Nỗi đau mất mẹ vì Covid-19 của bé gái 9 tuổi ở TP.HCM
Mẹ mất vì Covid-19 đã 20 ngày, em Quế Anh (9 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) được hàng xóm nhà đối diện đón về nuôi dưỡng.
Nhiều lần không kìm được nỗi nhớ, bé gái mồ côi nhìn sang nhà cũ gọi “mẹ ơi”, nghe mà xót thấu tâm can.
Quế Anh thường nhìn về nhà trọ cũ, nơi có nhiều kỷ niệm của em và mẹ. ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Đại dịch Covid-19 để lại những đau thương không nói thành lời với những mất mát quá lớn, quá sức chịu đựng với những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt trẻ thơ vì mất cha mẹ khiến ai cũng đau xót. Còn với người dân hẻm 258 đường Trần Hưng Đạo (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) thì những tiếng gọi “Mẹ ơi, mẹ ơi!” của em Nguyễn Mộc Quế Anh (9 tuổi) lại xót xa đến tột cùng.
Hàng xóm nhận nuôi
Hơn chục năm trước, chị Nguyễn Thị Dạ Thảo (45 tuổi) thuê nhà trọ trong hẻm 258 đường Trần Hưng Đạo, Q.1. Hẻm nhỏ, bà con sống quây quần nên ngày chị Thảo sinh Quế Anh, ai nấy đều xúm lại ẵm bồng. Cũng vì vậy mà từ bé đến lớn, Quế Anh được các bà, các cô trong hẻm cưng như con cháu trong nhà. Riêng bà Hồ Thị Chào (56 tuổi, nhà đối diện) có món gì ngon đều gọi Quế Anh sang ăn cùng. Dần dà, em được vợ chồng bà Chào xem như cháu chắt trong nhà.
Nhiều hôm cứ tối đến là nó ra trước cửa, nhìn sang nhà gọi “Mẹ ơi, mẹ ơi” mà xót cả ruột. Hỏi đến thì nó lại khóc lớn hơn nên lắm lúc tôi cũng giả lơ, để con bé tự bình tĩnh trở lại. Sau này nó nói là nhớ mẹ quá không kìm chế được, nghe thương quá! Bà Hồ Thị Chào
Video đang HOT
Bà Chào cho hay chị Thảo trước đây làm nhân viên ở đường Bùi Viện, thu nhập đủ trang trải cuộc sống. Từ năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện khiến công việc của chị bắt đầu bị ảnh hưởng, bữa đi làm bữa không. Để có tiền đóng nhà trọ, nuôi con ăn học, chị Thảo phụ giúp việc nhà theo giờ, giác hơi tại nhà… “Mấy năm trước, ba mẹ Quế Anh chia tay, ba nó về lại Đồng Tháp, lâu lâu ghé Sài Gòn đón nó đi chơi. Đặc thù công việc của mẹ nó hay làm về khuya nên tôi lo cho Quế Anh ăn, ngủ”, bà Chào kể.
Khoảng giữa tháng 8.2021, chị Thảo có triệu chứng ho, khó thở nên dặn Quế Anh ở hẳn bên nhà bà Chào, không được chạy qua chạy lại về nhà. Đến ngày 24.8, chị trở mệt, được đưa vào Bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Hai ngày sau, bệnh viện báo tin chị không qua khỏi. “Nghe tin mẹ mất, Quế Anh òa lên khóc, ai nhìn cũng thương đứt ruột. Tôi nói nó thôi cứ ở đây với bà, bà lo cho học hành. Cha nó còn 7 – 8 đứa con với người vợ đầu nên cũng lo không xuể, nó ở với mẹ, gắn bó với mẹ nhất mà giờ mẹ nó đi vậy, tội lắm”, bà Chào tâm sự.
