Nội chiến “trường công, trường tư” trước ma trận các trường
Con gái em sắp vào lớp 1 và gia đình em đang xảy ra một cuộc “nội chiến” chọn trường cho con. “Trường công hay trường tư?”
Em chào chị Thanh Tâm!
Con gái em sắp vào lớp 1 và gia đình em đang xảy ra một cuộc “nội chiến” chọn trường cho con. “Trường công hay trường tư?”, “có nên cho con học trước chương trình?”… Em và chồng quan điểm trái ngược nhau nên nhiều lúc to tiếng tranh cãi. Kết quả vẫn chưa “chốt” được trường nào.
Ảnh minh hoạ
Em đã tham gia nhóm bàn luận về các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội và đang choáng váng trước “ma trận” các trường. Đặc biệt, em cảm thấy hoang mang khi đọc các chia sẻ về những khó khăn của các bé khi học bộ sách lớp 1 mới; tâm tư của các bố mẹ khi phải căng thẳng học cùng con đến 11 giờ đêm… Vợ chồng em đều là dân ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nên muốn xin vào trường tốt, vợ chồng em phải “tìm đường” từ sớm mới có suất cho con đi học.
Em hiểu tính cách của con hay e dè, nhút nhát và tiếp thu bài chậm hơn các bạn cùng lứa tuổi. Nếu quá cứng rắn khi giảng dạy, có thể sẽ phản tác dụng, khiến con sợ học. Em có quen một chị có con vừa bị “khủng hoảng” lớp 1, phải xin chuyển trường cho con.
Video đang HOT
Bạn ấy hoàn toàn bình thường khi ở nhà và lớp mẫu giáo nhưng khi vào lớp 1, con thay đổi khiến bố mẹ phải ngạc nhiên. Con không nghe cô giảng, có thái độ phản kháng lại những lời cô giáo nói. Con không làm bài kiểm tra và không trả lời các câu hỏi.
Học kỳ 1 của năm lớp 1, con bắt đầu có dấu hiệu như vậy nhưng gia đình không nghĩ vấn đề quá trầm trọng nên vẫn chưa can thiệp. Sang đến học kỳ 2, con bỏ thi và không đủ điểm để lên lớp. Khi ấy bố mẹ mới “tá hỏa” và phải tìm bác sỹ tâm lý để giúp con giải tỏa căng thẳng. Sau đó, anh chị ấy đã phải tìm trường mới cho con.
Từ vụ việc ấy, em rất căng thẳng trong chuyện tìm trường cho con. Em nghĩ rằng, con sẽ phù hợp với trường tư hơn. Với số lượng học sinh vừa phải, các cô sẽ có thời gian để quan tâm tới con nhiều hơn. Nhưng chồng em lại nghĩ ngược lại, con vào trường công mới được rèn giũa, học hành bài bản ngay từ đầu, sau mới học được lên các lớp lớn ở trường công. Chồng em cho rằng, gia đình công nhân như vợ chồng em thì học trường tư là một sự lựa chọn xa hoa, không phù hợp.
Nhưng chị Thanh Tâm ơi, với tính cách và khả năng của con, em lo nếu để con vào học trường công, với một lớp quá đông, con sẽ tiếp thu bài chậm, hay bị cô phê bình. Con dễ bị sốc và mất tự tin vào bản thân. Em hiểu điều quan trọng của sự tự tin, do chính em không đủ sự tự tin nên gặp khó khăn nhiều trong công việc hiện tại.
Em muốn con được học trong một môi trường hiện đại, được quan tâm rèn giũa những điều chưa tốt của bản thân. Ngoài học kiến thức con còn được các cô dạy cách làm người. Em có tìm được 1 trường tư tại Hà Nội, cơ sở vật chất và quy mô “nhỏ hơn trường làng” nhưng lại có định hướng giáo dục hiện đại và học phí phải chăng. Em chưa tìm được cách để thuyết phục chồng. Chị có cao kiến gì giúp em với!
Như Ngọc (Hà Nam)
Như Ngọc thân mến!
Nhiều mẹ có con sinh năm 2015 cũng đang có chung điều băn khoăn như bạn. Thanh Tâm cũng nhận được một số thư tâm sự về sự lo lắng này. Lớp 1 là bước ngoặt quan trọng, giúp các con đặt nền tảng đầu tiên trên con đường chinh phục tri thức và thành công trong cuộc sống. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá, các con đều sẽ vượt qua được thôi.
