng họ lo ngại với phương án xem xét bãi nhiệm Tổng thống, nhưng không biết làm thế nào để chặn nó lại khi cơn hưng phấn chống lại Trump trong nội bộ đảng đang tăng cao.
"Phương án nào cũng sẽ có hậu quả và nó có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau", nghị sĩ Dân chủ bang Minnesota Dean Phillips nói. "Việc xem xét bãi nhiệm rõ ràng có những hệ quả riêng của nó và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không muốn gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính quyền Biden. Nhưng chúng tôi cũng muốn đảm bảo đạt được mọi thứ mình theo đuổi".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tối 10/1 thông báo Hạ viện sẽ "xúc tiến quá trình xem xét bãi nhiệm" Tổng thống Trump, song không nêu thời gian cụ thể.
Một dấu hiệu cho thấy đảng Dân chủ đang đấu tranh với câu hỏi về xem xét bãi nhiệm là việc nghị sĩ đến từ bang Nam Carolina James E. Clyburn hôm qua đề xuất Hạ viện bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Trump trong tuần này, nhưng sẽ chờ vài tháng trước khi đệ trình các điều khoản luận tội lên Thượng viện để xét xử.
Đề xuất này đã gây thất vọng lớn bên trong đảng Dân chủ do lo ngại rằng nó sẽ làm suy yếu lập luận của đảng rằng cần nhanh chóng phế truất Trump bởi ông là mối nguy hiểm tức thời đối với an ninh quốc gia.
Một số đảng viên Dân chủ hy vọng Biden có thể đưa ra một lập trường mạnh mẽ và "đạp phanh" với nỗ lực xem xét bãi nhiệm, song các đảng viên Dân chủ hàng đầu giờ đây nhận ra rằng Tổng thống đắc cử khó lòng đi xa hơn lời tuyên bố rằng sẽ "để quốc hội làm điều cần làm".
Pelosi và những lãnh đạo đảng Dân chủ khác ngày càng quyết tâm buộc Trump phải chịu trách nhiệm, đồng thời thúc ép các đảng viên Cộng hòa phải lựa chọn xem có đứng về phía Tổng thống hay không. Những lời kêu gọi từ đảng Cộng hòa về việc bác bỏ xem xét bãi nhiệm vì quá gây chia rẽ chỉ khiến nhiều thành viên Dân chủ trở nên tức giận hơn, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Trong số những người tham gia vào nỗ lực thúc đẩy xem xét bãi nhiệm Trump còn có nghị sĩ Dân chủ Florida Stephanie Murphy. Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội Twitter, bà nhấn mạnh quốc hội "có nghĩa vụ hiến pháp và đạo đức" buộc Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm "vì hành vi kích động bạo lực và nổi dậy".
Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Oregon Kurt Schrader hôm 8/1 còn bày tỏ quan ngại về việc xúc tiến xem xét bãi nhiệm quá nhanh, song một ngày sau, ông đã ủng hộ nỗ lực này. "Xem xét bãi nhiệm là công cụ trước mắt chúng ta", ông tweet.
Clyburn cho biết ý tưởng của ông về việc chờ sau 100 ngày Biden nhậm chức mới trình các điều khoản luận tội lên Thượng viện là nhằm cho phép tân tổng thống có thể sắp xếp các thành viên chủ chốt trong đội ngũ của mình.
"Hãy làm công việc của mọi người và hãy bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Tổng thống rồi chúng ta sẽ quyết định sau, hoặc Thượng viện sẽ quyết định sau nên làm gì", Clyburn nói.
Một số người khác lại cho rằng quốc hội nên khiển trách Tổng thống Trump thay vì xem xét bãi nhiệm ông, bởi hành động này có thể được thực hiện nhanh hơn và nhiều khả năng được ủng hộ rộng rãi.
Eleanor Holmes Norton, nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện, cho rằng đây là "cách duy nhất để gửi đi một thông điệp lưỡng đảng, lưỡng viện thống nhất và không chậm trễ thể hiện với quốc gia và thế giới rằng Mỹ là một đất nước thượng tôn luật pháp".
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Adam Kinzinger, người thường xuyên chỉ trích Trump, cũng ủng hộ phương án khiển trách Tổng thống.
Tuy nhiên, nhiều đảng viên Dân chủ lại lo ngại rằng nếu Hạ viện và Thượng viện không hành động nhanh chóng, Trump và những người ủng hộ ông sẽ tiếp tục theo đuổi nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử, tạo thêm các mối đe dọa mới đối với quốc gia và hệ thống dân chủ.
Trả lời phỏng vấn kênh CBS News tối 10/1, Pelosi cho biết một trong những lý do các nghị sĩ muốn xem xét bãi nhiệm Trump là nhằm ngăn ông tái tranh cử vào năm 2024. "Quốc hội có sự ủng hộ mạnh mẽ về việc xem xét bãi nhiệm Trump lần hai", bà nói trong cuộc phỏng vấn.
Phản ứng trước lập luận của một số nghị sĩ Cộng hòa rằng xem xét bãi nhiệm Trump sẽ tạo ra "khởi đầu tệ hại" cho Biden khi ông đang tìm cách đoàn kết quốc gia bằng chương trình nghị sự đầy tham vọng, nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu nhấn mạnh đất nước "không thể được hàn gắn nếu chúng ta chưa có được công lý".
Hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez đến từ New York khuyến khích đảng Dân chủ "dốc toàn lực" theo đuổi các cách tiếp cận khác nhau nhằm phế truất Trump. Bà bác bỏ luận điểm rằng việc loại bỏ Trump sẽ gây tác động xấu tới những kế hoạch của Biden, thay vào đó, theo bà, nếu không làm vậy, sự an toàn của Tổng thống đắc cử có thể bị đe dọa.
Một số đảng viên Dân chủ đang thúc đẩy viện dẫn Tu chính án 25 nhằm phế truất Trump nhanh chóng mà không cần đến sự tham gia của quốc hội. Tuy nhiên, kịch bản này cần Phó tổng thống Mike Pence và đa số bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Trump ủng hộ, viễn cảnh ít khả năng xảy ra.
Ở chiều hướng khác, Tổng thống đắc cử Biden không trực tiếp bình luận về khả năng xem xét bãi nhiệm Trump, thay vào đó ông nhấn mạnh trong một dòng tweet hôm 10/1 rằng "10 ngày nữa, chúng ta sẽ cùng nhau bước tiếp và xây dựng lại".
Hầu hết các đảng viên Cộng hòa đến nay đều im lặng về những hệ quả của vụ bạo loạn Đồi Capitol đối với Tổng thống Trump và cả những thành viên quốc hội khuyến khích việc này. Nhưng một số người đã hưởng ứng cùng các đồng nghiệp đảng Dân chủ kêu gọi Trump từ chức.
Trả lời phỏng vấn CNN tối 10/1 về việc liệu Tổng thống Trump có nên từ chức hay không, thượng nghị sĩ Cộng hòa Patrick J. Toomey khẳng định đây là "con đường tốt nhất hướng về phía trước".
Mick Mulvaney, cựu chánh văn phòng của Trump, cho hay trước đây, ông có thể bảo vệ mọi hành động của Tổng thống, nhưng sau vụ bạo loạn Đồi Capitol, ông sẽ "nghiêm túc" cân nhắc bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm Trump nếu vẫn còn là thành viên Hạ viện.
Trên chương trình "This Week" của đài ABC, cựu thống đốc New Jersey Chris Christie, một người từng ủng hộ nhiệt thành Tổng thống Trump, cũng cho biết ông sẽ bỏ phiếu ủng hộ xem xét bãi nhiệm nếu còn ở quốc hội.
"Nếu kích động nổi dậy không phải hành vi cần xem xét bãi nhiệm thì tôi thực sự không biết hành động nào xứng đáng hơn", ông nói.
Biden gỡ trừng phạt của Trump với Toà hình sự Quốc tế Biden gỡ lệnh trừng phạt do Trump áp đặt với công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế, khi chính quyền mới theo đuổi cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn. Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump, năm ngoái chỉ trích gay gắt Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague. Washington áp đặt cả các...