Nối dài Cuộc thi – nối dài tri ân các thế hệ nhà giáo
Chia sẻ niềm tự hào khi vượt gần 80 nghìn tác phẩm để trở thành một trong 14 cá nhân đoạt giải cuộc thi, tác giả Phan Thị Thu Trang mong cuộc thi tiếp tục được nối dài như sự tri ân sâu sắc nhất tới các nhà giáo.
Sau 20 năm ra trường, tác giả Phan Thị Thu Trang vẫn dành tình cảm đặc biệt với cô Hiền (áo xanh) và coi cô như một người thân trong gia đình. (Ảnh: NVCC)
Kỷ niệm tuổi học trò luôn sâu sắc
Chia sẻ về cơ duyên đến với cuộc thi, tác giả Phan Thị Thu Trang cho biết: Rất tình cờ, tháng 9 năm ngoái, khi tôi vào trang web của Bộ GD-ĐT tìm kiếm một số thông tin phục vụ cho Luận án Tiến sĩ đã tình cờ biết đến cuộc thi. Ngay lúc đọc tin, tôi đã thấy đây là một cuộc thi rất ý nghĩa, đúng theo tinh thần “lan tỏa những giá trị nhân văn”, “nối dài lòng tri ân các thế hệ nhà giáo”. Thời gian đó, tôi cũng đang ấp ủ viết một cái gì đó nho nhỏ làm quà tặng Cô giáo chủ nhiệm cấp 2 nhân kỷ niệm 20 năm ngày ra trường. Vậy nên, có thể nói, cuộc thi này đến với tôi ngẫu nhiên như một cơ duyên.
Với tác giả Thu Trang, thời cấp 2 là đẹp nhất, nhưng để nhớ được rõ ràng mọi thứ đã diễn ra thật sự rất khó. Do vậy, tất cả những gì có thể viết ra được là những điều cô đọng còn lại không chịu bất cứ một sự bào mòn nào của thời gian. Và như vậy mới đích xác gọi tên là “những kỷ niệm sâu sắc”.
“Khi viết tác phẩm dự thi, tôi đã viết tay trước, cứ viết tí một, viết mọi lúc, mọi nơi,… Cảm xúc cứ thế ùa về. Ban đầu là từ lớp Gấu siêu nghịch, đủ trò nghịch, cô giáo chủ nhiệm cũ còn khóc và bất lực với lớp tôi hồi ấy, rồi cô Hiền vào nhận lớp, cô cứ cảm hóa các bạn dần dần, từng li một. Tác phẩm không quá dài, nhưng người đọc có thể cảm thấy học trò của cô Hiền lớn lên từng ngày, từ nhận thức, thái độ đến hành vi. Cũng đồng thời, cô Hiền từ chỗ chỉ là một cô giáo chủ nhiệm bình thường, cô trở thành người truyền lửa, rồi thành một người bạn, người đồng hành và cuối cùng là một người mẹ trong lòng của tất cả những học trò lớp G.”, tác giả Thu Trang chia sẻ.
Phan Thị Thu Trang đã nối gót cô Hiền làm nghề giáo.
Có thể nói, trong những ngày tất bật với cuộc sống thường ngày, tôi vẫn dành chút thời gian nho nhỏ để nuôi dưỡng cảm xúc đối với tác phẩm này và cảm thấy ý nghĩa vô cùng. Một lần nữa, tôi được thấy lại mình đang mặc áo trắng, quàng khăn đỏ, đạp xe mipha đến trường ngay giữa bộn bề cuộc sống hiện tại. Ban đầu, cuộc thi đối với tôi thật đơn giản, song càng viết, tôi càng cảm thấy đây là một cuộc thi đầy tính nhân văn, là nơi để giữa lo toan thường ngày, người ta sẽ nhớ đến những người thầy lớn trong cuộc đời mình.
Bởi yêu cô giáo nên tôi yêu nghề giáo
Hiện Phan Thị Thu Trang là giảng viên Học viện Chính trị Công an nhân dân. Thu Trang tâm sự: Trước đây, tôi không nghĩ đến chuyện theo nghề giáo. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng thấy, cái thời học sinh từ chỗ ngờ nghệch, hay phạm lỗi, được thầy cô uốn nắn, rồi cứ thế lớn lên và hình thành nhân cách. Nghề giáo chính thực là nghề dạy con người nhân cách và trí tuệ. Do đó, đến bây giờ, tôi lấy việc đi dạy, được đứng lên bục giảng là niềm đam mê. Và cô Hiền cũng là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn đối với tôi, vì thời gian bên cạnh cô như một cái “khung” nhận thức định hình mong muốn: rằng tôi sẽ phấn đấu để giống như cô.
Sau nhiều năm ra trường, công việc của tôi khá bận, nhiều khi không thể đến thăm cô thường xuyên nhưng cô lúc nào cũng ấm áp. Cô đón nhận mọi thứ từ học trò bằng thái độ trìu mến, trân trọng. Học trò thì có thể vô tâm, nhưng cô thì không. Cô luôn có mặt trong mọi thời điểm quan trọng nhất của tôi, ví dụ: khi lấy chồng, khi có con, khi gặp những stress với công việc,.. Còn tình cảm chắc cũng có thay đổi, nhưng thay đổi từ người dưng bỗng hóa người thân.