Bà Chào chăm sóc, nuôi dưỡng Quế Anh như con cháu trong nhà
“Nhớ mẹ, con không giấu được”
Ngày 16.9, thấy PV hỏi thăm nhà bé Quế Anh, hàng xóm đều xuýt xoa: “Tội con bé lắm, có mình mẹ chăm mà giờ vậy đó”, “Thôi nó ở với bà Chào cũng được, bà Chào chăm kỹ lắm”… Bà Trương Thị Mỹ Dung (50 tuổi, hàng xóm) nhận xét Quế Anh có sự gắn kết đặc biệt với gia đình bà Chào nên trong xóm không quá ngạc nhiên khi thấy nhà bà nhận nuôi lúc bé vừa mồ côi mẹ vì Covid-19. “Bả thương nó, nuôi từ nhỏ tới lớn, nó ở bển ăn ngon hơn ở với mẹ nữa. Ở với bà thấy có tương lai lắm”, bà Dung nói. Bên trong nhà, Quế Anh ngồi gần cửa ra vào, mắt chăm chăm vào điện thoại học trực tuyến, chốc chốc em ngước ra phía đường, nhìn về căn nhà cửa xanh quen thuộc. “Trước con với mẹ ở đó, giờ đóng cửa rồi con không vào được. Nhìn qua là con nhớ tới hình ảnh ở bên trong đó, ngày trước mẹ hay ngồi chỗ nào, con ngồi chỗ nào, hai mẹ con nói chuyện gì với nhau”, bé gái 9 tuổi kể.
Quế Anh cho biết ngày còn mẹ, em thường chạy qua chạy lại giữa hai nhà, đồ đạc cũng để cả ở hai bên nên muốn ngủ ở đâu cũng được, em cũng luôn nghĩ bà Chào là ngoại của mình. Trên bàn học của em, ngoài chiếc smartphone còn có một chiếc điện thoại Nokia đời cũ, bể màn hình, phần thân nứt toác. “Trong này có nhiều ảnh của con với mẹ và ảnh con ngày nhỏ lắm, mà con mở nó hết lên rồi”, Quế Anh buồn buồn nói. PV loay hoay một hồi, chiếc điện thoại cũng chịu sáng đèn, Quế Anh mừng rỡ bấm vào bộ sưu tập, chỉ: “Đây là ảnh con, ảnh mẹ con chụp cho con khi đi Đồng Tháp, ảnh này là con và ba”… Những ký ức cùng mẹ cứ vậy hiện dần trong tâm trí của em qua từng bức ảnh vỡ nét. Em bộc bạch: “Lần cuối con ngủ với mẹ chắc lâu lắm rồi. Nhớ mẹ, con không giấu được nên hay khóc, nhất là buổi tối. Bà thấy vậy an ủi, nói con khóc thì mẹ sẽ “vướng bận không đi được” nên con xem ảnh để cố quên đi”.
Sự gắn kết đặc biệt
Bé Quế Anh học lớp 4/1 Trường tiểu học Trưng Vương (Q.1). Theo bà Chào, Quế Anh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời nên chăm sóc em không có gì quá vất vả. Vì không biết đi xe máy nên bà Chào dự định khi trường học mở cửa lại, bà sẽ nhờ hàng xóm đưa rước Quế Anh đi học, chở bà đi họp phụ huynh. Bà Chào có con gái lớn đã lập gia đình ở riêng nên bà cũng muốn tiếp tục nuôi nấng, dạy dỗ Quế Anh nên người. Bà bộc bạch: “Nhiều hôm cứ tối đến là nó ra trước cửa, nhìn sang nhà gọi “Mẹ ơi, mẹ ơi” mà xót cả ruột. Hỏi đến thì nó lại khóc lớn hơn nên lắm lúc tôi cũng giả lơ, để con bé tự bình tĩnh trở lại. Sau này nó nói là nhớ mẹ quá không kìm chế được, nghe thương quá”.
Anh Nguyễn Long Hải (38 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh), cậu của Quế Anh, cũng cho hay bà ngoại Quế Anh vừa mất, ông ngoại mắc Covid-19 vừa xuất viện về, sức khỏe yếu nên cả nhà chưa dám báo tin. Anh Hải cũng đang trong thời gian cách ly tại nhà, không thể đón bé Quế Anh về nhà chăm sóc.
“Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, giờ may có cô Chào chăm sóc, chỉ cho bé học online. Ngày nhỏ, bé gắn bó với cô Chào nên có tình cảm. Khi dịch hết, nếu bé muốn ở với cô và cô đồng ý thì nhà tôi tiếp tục gửi bé bên đó hoặc đón về với ông ngoại. Bỗng chốc cháu mồ côi mẹ vì Covid-19, tôi giờ chỉ có thể gọi điện động viên chứ không biết làm gì khác. Tro cốt mẹ bé vẫn đang gửi ở chùa, sau dịch nhà tôi sẽ đón về thờ cúng”, anh Hải nói.
