Nơi giáo dục nhân cách được ưu tiên hàng đầu
Năm 2016, từ New Zealand, chị Liên Trịnh đưa con trai về Việt Nam tham dự Vietnam Idol Kids. Cậu bé Jayden Trịnh nhanh chóng nổi tiếng. Cuộc thi kết thúc, cả gia đình trở về thành phố Dunedin, chị Liên bắt đầu theo dõi con sát sao hơn.
Phát triển thế mạnh của bản thân
Trẻ em New Zealand thường bắt đầu đi học đúng vào ngày sinh nhật của mình chứ không phải đợi tới kỳ khai giảng.
Cách tổ chức lớp học ở xứ Kiwi cũng rất đặc biệt, không tập trung giảng theo kiểu kiến thức đại trà mà dựa vào khả năng của từng học sinh và chia ra thành những nhóm nhỏ.
Nhờ vậy, những bé giỏi sẽ không cảm thấy nhàm chán khi học. Còn những bé đang phải cố gắng hơn sẽ không thấy thất vọng với bản thân mà nản học.
Lớp học ít, học sinh được quan tâm tới từng cá nhân
Phương châm của nhà trường là học sinh phải được học những kỹ năng khác khi hết giờ học và phải được vui chơi. Thế nên, việc làm bài tập về nhà không được khuyến khích.
“Tất nhiên, sẽ có những học sinh cảm thấy khó khăn trong việc học ở trường. Việc hướng nghiệp cho những học sinh này rất được chú trọng và vì thế các con vẫn cảm thấy mình có ích với xã hội. Như ở trường tiểu học của Jayden, có các ông bà nghỉ hưu tới trường làm tình nguyện viên ngồi đọc cùng với các cháu nhỏ hơi chậm đọc”, chị Liên kể.
Học sinh New Zealand được tạo điều kiện để phát triển đam mê của mình Phần lớn các trường tiểu học và trung học ở New Zealand áp dụng Strength-based Learning – mô hình học dựa vào thế mạnh của cá nhân học sinh.
Có nghĩa là nếu học sinh tự tin về khả năng của mình trong bất cứ lĩnh vực nào (âm nhạc, hội họa, thể thao, công nghệ thông tin, nấu ăn, nhiếp ảnh…) và khả năng cá nhân được phát hiện, nuôi dưỡng thì sự tự tin đó sẽ lan tỏa tới phong cách sống, lối cư xử trong xã hội và việc học các bộ môn khác.
Chị Liên chia sẻ Jayden là một minh chứng. Khi con dành nhiều thời gian và đam mê cho âm nhac, chị cũng lo con sẽ không cân bằng trong các hoạt động khác cũng rất cần thiết cho cuộc sống như học các môn văn hóa, thể thao, nấu ăn, đi chơi với gia đình và bạn bè v.v.
Nhưng đến trường, Jayden còn thể hiện khả năng của mình ở rất nhiều bộ môn khác như Toán, Ngữ văn, Cầu lông…
Giáo dục nhân cách được ưu tiên hàng đầu
Một ví dụ điển hình về sự ưu tiên rèn luyện tính cách và thói quen cho trẻ em New Zealand ngay từ sớm là có 8 tính cách và giá trị đạo đức được áp dụng trong các trường tiểu học ở New Zealand.
Trong 1 năm có 4 học kỳ, mỗi kỳ sẽ áp dụng một giá trị đạo đức.
Ví dụ kỳ 1 chủ đề là Đồng cảm, kỳ 2 là Trung thực, kỳ 3 là Trách nhiệm, kỳ 4 là Kỷ luật cá nhân.
Video đang HOT
Trong học kỳ Trách nhiệm, các em luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và trường lớp (Credit: MBug)
Trong học kỳ Trách nhiệm, học sinh sẽ được học những bài hát có chủ đề về Trách nhiệm. Các bài viết văn, thơ, các bức họa hình vẽ cũng là về chủ đề này. Cả học kỳ kéo dài tầm 8 đến 10 tuần thì các con luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, với trường lớp, bài vở v.v.
Khi Jayden lên trung học, báo cáo gửi về cho phụ huynh hàng tuần chị mà Liên nhận được không phải là báo cáo về học lực mà lại là báo cáo về ý thức và hành vi trong trường lớp.
Báo cáo này có các mục đánh giá về sự hòa đồng của Jayden với bạn bè, sự chú tâm trong việc học trên lớp, ý thức trách nhiệm của Jayden đối với các bài tập và công trình được giao, khả năng lãnh đạo, tự giác, làm chủ trong học tập và các hoạt động tại trường.