Video đang HOT
Giảng viên Phan Thị Thu Trang – Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Nối dài cuộc thi là nối dài tri ân nhà giáo
Thu Trang chia sẻ: “Em không nghĩ cuộc thi này hay đến như thế. Chỉ tới khi cứ đi qua từng kỷ niệm một, em mới thấy sự trân quý của cuộc đời chính là những điều còn lắng lại sau tất cả mọi nỗ lực – nỗ lực để lớn, để trưởng thành và để thành công.
Hi vọng cuộc thi này sẽ duy trì lâu dài mãi. Vì hơn cả một cuộc thi, đây thực sự là một cuốn truyện cuộc đời chứa đựng những bài học đầy tính nhân văn, tính giáo dục, nối truyền những giá trị tốt đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà bất cứ ai trong số chúng ta cũng muốn một lần được ngồi nhâm nhi tách cafe để lật giở từng trang ký ức ngọt ngào”, Thu Trang trải lòng.
Qua tác phẩm “Cô Hiền”, tác giả muốn nhắn nhủ thông điệp: “Thầy cô luôn là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc đời mỗi người. Một người thầy vĩ đại không hẳn chỉ giỏi về kiến thức, không hẳn chỉ là người truyền cảm hứng trên bục giảng, mà cần phải luôn nhìn thấy trách nhiệm, niềm tin và sẵn sàng đồng hành với học trò. Đó là những gì tôi thấy được từ Cô Hiền và đây cũng là mục tiêu để khi trở thành một giảng viên, tôi luôn cố gắng để đạt được những điều tốt đẹp đó, góp sức mình xây dựng nền giáo dục quốc dân. Học trò sẽ thực sự hạnh phúc khi được thầy cô thấu hiểu, đồng hành và truyền cảm hứng tích cực.”
Vụ nữ sinh nghi tự tử: Khi 'đòn tâm lý' đáng sợ hơn roi vọt
Khi đọc thông tin cô bé N.T.N.Y, học sinh lớp 10 ở An Giang nghi tự tử vì uất ức với nhà trường, chị Ánh Hồng (Hà Nội) bỗng cảm thấy lạnh người.
Chị Hồng bảo câu chuyện này làm ký ức thời học cấp 3 của chị sống dậy. Năm học lớp 11, chị từng bị cô giáo chủ nhiệm "đì".
"Cô dạy môn Hóa. Buổi học đầu tiên, cô gọi tên từng học sinh trong lớp yêu cầu đứng dậy để nhận diện.
Đến tên tôi, thay vì cô hỏi vài câu như các bạn thì cô nhìn tôi rồi chế giễu: "Tên đẹp như vậy mà người thì ngược lại, trông cứ như Thị Nở".
Các bạn trong lớp cười rộ lên, còn tôi thì sững người. Tôi "chết tên" Thị Nở luôn từ đấy.
Thông tư 32/2020 của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 1/11 đã bỏ quy định xử lý kỷ luật học sinh bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
Càng bị cô chú ý, tôi càng dúm lại, càng sợ môn Hóa, càng học kém... Học kém nhưng vì sợ giáp mặt cô nên không dám đi học thêm - rồi có vẻ càng bị cô chú ý. Tới năm lớp 12, cô không làm chủ nhiệm lớp tôi nữa, tôi mới bớt áp lực".
Với những gì đã từng trải qua, chị Hồng nói chị hiểu cảm giác của một nữ sinh lớp 10 khi bị "nhắc khéo" chuyện mặc áo mỏng trước lớp hay bị bêu tên trước toàn trường.
Khi 'đòn tâm lý' mạnh hơn roi vọt
Nhà báo Trần Thu Hà cho biết, khi mới đọc tít "Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử vì uất ức với nhà trường", chị thấy có vẻ giáo viên kém nghiệp vụ sư phạm, thiếu tinh tế khi phạt học sinh, còn vụ việc chỉ là rủi ro nghề nghiệp.
Nhưng, đọc thêm những dòng trạng thái và những bình luận có khả năng là của cô giáo chủ nhiệm sau khi học sinh của mình tự tử, ngất trong nhà vệ sinh, chị Hà nói "cảm thấy thấy ớn lạnh luôn".
Như câu chuyện của em Y., theo chị Hà, cách em bị giáo viên và nhà trường kỷ luật chính là sử dụng đòn tâm lý.
"Có lẽ nhiều bạn trong này cũng đã từng nếm những ngón đòn tâm lý thời học trò rồi.
