Nói dối khi ứng tuyển: Nên hay không nên?
Việc ứng viên ‘chém gió’ hơi quá về khả năng của mình khi đi phỏng vấn không phải chuyện ít gặp.
Nhưng đâu là ngưỡng mà nhà tuyển dụng chấp nhận được? Và đâu là ngưỡng sẽ khiến ứng viên sẽ mắc sai lầm khi nhận việc?
Nói dối trong CV khá… phổ biến
Một cuộc khảo sát trên 629 nhà tuyển dụng cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người nhìn thấy ứng viên nói dối. Trong các cuộc phỏng vấn, ấn tượng khác biệt quá xa giữa CV và thực tế dẫn đến một cuộc trò chuyện khó khăn, quyết định cuối thường là loại ứng cử viên.
Nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa thông tin sai vào CV. Ảnh: Pexels
Các nhà tuyển dụng cho biết, những lời nói dối không thể chấp nhận trong CV thường là về: bằng cấp, tình trạng luật pháp (có đang trong thời gian thi hành án hay không?), giấy chứng nhận và giấy phép hành nghề, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm… Các công ty có cách để kiểm tra lý lịch và lịch sử công việc của ứng viên. Kể cả khi không bị phát hiện trong thời gian tuyển dụng, việc nói dối 1 trong 5 vấn đề trên cũng sớm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính ứng viên.
Chỉ có 2% trường hợp bị phát giác sau khi nói dối mà được bỏ qua và tiếp tục được phỏng vấn. Khoảng một nửa số nhà tuyển dụng còn lại (48%) kiên quyết loại ứng viên ngay lập tức. Đặc biệt nếu lời nói dối là về chứng chỉ chuyên môn cần thiết.
Khoảng một nửa các nhà tuyển dụng còn lại cho phép một chút linh hoạt trong những trường hợp nhất định. Ví dụ, ứng viên nói mình thông thạo tiếng Pháp, mặc dù kỹ năng này không bắt buộc trong công việc. Nếu sau đó cô ấy không nói được tiếng Pháp, nhưng lại có trình độ tốt, cô ấy vẫn có thể được đi tiếp. Hoặc một thành tích thể thao, học tập… không có thật.
Tuy vậy, rất khó để biết nhà tuyển dụng cảm thấy ra sao về mỗi lời nói dối. Đôi khi một lời nói dối tạo thêm ấn tượng không đáng kể nhưng lại khiến ứng viên bị đánh trượt.
Video đang HOT
Nhà tuyển dụng sẽ sớm “nói chuyện” với bạn nếu phát hiện ra thông tin không đúng. Ảnh: Pexels
Chỉ nên trung thực?
Với 5 điểm nêu trên, câu trả lời vẫn là “Đúng”.
Từ bằng cấp học vấn đến chứng chỉ, giấy phép chuyên môn, tiền án tiền sự, chức vụ và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc… ứng viên nên nói thật. Ứng viên nên kiểm tra kỹ tất cả các ngày tháng và chi tiết chính trong CV để chắc chắn rằng không vô tình sai sót.
Ứng viên nên tự hỏi “Điều gì đặc biệt khiến CV của mình không đủ tốt?”. Có thể trình độ chuyên môn của họ không đủ cho vị trí này, điều đó khách quan có thể mang lại bất lợi. Tuy nhiên, cũng có thể họ đang “ảo tưởng” rằng CV của người khác có thể ấn tượng hơn.
Thực tế, đôi khi các chuyên gia nhân sự và giám đốc tuyển dụng không mong đợi sự hoàn hảo. Ngoài một số điều kiện tiên quyết nhất định phải đáp ứng về chuyên môn, các chuyên gia cũng hướng đến những người cầu tiến, tỏ rõ sự đam mê trong công việc.
Nói dối không phải cách hiệu quả để có được công việc. Nếu không tự tin với CV của mình, hãy tham khảo cách mà CareerBuilder hướng dẫn trình bày CV hiệu quả nhất, hoặc liên hệ với CareerBuilder để được hỗ trợ.
7 mẹo viết CV xin việc bằng tiếng Anh chuẩn chỉnh
Xây dựng CV xin việc là vô cùng quan trọng đối với ứng viên khi cân nhắc tìm công việc mới. Một CV tốt cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đến các vị trí ứng tuyển hấp dẫn hơn.
Cũng như một bản CV tiếng Việt thì các CV xin việc bằng tiếng Anh cũng có những điểm cần lưu ý.
Nếu bạn đang tìm các trang top CV xin việc online để tìm hiểu về cách viết CV bằng tiếng Anh chuẩn chỉnh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Trình bày ngắn gọn, súc tích các ý tưởng
Đây được xem là vấn đề đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh. Vào những tháng cao điểm thì nhà tuyển dụng thường sẽ không có nhiều thời gian để đọc CV của các ứng viên, cụ thể họ có thể chỉ dành khoảng 1-2 phút để lướt qua thông tin cơ bản. Do vậy nếu CV dài hơn 2 mặt A4 thì bạn nên cân nhắc viết ngắn gọn, chỉ chọn những điểm nổi bật và liên quan đến công việc hiện tại nhất để đưa vào.
Ví dụ: thay vì viết về kinh nghiệm làm việc như: "I have worked with professional team to take on the role of a business develop staff, this role requires a lot of skill such as analytical, communication skills,... In addition, I have responsibility for making weekly report to team lead and submitting the monthly detailed plans" thì bạn chỉ cần các gạch đầu dòng như: Supporting sales staff; Sending weekly sales call account, sales planner; Maintaining close relationships with established clients;...
Bố cục rõ ràng và đầy đủ nội dung
Cũng tương tự như CV tiếng Việt, CV xin việc bằng tiếng Anh cũng cần có bố cục rõ ràng và đảm bảo truyền tải đầy đủ những thông tin cần thiết. Chẳng hạn như:
Personal Information & Contacts: thông tin cá nhân để liên hệ
Career goals (long-term/short-term): mục tiêu công việc và nghề nghiệp dài hạn - ngắn hạn
Academic level: trình độ học vấn chuyên môn
Working experience: kinh nghiệm làm việc liên quan
Award achievements: thành tích đạt được trong công việc
Advanced skill/soft skills: kỹ năng chuyên môn/kỹ năng mềm
Cân nhắc sử dụng hình thức chủ động của động từ
Bạn nên sử dụng động từ ở thể chủ động để nói về kinh nghiệm làm việc. Chẳng hạn như bạn có thể dùng các động từ như manage a team, develop a product, provide the support,... thay vì dùng cụm "be in charge of" để chỉ những trách nhiệm trong công việc trước đây. Tuy nhiên, khi liệt kê trong CV dưới dạng gạch đầu dòng thì bạn nên thêm "ing" hoặc sử dụng thì quá khứ (tức là thêm ed/các động từ bất nguyên tắc) cho các động từ chủ động sẽ phù hợp hơn để ở dạng nguyên mẫu.
Lồng ghép ngôn ngữ chuyên ngành
Ngôn ngữ chuyên ngành (Specialized language) nếu được lồng ghép hiệu quả vào CV tiếng Anh sẽ tạo được ấn tượng đặc biệt tốt cho các nhà tuyển dụng. Điều này cũng chứng minh được khả năng sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp của ứng viên trong lĩnh vực mà họ đang làm việc. Chẳng hạn như trong CV của nhân viên telesales cần có những cụm như "Responding to the incoming call and email", "Handling guest's request and complaint", "Negotiating on price, specifications,... with clients",... Còn đối với CV của nhân viên kế toán thì nên liệt kê những cụm như "Analyzing budgets, financial reports", hay kỹ năng "Invoice coding familiarity", "Data trending knowledge",...
Sử dụng từ khóa một cách hiệu quả
Cũng giống như CV tiếng Việt, CV xin việc tiếng Anh cũng cần có các từ khóa được nhắc đến nhiều lần trong mô tả công việc. Điều này giúp CV của bạn dễ dàng tìm thấy khi tìm kiếm và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng giữa hàng trăm CV khác khi họ chỉ đọc lướt qua.
Kiểm tra lỗi sai về chính tả - ngữ pháp
Những lỗi sai như thế này trong CV xin việc bằng tiếng Anh hoàn toàn có khả năng tạo ra ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng. Dù CV của bạn sử dụng các từ ngữ, cấu trúc câu bình thường nhưng đúng chính tả - ngữ pháp thì vẫn được đánh giá cao hơn việc cố gắng cho vào những cụm từ hoa mỹ, dài dòng nhưng không đảm bảo được 2 yếu tố trên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng các phần mềm kiểm tra chính tả, ngữ pháp như Grammarly, sau đó đọc lại CV hoặc nhờ những người có trình độ tiếng Anh tương đối tốt kiểm tra giúp trước khi gửi đi.
Tối ưu khả năng đọc với phông chữ và màu sắc CV thích hợp
So với CV tiếng Việt thì CV tiếng Anh có thể sử dụng nhiều phông chữ hơn (do trong tiếng Việt có những từ có dấu, khi lựa chọn font có thể dẫn đến tình trạng lỗi phông). Tuy nhiên, lời khuyên là bạn vẫn nên sử dụng các phông chữ cơ bản cộng với thiết kế kiểu dáng, màu sắc thích hợp để đảm bảo tính chuyên nghiệp. Điều này cũng góp phần xây dựng nên bản CV xin việc bằng tiếng Anh chuẩn chỉnh.
Việc tìm kiếm cho mình những kỹ năng viết CV xin việc bằng tiếng Anh là điều cực kỳ quan trọng trong việc giúp ứng viên kết nối và tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Hy vọng rằng bài viết về chủ đề 7 mẹo để có CV xin việc bằng tiếng Anh trên đây sẽ hữu ích với các bạn.
5 điều ứng viên cần biết về bài test tâm lý của nhà tuyển dụng Bài test tâm lý được coi là một trong những dạng đánh giá phổ biến, áp dụng trong quá trình tuyển dụng để kiểm tra ứng viên trên khía cạnh khác ngoài năng lực chuyên môn. Thông qua đây, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có tính cách như thế nào, thái độ ra sao khi đối diện với tình huống khó,......