Bà Hồ Bích Ngọc, Bí thư Đảng ủy P.Nguyễn Cư Trinh, cho biết đã nắm bắt câu chuyện của em Quế Anh, Hội phụ nữ phường sẽ đến thăm hỏi, chia sẻ, trao quà động viên em vượt qua những mất mát vì đại dịch. Theo bà Ngọc, em Quế Anh đang ở trọ trên địa bàn, mẹ mất vì Covid-19 nên theo quy định của pháp luật, phường phải liên hệ với ba của em để trao đổi. Nếu ba em không đủ khả năng chăm sóc thì phường tiếp tục liên lạc với ông ngoại, các cậu đón em về chăm lo.
Người từ vùng dịch cố tình khai gian dối khi đến khám ở Bệnh viện Ung Bướu
Từng điều trị tại Bệnh viện K, khi thấy khi cơ sở này bị phong tỏa, bệnh nhân di chuyển vào TPHCM thăm khám nhưng khai báo gian dối, che giấu lịch sử tiếp xúc của mình.
Sáng 13/5, Sở Y tế TPHCM thông tin nhanh về một trường hợp bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện K, tự ý chuyển vào Bệnh viện Ung bướu TPHCM để tiếp tục chữa bệnh. Bệnh nhân này không trung thực trong khai báo y tế dẫn tới nguy cơ xâm nhập, lây lan Covid-19.
Bệnh Viện Ung Bướu, nơi bệnh nhân đến khám và cố tình khai gian về lịch sử từng điều trị tại Bệnh viện K, Hà Nội.
Theo đó, 7 giờ 30 ngày 12/5, tại Bệnh viện Ung Bướu tiếp nhận bệnh nhân V.P.C (SN 1958) đi cùng gia đình đến cơ sở 1 ở 47 Nguyễn Huy Lượng, phường 14, quận Bình Thạnh đăng ký khám bệnh. Khi khai báo y tế, người bệnh và gia đình cung cấp thông tin cư ngụ tại Dĩ An, Bình Dương.
Các thông tin khai báo đều không có triệu chứng nên được hướng dẫn khám bệnh tại khoa Khám bệnh theo quy trình của bệnh viện.
8 giờ cùng ngày, người bệnh được mời vào buồng khám. Tại đây, bác sĩ đã khai thác kỹ thông tin của người bệnh, nhất là vùng dịch tễ và phát hiện người bệnh không phải ở Dĩ An, Bình Dương như thông tin khai báo y tế.
Trên thực tế, người bệnh đang cư ngụ tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là trường hợp được khám và điều trị tại Bệnh viện K (Hà Nội) với chẩn đoán theo dõi ung thư vòm hầu ngày 24/4.
Để chủ động phát hiện, ngăn chặn nguy cơ dịch xuất hiện trong bệnh viện, ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện hỏa tốc lấy mẫu toàn bộ nhân viên y tế và người bệnh điều trị nội trú.
Ngay lập tức, người bệnh cùng vợ và con được đưa vào khu cách ly của bệnh viện tại tầng 1, khu E, để lấy mẫu thực hiện xét nghiệm Covid-19 và điều trị ung thư. Kết quả xét nghiệm lần thứ nhất ghi nhận người bệnh và thân nhân âm tính với SARS-CoV-2.
Từ trường hợp trên, Sở Y tế nhận định, trong giai đoạn hiện nay, một số bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội bị phong tỏa do dịch Covid-19 lây lan trong bệnh viện, có khả năng một số người bệnh cùng gia đình sẽ tự di chuyển vào các bệnh viện chuyên khoa của TPHCM để được điều trị tiếp.
Sở Y tế khuyến cáo các bệnh viện, việc khai thác kỹ thông tin người bệnh, nhất là yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận để khám và điều trị rất quan trọng để kịp thời cách ly, xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Ngành y tế kêu gọi người bệnh và thân nhân khai báo y tế trung thực để hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện.
Đêm 12/5, TPHCM khẩn cấp xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân Trước tình trạng dịch Covid-19 tấn công nhiều bệnh viện, để chủ động phát hiện ngăn chặn nguy cơ, tối 12/5, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên và bệnh nhân nội trú. Theo đó, Sở Y tế TPHCM đề nghị các bệnh viện triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên...