Nội bộ công ty chip lớn nhất Trung Quốc dậy sóng
Bổ nhiệm lãnh đạo mới, SMIC đối mặt với nguy cơ lục đục nội bộ.
Theo hồ sơ chứng khoán hôm 15/12, SMIC, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, đã quyết định bổ nhiệm ông Chiang Shangyi lên giữ chức vụ Giám đốc điều hành, đồng thời là Phó chủ tịch kiêm thành viên của ủy ban chiến lược của công ty.
Ông Chiang, 74 tuổi, từng dành 9 năm làm trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển tại TSMC, nhà cung cấp vật liệu bán dẫn hàng đầu thế giới, trước khi nghỉ hưu vào năm 2006. Do có đóng góp quan trọng tới sự phát triển của TSMC, ông được hưởng khoản bồi thường lên tới 670.000 USD mỗi năm và một số ưu đãi khác. Từ tháng 12/2016-6/2019, ông Chiang hoạt động trong ban lãnh đạo độc lập không điều hành của SMIC.
Theo một số hãng truyền thông Trung Quốc, ông Liang Mong Song, đồng Giám đốc điều hành SMIC, có thể sẽ phải từ chức để nhường lại vị trí cho Chiang. Tuy nhiên, trong hồ sơ chứng khoán của công ty, Liang vẫn nằm trong danh sách ban lãnh đạo cấp cao của SMIC.
Trước khi gia nhập SMIC, ông Liang cũng từng làm việc tại TSMC. Hôm 16/12, công ty Trung Quốc cho biết vẫn đang liên lạc với ông Liang để xác nhận ý định từ chức của ông.
Đối mặt với lệnh trừng phạt mà chính quyền ông Donald Trump ban hành, SMIC và các công ty con liên tục được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Với mong muốn bắt kịp các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, đặc biệt là TSMC, công ty này được coi là niềm hy vọng tốt nhất của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng những lợi thế mà SMIC được hưởng khó đem lại hiệu quả.
Kể từ khi cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung bùng nổ, nhiều công ty chip Trung Quốc sử dụng vốn nhà nước đã muốn thu hút các tài năng bán dẫn hàng đầu từ Đài Loan. Theo Liang, để phát triển thế hệ chip bán dẫn có kích thước từ 28 nm xuống 7 nm với 2.000 kỹ sư, các công ty phải mất ít nhất 10 năm để hoàn thành.
Video đang HOT
“Chỉ cần nhìn vào Samsung và Intel, chúng ta cũng biết được rằng ngay cả khi bị trói một tay như SMIC, việc bắt kịp các công nghệ của TSMC khó có thể trở thành hiện thực”, Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm tại công ty tư vấn Intralink, chia sẻ.
Trung Quốc vẫn cố gắng đuổi theo công nghệ bán dẫn của Mỹ.
Trong lá đơn từ chức bị rò rỉ, Liang cho biết ông “rất ngạc nhiên và khó hiểu” trước quyết định thuê ông Chiang. Ngoài ra, ông cho rằng bản thân đã hoàn toàn tận tâm với công việc kể từ khi lên nắm giữ vị trí đồng CEO vào tháng 11/2017. Cho đến nay, thông tin về lá đơn từ chức của Liang vẫn chưa được SMIC xác thực.
“Không có chỗ cho 2 con hổ”, Eric Tseng, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu vật liệu bán dẫn Isaiah Research nhận xét. Tseng cho rằng quyết định từ chức của Liang sẽ dấy lên làn sóng nghi ngờ của thị trường về tình hình SMIC trước những tác động từ Mỹ.
“SMIC nên hy vọng 2 vị tướng sẽ giúp công ty giải quyết những khó khăn từ lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và thúc đẩy quy trình sản xuất”, Arisa Liu, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết.
Theo Gu Wenjun, nhà phân tích đến từ công ty nghiên cứu chất bán dẫn ICwise, việc bổ nhiệm Chiang sẽ giúp con đường phát triển của SMIC “thực dụng và cân bằng” hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Một số lãnh đạo của SMIC từng là “cựu binh” của TSMC.
Tuy nhiên, trước tình trạng SMIC bị chính phủ Mỹ cấm mua các thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến, kế hoạch phát triển công nghệ bán dẫn của công ty sẽ trở nên “thiếu thực tế và khoa học”.
Cuối năm 2020, SMIC nhiều lần bị chính quyền ông Trump cáo buộc có dính líu tới quân đội Trung Quốc. Tháng 9/2020, Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu các nhà cung cấp xin giấy phép nếu muốn giao dịch với công ty này. Sau khi xuất hiện trong danh sách đen thương mại của Mỹ, SMIC có khả năng bị gạch tên khỏi chỉ số MSCI của Morgan Stanley.
Mỹ thêm công ty chip nổi tiếng Trung Quốc vào danh sách đen
Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc - SMIC - vừa bị chính quyền Tổng thống Trump thêm vào danh sách đen do lo ngại về an ninh quốc gia.
Thông báo được Nhà Trắng đưa ra hôm 3/12. Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối nhằm trấn áp các công ty trong nước và cáo buộc động thái của Washington đi ngược các nguyên tắc cạnh tranh thị trường.
"Mỹ nên ngừng lạm dụng các khái niệm về quyền lực và an ninh quốc gia để trấn áp các công ty nước ngoài", Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/12.
SMIC là công ty sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc nhưng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của các đối tác Mỹ.
SMIC cũng phản đối mạnh mẽ quyết định của chính quyền Tổng thống Trump. Công ty gọi đây là sự hiểu lần cơ bản của chính phủ Mỹ về hoạt động kinh doanh cũng như công nghệ. Mặc dù nói thông báo bị liệt kê vào danh sách đen không tác động lớn đến công ty, giá cổ phiếu của SMIC đã giảm 5,4%.
Theo Reuters, SMIC đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump từ lâu. Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các thiết bị được cung cấp từ các đối tác Mỹ. Vào tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo cho một số công ty về việc phải có giấy phép trước khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho SMIC. Nguyên nhân được đưa ra là các thiết bị được cung cấp có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Danh sách đen mở rộng được xem là một phần trong nỗ lực củng cố "di sản" cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/1. Một số chuyên gia dự báo những chính sách của Mỹ với ngành công nghệ Trung Quốc vẫn sẽ được duy trì trong nhiệm kỳ tổng thống mới.
Ngoài công ty chip SMIC và tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), danh sách đen của Mỹ còn có nhiều công ty lớn khác như Hikvision, China Telecom và China Mobile.
Tháng 11, Nhà trắng cũng đưa ra một lệnh hành pháp nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty được đánh giá là "rủi ro cao" đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm có thể được áp dụng đến tháng 11/2021. Thông tin này được tiết lộ bởi những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ là Vanguard Group và BlackRock Inc. Mỗi đơn vị sở hữu khoảng 1% cổ phần của CNOOC và khoảng 4% cổ phiếu đang lưu hành của SMIC.
Quốc hội và chính quyền Trump đang tìm mọi cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc, bất chấp điều này gặp phải không ít phản đối từ Phố Wall. Ngày 2/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua luật yêu cầu các công ty Trung Quốc rời sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ đầy đủ các quy tắc kiểm toán.
Trung Quốc nói Mỹ 'lộng quyền' vì đe dọa công ty chip SMIC Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Washington đang "lộng quyền trắng trợn" và khẳng định Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" những hành động như vậy. Ngành công nghiệp bán dẫn trở thành một trong những mối quan tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Theo CNBC, Trung Quốc phản đối chính phủ Mỹ vì làm dấy lên những...