Theo Thanh Tâm, mẹ đã tìm được 1 ngôi trường phù hợp với con và cả tài chính của gia đình. Thời gian này, nhiều trường đang tổ chức các chương trình trải nghiệm để phụ huynh và con cùng tìm hiểu về trường. Tại sao mẹ không đăng ký cùng bố và con tham gia. Những cảm nhận thực tế về ngôi trường, nghe trực tiếp tư vấn từ các thầy, cô giáo, gặp trực tiếp lãnh đạo nhà trường để chia sẻ về quan điểm giảng dạy… Đó là những điều giúp cả bố, mẹ và con đưa ra được kết luận cuối cùng.
Chúc gia đình bạn chọn được một ngôi trường tiểu học phù hợp với con gái!
"Cô ơi cho con tôi ở lại lớp"
Trong các trường học hiện nay, hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp không hiếm. Xung quanh vấn đề này có khá nhiều câu chuyện mà chỉ những người trong ngành mới hiểu tường tận.
Ảnh minh họa
Cô ơi cho con tôi ở lại lớp
Đang bước đi giữa sân trường, cô giáo H. (xin được dấu tên) nghe tiếng nói sau lưng: "Cô ơi! Cho tôi xin cho cháu Tuấn ở lại lớp". Quay lại, cô giáo H. nhận ra đó là mẹ của Tuấn, một học sinh có lực học yếu nhất lớp. Cũng vì cậu học sinh này, cô đã gây mâu thuẫn với Ban Giám hiệu nhà trường về việc lên lớp và ở lại của em, nhưng cuối cùng chính cô cũng phải nhượng bộ.
Lên lớp 2 nhưng Tuấn không thể đọc được chữ vì không nhớ chữ cái, không thuộc âm vần nên không thể đọc được. Thương Tuấn, cô giáo H. đã phải vừa dạy cho học sinh cả lớp vừa phải kiếm bộ sách lớp 1 để hướng dẫn cho Tuấn học.
Tuy nhiên dù cố gắng cả năm nhưng cuối năm Tuấn vẫn chưa thể đọc thông viết thạo. Em vẫn đọc ngắc nga ngắc ngứ mà chúng tôi thường nói "đọc tháng năm một tiếng, tháng mười một tiếng".
Cô H. đã cho Tuấn ở lại lớp 2 nhưng khi danh sách nộp về trường, cô đã được Ban Giám hiệu mời lên phòng làm việc. Không lấy quyền để ra lệnh buộc giáo viên phải cho học sinh lên lớp mà phó hiệu trưởng nhà trường nói rằng, giáo viên phải dạy kèm trong 2 tháng hè rồi tổ chức thi. Nếu thi lần đầu không đỗ thì thi lần hai, nếu lần hai không đỗ thì thi lần ba...
Cô H. nói đây là cách nhà trường gây áp lực cho giáo viên nhưng chính nhà trường không phải chịu trách nhiệm. Dạy cả năm trời em vẫn không tiến bộ thì 2 tháng hè có nghĩa lý gì?
Vậy là, cô H. đành cho em lên lớp thẳng và dẫn đến việc mẹ em chạy theo xin cho con ở lại lớp.
Muốn con ở lại lớp thì phải chuyển trường
Một phụ huynh có con học lớp 2 một trường tiểu học thấy con học yếu mà vẫn được lên lớp nên đã đến trường xin cho con được ở lại lớp. Giáo viên không dám giải quyết đã chỉ lên nhà trường. Chị phụ huynh sau khi trình bày nguyện vọng muốn cho con được học lại cho chắc kiến thức. Bất ngờ, hiệu trưởng nhà trường nói rằng, nếu muốn cho con ở lại lớp thì phải chuyển trường vì trường chuẩn quốc gia, học sinh không thể ở lại lớp.
Nhưng chuyển trường thì con chị phải đi học rất xa nên cuối cùng phụ huynh đành chấp nhận để con lên lớp. Chị nói trong xót xa, lên lớp thì dễ sao ở lại lớp lại khó đến thế?
Học sinh không đi học thêm và nỗi lo con bị giáo viên 'trù dập' của phụ huynh Nhiều phụ huynh phản ánh con bị giáo viên dùng từ ngữ nặng nề, bạo hành tinh thần chỉ vì lý do không đi học thêm. Chị V.T.M (quận Thanh Xuân, Hà Nội) suýt chút nữa mất đi đứa con gái H.K.V (7 tuổi) từ chuyện học thêm, dạy thêm. V có thành tích học tập tốt, gia đình đã thuê gia sư...