Nơi giáo viên là… học sinh
Cha mẹ nói sợ con quên tiếng mẹ đẻ, học tiếng Việt ở lớp thôi. Trong khi trường “thiếu đủ thứ”, nên việc dạy tiếng Việt cho học sinh rất vất.
Bình Phước có 41 thành phần dân tộc, trong đó khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc dạy và học tiếng Việt cho con em đồng bào thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh này.
“Đánh vật” với học trò
Là nơi có nhiều đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống nên Trường mầm non Hoa Lan, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, có trên 40% học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc truyền đạt tiếng Việt cho trẻ gặp nhiều trở ngại.
Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng của trường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của những người không biết chữ, không biết phép nhân, chia, cộng, trừ ở nơi cô sinh sống.
Khi gặp đồng bào đi bán hạt điều, thay vì hỏi được mấy tấn, tạ, cô phải hỏi: “Năm nay nhà mình được mấy bao điều?”. Vì họ không biết chữ, không biết tính toán nên chỉ đóng bao, rồi nhờ người biết chữ đếm.
Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng mầm non Hoa Lan: “Rất khó thuyết phục phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số cho con em đến lớp từ lứa tuổi mầm non để sớm tiếp cận với tiếng Việt”. Ảnh: Phúc Lập.
Ngoài điểm chính, trường mầm non Hoa Lan còn có 3 điểm trường ở các thôn 1, 2 và 5, trong đó 2 điểm trường có 100% học sinh là dân tộc thiểu số. Có mặt tại điểm trường thôn 2, chúng tôi thấy phòng học khoảng 70m2, chỉ có 8 trẻ, độ tuổi từ 1-5.
Thấy người lạ, các cháu tỏ vẻ nhút nhát và không muốn nói chuyện. Cô bé 4 tuổi tên Thị Lan được cô giáo đánh giá là lanh lợi nhất lớp nhưng khi tôi lại gần hỏi chuyện, cháu không trả lời mà chỉ cắn móng tay.
Cô Nông Thị Dương Tiểu, giáo viên phụ trách cho biết, lớp có 16 em, nhưng các em đi học thất thường, vì có anh chị học ở trường tiểu học sát bên, nên chỉ cần anh chị nghỉ là chúng nghỉ theo.
“Ở các điểm trường đông trẻ dân tộc thiểu số, ban giám hiệu thường gặp phụ huynh nói chuyện, khuyến khích họ sử dụng tiếng Việt hằng ngày để con em rèn luyện nhiều hơn nhưng họ bảo, ở nhà không muốn con nói tiếng Việt, vì sợ nó quên tiếng dân tộc. Chúng nói ở lớp vậy là đủ rồi”, cô Dương Tiểu nói.
Một lớp học tại điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh. Ảnh: Phúc Lập.
Chúng tôi đến điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh, đúng lúc các em học sinh lớp 1 đang học tăng cường tiếng Việt.
Cô Lê Thị Quỳnh Như, giáo viên phụ trách lớp, vừa dạy từ vừa minh họa bằng đồ vật và giải thích cặn kẽ cấu trúc của từ, câu thông qua việc nhìn – đọc – hiểu. Khi cô Quỳnh Như cho học sinh đọc từ ghép “tiếng hót” nhưng nhiều em vẫn phát âm là “tiêng hot”. Khi ghép trên bảng chữ cái vần “ót”, một số em không biết điền dấu hoặc có điền nhưng bị sai thành “òt”.
“Lớp có 27 học sinh thì 80% là học sinh dân tộc S’tiêng. Hầu hết trẻ đều không ra lớp mầm non nên việc học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 rất khó. Không chỉ lớp 1 mà lên lớp 2 các em phát âm vẫn khó, nhiều từ không dấu đọc thành có dấu, từ có dấu các em lại tự bỏ dấu. Khi mới nhận lớp, phải chỉ các em từ cách cầm bút đến chào hỏi.
