Nội chiến có thể xảy ra ở Nigeria
Các vụ đánh bom của nhóm khủng bố Boko Haram vừa qua có thể gây nên một cuộc nội chiến tại Syria.
Các nhóm Thiên chúa giáo ở Nigeria hiện đang đe dọa sẽ trả đũa nhóm khủng bố Boko Haram sau vụ tấn công đẫm máu vào các nhà thờ làm 4 người thiệt mạng và nhiều người bị thương hôm 10/6.
Hiện trường một vụ nổ bom xe tại một nhà thờ ở Yelwa, phía bắc Nigeria (Ảnh: AP)
Ngày 16/6, Giám mục Emmanuel Chukwuma cho biết, các vụ đánh bom của nhóm Boko vừa qua có thể gây nên một cuộc nội chiến khác và những người thiên chúa giáo đã sẵn sàng cho điều đó. Trong khi đó, nhóm Boko Haram cũng ra tuyên bố chịu trách nhiệm về các vụ đánh bom và nêu rõ mục đích của mình chỉ nhằm thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Nigeria.
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ liên bang và nhóm muốn áp đặt luật Hồi giáo Sharia tại Nigeria đã bị dừng lại sau khi một phát ngôn viên của nhóm Boko Haram tuyên bố ông này không tin chính phủ. Nhóm Boko Haram bị cáo buộc đã sát hại ít nhất 1.000 người kể từ khi nhóm này bắt đầu gia tăng các hoạt động vào năm 2009./.
Video đang HOT
Theo VOV
Nỗ lực gia nhập LHQ của Palestine gặp nhiều trở ngại
Palestine chấp nhận quy chế nhà nước phi thành viên nhằm đạt được nguyện vọng và ước mơ độc lập.
Ngay sau khi bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ chối trao quy chế thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố Palestine có thể chấp nhận quy chế nhà nước phi thành viên. Động thái này được cho là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Palestine để đạt được nguyện vọng và ước mơ độc lập.
Phát biểu trong chuyến thăm thủ đô Paris (Pháp) cuối tuần qua, ông Abbas nói rằng, nếu Israel không đồng ý nối lại tiến trình đàm phán hòa bình, Palestine sẽ đồng ý quy chế nhà nước phi thành viên, như trường hợp của Thụy Sĩ và Vatican, thể theo đề xuất của cựu Tổng thống Pháp Sarkozy năm 2011 trước phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Người dân Palestine mong mỏi một cuộc sống hoà bình trong một nước độc lập (Ảnh: Internet)
Theo các nhà quan sát, dù chưa thể trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, quy chế nhà nước phi thành viên cũng mang nhiều giá trị chính trị và pháp lý quốc tế hơn so với vai trò quan sát viên như hiện nay. Nếu được công nhận quy chế nhà nước phi thành viên, Palestine có quyền tham gia Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Qua đó, chính quyền dân tộc Palestine sẽ khởi kiện Israel và các đồng minh mà không bị ngăn cản.Tuy nhiên, để được công nhận là nhà nước phi thành viên, Palestine cũng phải vượt qua một cửa ải lớn. Đó là phải nhận được sự đồng ý của 2/3 số thành viên Liên Hợp Quốc. Cho đến nay, đã có khoảng 130 quốc gia lên tiếng ủng hộ nhà nước Palestine độc lập. Qúa trình bỏ phiếu sẽ diễn ra tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc mà không cần thông qua Hội đồng Bảo an. Do đó, nhiều khả năng Palestine sẽ giành được số phiếu cần thiết.
Nhà đàm phán hòa bình cấp cao Saeb Erekat cho biết, người Palestine chỉ muốn thành lập nhà nước với thủ đô ở phía Đông Jerusalem và không muốn "tuyên chiến chống lại bất cứ ai".
Nguyện vọng của người dân Palestine là chính đáng, song nguyện vọng ấy đang gặp không ít trở ngại. Israel là nước đầu tiên không muốn ước mơ của người Palestine trở thành hiện thực. Không đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết, tiếp tục xây dựng các khu định cư trên phần đất chiếm đóng là những gì mà Israel đang làm.
Dừng các dự án tái định cư vốn là một phần cam kết trong kế hoạch hòa bình Trung Đông nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ các cuộc đàm phán Israel và Palestine.
Bà Hagist Ópran, chuyên gia thuộc tổ chức chống định cư "Peace Now" có trụ sở tại Israel cho rằng: "Việc Israel liên tục thông báo các kế hoạch tái định cư ở Bờ Tây là một sự trừng phạt tập thể đối với dư luận Israel. Hay nói một cách khác nó chống lại sự quan tâm của người dân Israel đối với một giải pháp hòa bình 2 nhà nước".
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tìm mọi cách "bao che" cho các tham vọng của đồng minh Israel. Trước những nỗ lực của Palestine, Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt nếu chính quyền này tiếp tục nỗ lực trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc.
Mỹ coi các nỗ lực độc lập và trở thành thành viên Liên Hợp Quốc của Palestine là vô ích và nhấn mạnh điều tốt nhất đối với Palestine là ký hiệp định hoà bình với Israel thông qua đàm phán trực tiếp. Quốc hội Mỹ đã sẵn sàng bỏ phiếu thông qua dự luật trong đó bao gồm các lệnh trừng phạt mới đối với Chính quyền dân tộc Palestine.
Hồi tháng 4 vừa qua, Quốc hội Mỹ cũng đã cắt hàng triệu USD viện trợ vì Palestine xúc tiến kế hoạch yêu cầu Liên Hợp Quốc công nhận độc lập. Hiện Chính quyền dân tộc Palestine đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các khoản trang trải để duy trì hoạt động.
Người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ Palestine, ông Jihad Al-Wazeer cho biết Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) có thể không trả lương cho các nhân viên của mình vào tháng tới do không thể vay thêm tiền từ các ngân hàng địa phương.
Trong hai tháng qua, chính quyền Palestine đã vay 300 triệu USD từ các ngân hàng và không thể vay thêm mà không trả nợ bằng tiền của các nước tài trợ./.
Theo VOV
Đàm phán Sudan - Nam Sudan đổ bể 2 bên không nhất trí được vùng đệm phi quân sự tại dọc biên giới chung dài 1.800 km. Đàm phán hòa bình Sudan - Nam Sudan đã kết thúc ngày 7/6 mà không đạt được nhất trí về việc thành lập khu vực phi quân sự tại biên giới tranh chấp giữa 2 nước, vốn được cho là sẽ giúp Sudan và...