Đánh đập chẳng là gì so với đòn tâm lý. Hơn nữa, đánh vào tâm lý lại kín đáo, chả vi phạm quy định gì cả, không văng tục chửi bậy,... cũng không có bầm tím chảy máu, không có tổn thương để đi xác nhận thương tật, cũng không thể quay phim chụp hình được nhé..." - chị Hà chia sẻ cảm nghĩ.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP.HCM) cũng khẳng định việc bêu tên học sinh dưới cờ như trường hợp của em Y. là hình thức nhục mạ học sinh, vi phạm quyền trẻ em, chà đạp nhân phẩm người khác.
Cũng theo ông Phú, nếu những phát ngôn trên mạng xã hội đúng là của cô giáo chủ nhiệm thì cô giáo này đã vi phạm đạo đức rất nặng khi mà học trò đang điều trị tại bệnh viện, lại có những lời lẽ bóng gió, vô cảm.
"Cô giáo không xứng đáng làm giáo viên. Làm nghề giáo mà như cô này ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học trò" - ông Phú nhấn mạnh.
Nhiều năm làm việc trong ngành, thầy Phạm Đông Phương, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), nhận định rằng ở độ tuổi lớp 10,11, học sinh rất "khó bảo".
"Ở độ tuổi này, hầu như các em đều rất ngang bướng. Khi dạy dỗ, thầy cô không phải lúc nào cũng ngon ngọt, có khi cũng la mắng nhưng học sinh sẽ không căm ghét mình khi chúng thấy đây là sự la rầy của người cha, người mẹ. Thầy cô cũng không được dùng lời lẽ không phù hợp trong nhà trường".
Thầy Phương cũng không lạ gì những chiêu thức một số giáo viên sử dụng để ép học sinh đi học thêm.
"Có những giáo viên tìm cách ép học sinh học thêm theo kiểu cố tình cho đề khó, giảng học sinh không hiểu bài... để các em phải "tự giác" đi học thêm. Những giáo viên kiểu này thường bị đồng nghiệp và học sinh coi thường".
Thế nhưng, cũng có giáo viên đàng hoàng thì bị hiểu lầm. Nhiều phụ huynh lắm tiền, bênh con nên khi học sinh bị giáo viên la rầy thì họ cũng căm ghét và nhận xét giáo viên theo chủ quan của mình. Với những trường hợp này, giáo viên phải đủ tỉnh táo để xử lý, tránh hiểu lầm.
Về trường hợp cụ thể của em Y, theo thầy Phương, dù thế nào thì cũng có lỗi của giáo viên, nhà trường.
"Học sinh phản kháng khi các em không tin, không nể phục cách dạy của mình. Với từng sự việc cụ thể, phải mời các em ra ngoài lớp nói chuyện riêng, gợi cho các em nói thật. Dù ngang bướng đến đâu, khi thấy mình yêu thương thật lòng, học sinh sẽ bộc bạch ra hết suy nghĩ".
Ảnh minh họa: Thanh Tùng
Còn ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM), cho rằng với thực trạng hiện nay, nhà trường không thể áp dụng các hình thức kỷ luật cứng nhắc như hàng chục năm qua nữa.
"Khi học sinh vi phạm quy định, nha truong phai phoi hop voi phu huynh tim hieu ve tam ly, hoan canh gia đinh, tuyet đoi khong neu ten truoc co" - ông Khả nói.
Áp lực của giáo viên
Nói về kỷ luật học đường và ứng xử với học sinh nói chung, không ít thầy cô cho rằng yêu thương, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
Một cô giáo dạy Vật lý có hơn 10 năm trong nghề ở Lạng Sơn chia sẻ, không ít học sinh cãi lại, mắng chửi hay thậm chí là đánh giáo viên.
"Trong khi đó, những hình thức kỷ luật học sinh mà ngành giáo dục cho phép giáo viên được làm như phê bình, khiển trách... thì nói thật, học sinh hư không coi ra gì đâu. Khuyên giải không được, mà phạt nặng thì sợ bị đưa lên mạng. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào nếu không "ngậm đắng nuốt cay", mặc kệ học sinh?" - cô giáo này nói.
Còn cô Mai Hương (giáo viên dạy Sử ở Hà Nội) thì chia sẻ "Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Với học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi "dở dở ương ương", thì một lời nói của giáo viên cũng có thể bị các em suy diễn theo chiều hướng khác. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh luôn sẵn sàng "tung hê" mọi hình ảnh, đoạn tin nhắn lên mạng nếu như con họ có vấn đề gì".
Vì vậy, ngoài chuyên môn, cô Hương cho rằng "Giáo viên ngày nay càng phải học cách tiết chế cảm xúc. Học sinh hư, nếu liệu chừng không nói được thì dù hành xử như vậy là tiêu cực, nhưng giáo viên đành mắt nhắm mắt mở cho qua, để khỏi "gây hại" cho chính bản thân mình".
Vinh danh thủ khoa - truyền cảm hứng tới khóa sau Trong mùa tri ân nhà giáo, trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức lễ vinh danh ấm áp, khen ngợi cựu học sinh Lê Ngọc Trâm - thủ khoa ngành Ngôn ngữ Italia, trường Đại học Hà Nội. Đại diện trường ĐH Hà Nội và trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa chúc mừng em Lê...