“Có nhiều trường hợp ra lớp 1 nhưng học sinh không có giấy khai sinh, trường vẫn nhận và thay cha mẹ đi làm giấy khai sinh cho các em. Học sinh tiếp thu bài rất chậm, tôi tranh thủ rèn thêm cho các em vào giờ ra chơi và thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Việt với học sinh. Đây cũng là cách dạy hiệu quả nhưng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và tâm huyết. Truyền đạt cho các em, nếu không kiên nhẫn sẽ bỏ cuộc ngay”, cô Như nói.
Video đang HOT
Việc dạy tiếng Việt được minh họa bằng hình ảnh trực quan, mặc dù có hiệu quả nhưng còn không ít khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan. Ảnh: Trang Hương.
Với các điểm trường xa trung tâm huyện, việc dạy và học tiếng Việt càng khó khăn hơn. Đến điểm trường Cầu Đôi ở ấp Thuận Tiến, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú, thấy cô giáo Bùi Thị Hà đang dạy 7 học sinh tập đọc.
Đứng bên ngoài, nếu không lắng nghe kỹ thì không thể biết các em đang phát âm chữ gì. Cô Hà đang hướng dẫn cho học sinh làm quen với đề kiểm tra học kỳ 1, tập cho các em nối từ với hình ảnh phù hợp.
“Điểm trường này 100% học sinh là dân tộc S’tiêng. Đầu tháng 8 tôi nhận lớp. Cả lớp có 7 học sinh nhưng đến 5 em phải cầm tay uốn chữ, không khác gì dạy 1 lớp 30 – 40 em, vất như đánh vật, mệt hơn cày ruộng. Các em gần như không biết tiếng Việt. Lớp 1 thường hơn 10 giờ là nghỉ nhưng có hôm đến quá trưa, 1 giờ mới được về”, cô Hà cho biết.
Khi giáo viên là… học sinh
Đến trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, hình ảnh trước mắt chúng tôi là cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường đang cầm trên tay một tập tài liệu tiếng Khơme.
Hai quyển “tài liệu học vần chữ Khơme” tập 1 và 2, một quyển giáo trình của Bộ GD-ĐT, một quyển “Đàm thoại Việt – Khơme” của tác giả Ngô Chân Lý được cô Trâm mang đến đặt trên bàn làm việc hằng ngày.
Cô nói: “Vừa dạt vừa học”. Trong quyển tài liệu, bên cạnh chữ Khơme, các thầy cô dùng bút chì phiên âm sang tiếng Việt để dễ đọc. Những tờ giấy được đóng thành từng quyển nháp đã chi chít chữ, vì người học phải ghi rất nhiều lần mới có thể nhớ mặt chữ và phát âm đúng.
Thầy Lê Viết Tuất: “Chúng tôi phải tự học tiếng Khơme, học mọi lúc mọi nơi, để gần gũi hơn với học trò, thuận lợi hơn trong giảng dạy”. Ảnh: Trang Hương.
Theo cô Trâm, trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh có đến 4 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó người Khơme chiếm 60% nên lãnh đạo nhà trường quyết định chọn ngôn ngữ này để dạy cho cả học sinh và giáo viên.
Bên cạnh đó, là nơi giáp biên giới nước bạn Campuchia, nên tiếng Khơme đã trở thành ngôn ngữ phổ biến. Việc học ngôn ngữ này trở nên rất cần thiết. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đã tiến hành mở lớp dạy mỗi tuần hai buổi đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và năm 2013 mỗi tuần một buổi đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Thầy Lê Viết Tuất, giáo viên dạy môn Sử của trường cho biết: “Dù rất hạn chế về thời gian cho việc học từ mới, ôn lại bài cũ nhưng tôi rất thích học chữ Khơme. Tôi tận dụng mọi thời gian rảnh, ngoài việc học trên lớp chúng tôi được thầy giáo copy những bài đối thoại vào trong điện thoại, nên tôi cũng như những thầy cô khác có thể tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc”.
Cô giáo Bùi Thị Hà, điểm trường Cầu Đôi, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú: Dạy gần chục em mà còn mệt hơn lớp 30-40 em, vì phải cầm tay từng em chỉ chữ. Ảnh: Phúc Lập.
Thầy giáo dạy môn Văn Hoàng Văn Báu cũng hào hứng cho biết, hiện đã học xong lớp “vỡ lòng” tiếng Khơme và bắt đầu học “nâng cao” những giáo trình trường cung cấp.