“New Zealand trân trọng những người trẻ tuổi có ý thức hòa nhập cộng đồng. Họ trân trọng tài năng, nhưng cũng khuyến khích tính khiêm tốn”.
Thầy cô làm bạn của các con
Có một điều nữa mà chị Liên quan sát được là giáo viên New Zealand rất trân trọng học sinh. Họ tạo điều kiện cho học sinh có tiếng nói của mình, tôn trọng chính kiến của người trẻ tuổi.
Có những hôm trời lạnh cóng, mưa tuyết, chị thấy thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó trường Jayden thường đứng trực ngoài đường để giúp học sinh qua đường an toàn. Hầu như tan học ngày nào họ cũng đứng như vậy. Họ cố gắng học và nhớ tên từng học sinh. Họ nghe tụi trẻ kể những chuyện không đầu không cuối, nhưng rất nhớ và hôm sau họ hỏi thăm các con về câu chuyện đã nghe. Những điều nhỏ như vậy thôi thực sự khiến chị rất cảm động.
Hồi lớp 6, có lần Jayden đi cắm trại với các bạn trong 1 tuần mà không có phụ huynh đi cùng. Luật là các con không đem theo điện thoại, không gọi điện về nhà. Đến ngày thứ 3 thì chị nhận được tin nhắn của một cô giáo phụ trách. Cô nói là chỉ muốn báo cho bố mẹ biết Jayden rất nhớ nhà và hơi “tâm trạng” một chút. Nhưng cô nói là bố mẹ đừng lo vì cô đã ngồi cùng Jayden cả một buổi tối.
Chị Liên nhớ lại: “Khi đi về, Jayden nói với mình rằng cô đã rủ con ra ngoài bãi cỏ. Hai cô trò nằm ra bãi cỏ và nhìn lên trời đầy sao. Cô nói với Jayden là sẽ nhắn tin cho mẹ, nói với mẹ là con nhớ nhà. Nếu con nhớ mẹ thì cứ nói với cô, cô sẽ nhắn mẹ và đọc tin nhắn của mẹ cho con.”
Nền giáo dục của New Zealand đã thành công với vị trí số 1 thế giới về chuẩn bị kỹ năng tương lai cho người trẻ. Đối với chị Liên, thành công lớn nhất đó là xây dựng nên một xã hội gắn kết và nhân văn, nơi mỗi ngành nghề đều được tôn trọng, nơi mỗi cá nhân hạnh phúc với công việc mình làm, nơi những người khác màu da, sắc tộc, tôn giáo như gia đình chị Liên luôn được chào đón.
Quỳnh Phương
Theo vietnamnet
Bình dân học vụ và tầm nhìn của Hồ Chủ tịch
Nhìn lại cách tổ chức lớp học, phương pháp học tập của phong trào Bình dân học vụ lúc đó rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
LTS: Viết về hiệu quả của phong trào Bình dân học vụ, thầy giáo Thanh An phân tích về tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền giáo dục nước nhà.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Sau hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và hơn 80 năm trời nước ta bị thực dân Pháp đô hộ thì người dân Việt Nam chủ yếu là không biết chữ.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước đã sang một trang sử hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, nhà nước non trẻ của chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thế nước ở trong tình trạng "nghìn cân treo sợi tóc".
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 loại "giặc" phải đối mặt lúc bấy giờ là giặc đói, giặc ngoại xâm và giặc dốt.
Trong 3 loại giặc này thì giặc nào cũng nguy hiểm, đòi hỏi dân tộc ta cũng phải chiến thắng.
Vì thế, ngay từ buổi đầu độc lập, với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định " một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" nên ngày 8/9/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ.
Phong trào Bình dân học vụ có phương pháp học tập rất đơn giản mà hiệu quả. Ảnh: Giaoducthoidai.vn
Từ sắc lệnh này, phong trào Bình dân học vụ đã được Đảng, Nhà nước chú trọng, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng nên đã tạo thành một phong trào rộng khắp trên cả nước.
Từ chỗ có tới dân số có tới 95% mù chữ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các cộng sự của mình đã làm nên những điều phi thường, lấy sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân để làm thay đổi vận nước.
Nhìn lại cách tổ chức lớp học, phương pháp học tập của phong trào Bình dân học vụ lúc đó rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Lúc bấy giờ nhà nước chẳng cần phải hội thảo khoa học, cũng chẳng cần nhiều dự án giáo dục, chỉ là những câu văn vần, những câu vè nhưng nó đã đi vào đời sống nhân dân một cách tự nhiên, chủ động:
" i, t (tờ), có móc cả hai/ i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang/ e, ê, l (lờ) cũng một loài/ ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn/ o tròn như quả trứng gà/ ô thì đội mũ, ơ là thêm râu/ o, a hai chữ khác nhau/ vì a có cái móc câu bên mình/".
Với cách học giản đơn như vậy nhưng hiệu quả thì vô cùng lớn lao, nhất là trong bối cảnh khó khăn lúc bấy giờ.
Khó khăn không chỉ là cơ sở vật chất mà ngay cả giáo viên cũng thiếu thốn.
Nhưng, sau 1 năm, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên và đã có trên 2.500.000 người dân biết đọc, biết viết.
Tới năm 1948, có 6 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Đến năm 1952 là 10 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành.
Không chỉ xóa nạn mù chữ mà ngành giáo dục lúc bấy giờ còn mở thêm các lớp bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân lao động nhằm phát triển hệ thống giáo dục nước nhà góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Phong trào Bình dân học vụ đã được lan tỏa rộng khắp và tạo nên những hiệu quả khả quan, vượt qua mọi mong đợi của mọi người.
Dân trí được nâng lên, lòng dân, lòng Đảng thống nhất cùng nhau xây dựng nhà nước mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến tới thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, đưa non sông về một mối.
Sự thay đổi vận nước, có nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói rằng việc dân trí được nâng cao đã dẫn đến sự thay đổi về nhận thức và hành động của mọi người khi cùng chung sức, chung lòng vượt qua mọi gian khó.
Và, đây cũng là lý tưởng, khát vọng suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
" Cả đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, dân tộc tôi được độc lập, đồng bào tôi ai cũng có cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành".
Khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là khát vọng chung của dân tộc nhưng sự may mắn là dân tộc ta đã có một Đảng lãnh đạo sáng suốt, một vị lãnh tụ kiệt xuất.
Chính sự vĩ đại, cách thu phục hiền tài, cách dụng nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác động sâu rộng đến những nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước đã đem trí tuệ của mình cống hiến cho nhà nước ngay từ nhưng buổi đầu độc lập.
Đặc biệt là sự trọng dụng tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên-một nhà giáo dục vô cùng xuất sắc, ông đã đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (nay là Bộ giáo dục và Đào tạo) từ tháng 11 năm 1946 cho đến khi mất vào năm 1975.
Trong quãng thời gian tại vị của mình là gần 29 năm ấy, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã để lại những dấu ấn đặc biệt cho ngành giáo dục Việt Nam bằng những tài năng, đức độ của mình.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy có rất nhiều nhân sĩ, trí thức từ nước ngoài đã cùng trở về với Chủ tịch Hồ Chí Minh sau chuyến sang Pháp của Người vào năm 1946.
Trong đó, phải kế đến những trí thức tiêu biểu như: kĩ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà giáo Phạm Huy Thông, nhà triết học Trần Đức Thảo, bác sĩ Đặng Văn Ngữ... những con người đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở một đất nước hoa lệ, nơi có môi trường làm việc thuận lợi, cộng thêm nhiều đãi ngộ.
Nhưng, họ đã trở về Việt Nam với Bác, với chiến khu Việt Bắc sống cuộc đời kham khổ, vất vả một cách tự nguyện và cống hiến đầy trách nhiệm.
Chính tư tưởng, uy tín, tấm lòng của Bác đã giúp những trí thức này được phát huy tối đa trí tuệ của mình để trở thành những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam.
Hơn 70 năm kể từ ngày thành lập, phát động phong trào Bình dân học vụ, cho thấy sự đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Bác, của Chính phủ lúc bấy giờ.
Hơn ai hết, Bác cùng với Đảng luôn hiểu đất nước muốn phát triển phải thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục và cậy nhờ với giới trẻ.
Vì thế, ngay lá thư gửi ngày khai trường đầu tiên (1946) Người đã nhắn gửi đến học sinh:
" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Năm học này, cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới.
Đất nước đã sang trang, giáo dục nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu và đang từng bước khẳng định vị thế của mình.
Song, thành quả hôm nay có được, chúng ta không thể nào quên những ngày thuở ban đầu của nhà nước Việt Nam non trẻ.
Khó khăn là vậy, nhưng chính nhờ cách phát động, tổ chức phong trào Bình dân học vụ đã thay đổi được nền giáo dục nước nhà và cũng từ phong trào này đã tạo tiền đề cho sự phát triển giáo dục sau này.
Theo giaoduc.net.vn
Bóng đá Việt Nam và chuyện về... người thầy Đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam lại làm nên lịch sử sau giải U23 Châu Á khi lần đầu tiên có mặt tại bán kết Asiad 2018 với sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo. Không chỉ là sự kiện làm con tim người hâm mộ vỡ òa, với những người làm giáo dục, đây còn là câu chuyện về vai...