“Tôi mới học nên phải cố gắng nhiều hơn để theo kịp các thầy cô khác. Đây là một ngôn ngữ rất thiết thực đối với trường. Học sinh và phụ huynh thấy thầy cô giáo biết tiếng nói của họ, họ thích lắm. Tình cảm thầy trò, nhà trường và gia đình phụ huynh nâng cao hơn”, thầy Báu nói.
Căn phòng hằng ngày được dùng để làm phòng nhạc cụ, tập luyện cho học sinh, cứ vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần lại được các thầy cô dọn dẹp, sắp bàn ghế để học. Lớp học được chia làm 2 ca, thầy cô giáo luân phiên nhau đứng lớp, ca 1 học, ca 2 dạy học sinh.
Cứ như vậy, lớp học của các thầy cô kéo dài hơn 4 năm qua, đây là sự nỗ lực rất lớn. Hình ảnh của các thầy cô, vốn dĩ là những người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nhưng sau giờ đứng lớp, họ cũng cặm cụi, nắn nót từng nét chữ, cố gắng phát âm cho thật chuẩn xác, thuộc hết mặt chữ, tập đối thoại với nhau… là những hình ảnh rất đặc biệt.
“Giáo viên trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh nói riêng và các trường có con em dân tộc hiểu số theo học nói chung, cần thông thạo tiếng Khơme, đây là yếu tố quan trọng để tạo quan hệ tốt giữa thầy cô với học trò, giữa gia đình và nhà trường. Nhưng cái khó chung hiện nay là giáo viên quá bận rộn với công tác chuyên môn, phòng trào, họp hành, kiểm tra… nên rất ít thời gian trong việc trau dồi tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, trường không có giáo viên người Khơme để học thường xuyên. Nếu có một biên chế giáo viên tiếng Khơme để chúng tôi giao tiếp hàng ngày thì sẽ hiệu quả hơn”, cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh.
Học sinh dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12
"Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer. Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12".
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh gặp mặt giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham gia chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.
Chiều ngày 16/11, tại trụ sở Bộ Giáo dục & Đào tạo (Hà Nội) diễn ra buổi gặp mặt "Giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham gia chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020". Chủ trì buổi gặp mặt là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM Nguyễn Ngọc Lương.
Tại buổi gặp mặt, các giáo viên (GV) bày tỏ thực trạng và nguyện vọng được các cấp, các ngành quân tâm, giúp đỡ công tác giáo dục tại những địa phương khó khăn, đa phần học sinh là con em dân tộc thiểu số.
Cô giáo Lê Thị Thu Trang (GV Ngữ văn tại Phú Yên) chia sẻ: Thực tế hiện nay, đa phần học sinh người dân tộc thiếu số tại địa phương ít biết chơi các loại nhạc cụ, ít biết về văn hóa cồng chiêng, những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình... Theo cô Trang, cần có các chương trình ngoại khoá, các hoạt động giáo dục để các em.
Thầy K'Dĩnh (GV dạy Tiểu học ở Bình Thuận) trăn trở: Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có điều kiện sống, cơ sở vật chất và giáo dục đều còn nhiều khó khăn.
Thực trạng là học sinh nơi đây chỉ học hết Tiểu học, sang đến cấp 2 nhiều em bỏ học. Phụ huynh gần như "khoán trắng" cho GV, để mặc con em "thích đi học thì học, không thích học thì thôi".
Vì vậy, thầy K'Dĩnh mong muốn rằng có chương trình hướng nghiệp phù hợp, giúp các em yên tâm học tập.
Giáo viên dân tộc thiểu số bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
Là một GV mầm non, cô Vàng Ha De (dân tộc La Hủ, tỉnh Lai Châu) gặp khó trong việc vận động học sinh tới trường, tới lớp. "Nhiều khi phụ huynh nói rằng các cháu còn nhỏ, các cháu chưa cần phải học. Việc học của học sinh được giao phó cho các thầy cô. Thầy cô phải đến tận nhà đón học sinh đi học", cô A De nói.
Bên cạnh đó, cô Ha De cũng có chung mối quan tâm về việc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số bị mai một. Cô mong rằng chương trình giáo dục của các em học sinh dân tộc thiểu số có thêm những tiết học, bài giảng gắn với văn hóa truyền thống địa phương.
Thầy giáo Thạch Sa Quên (dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh) cho biết, hiện nay bộ môn tiếng Khmer tại các vùng có người dân tộc Khmer chỉ dành 2-3 tiết học một tuần ở bậc Tiếu học, khi các em lên tới cấp 2 thì không còn chương trình dạy học bằng tiếng Khmer nữa, dẫn tới học sinh không biết hoặc mai một dần tiếng mẹ đẻ.
Mong muốn của thầy giáo Quên là phổ biến bộ môn tiếng Khmer ra toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thầy mong muốn chú trọng phát triển văn hóa Khmer, tăng cường trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho người dân.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các thầy cô giáo, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc giải đáp nhiều vấn đề.
Về vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng dẫn Thông tư 32 về Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trong đó có phần về phát triển giáo dục địa phương.
Vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã giao cho các địa phương, đưa vào như thế nào, thực hiện ra sao là phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương; cùng với đó là điều kiện của mỗi nhà trường, sự sáng tạo của các thầy cô giáo làm sao thích hợp nhất với nhu cầu và thực tiễn tại chỗ.
Về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng dẫn Nghị định 105 (ban hành 08/09/2020), trong đó quy định trẻ em mẫu giáo ở những vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bữa ăn trưa.
Trả lời vấn đề dạy và học ngôn ngữ tiếng dân tộc thiểu số, Phó Vụ trưởng Lê Như Xuyên cho hay: "Bộ GD&ĐT đã ban hành 8 chương trình dành cho dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Khmer.
Theo chương trình mới nhất, từ năm học 2020-2021 trở đi, các em sẽ được học tiếng mẹ đẻ từ lớp 1 đến lớp 12. Với học sinh Tiểu học là 2 tiết học/tuần, học sinh THCS và THPT là 3 tiết học/tuần.
Do vậy, các thầy cô giáo có thể yên tâm là học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng mẹ đẻ tới hết chương trình giáo dục phổ thông".
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh (bên phải ảnh) tuyên dương 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số.
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh tuyên dương 63 thầy cô giáo là những tấm gương rất tiêu biểu của các nhà giáo ở các tỉnh thành, có nhiều thành tích và động viên sự nỗ lực, cố gắng của các thầy cô giáo.
Thứ trưởng nhận định rằng trách nhiệm của thầy cô giáo là rất lớn, bên cạnh đó gia đình học sinh cũng có trách nhiệm để giúp đỡ con em đến trường, có tri thức, có ước mơ, việc làm và thu nhập.
"Có nhiều rào cản nhưng rào cản đó chúng ta không khuất phục mà phải vượt qua vì học sinh", Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.
Mặt khác, Thứ trưởng cũng khen ngợi chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" đã tôn vinh hơn 200 tấm gương GV tiêu biểu, ghi nhận đóng góp của các thầy cô giáo trong sự nghiệp "trồng người".
Kết thúc buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao tặng bằng khen của Bộ GD&ĐT đến 63 thầy cô giáo.
Trao bằng khen cho 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc.
Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt 63 gương giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.
Tại buổi gặp, các giáo viên đã chia sẻ quá trình công tác và những tâm tư, nguyện vọng với Phó Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sẽ vận động các cấp, các ngành và toàn xã hội chung tay hỗ trợ, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đời sống sinh hoạt, tinh thần của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong các vấn đề cụ thể như cơ sở vật chất của trường lớp; điện, nước, sóng điện thoại; bữa ăn đủ dinh dưỡng; nhà vệ sinh; giáo cụ, đồ dùng học tập...
Chương trình mới Tiếng Việt lớp 1 nặng, tranh cãi có nên dạy chữ trước cho trẻ? Khối lượng kiến thức rất nặng, trong khi thời gian học lại quá ít thì làm sao trẻ có thể đọc thông viết thạo thần tốc theo chương trình được? Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết...